6. Nội dung nghiên cứu
2.5.2.2 Về khả năng cạnh tranh của ngành CNTT tại TP.HCM
- Thứ nhất, về điều kiện các yếu tố đầu vào còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, các nguồn trong nước chưa đáp ứng được các nhu cầu của ngành may mặc như: bộng, sợi, nhuộm, hóa chất, dây kéo, mex, chỉ… Hầu hết các DN FDI thực hiện nhập khẩu nguyên phụ liệu, họ chưa đặt lòng tin vào các nhà cung cấp trong nước về chất lượng và tiến độ.
- Thứ hai, về điều kiện đầu ra: Do khâu quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm còn yếu, mẫu mã sản phẩm còn đơn giản.
- Thứ ba, các ngành quan hệ và hỗ trợ đối với ngành CNTT:
(i) Ngành cơ khí chế tạo các thiết bị, dây chuyền sản xuất vải, nút, mex, sản phẩm may mặc…ở TP.HCM đã có sự cải thiện về công nghệ. Hiện nay, các DN ngành hầu như phải nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, chủ yếu nhập từ Đức, Anh, Hồng Kông,…
(iii) Ngành hóa chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, hầu hết đều phải nhập khẩu.
(iv) Vấn đề xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp là nơi đảm bảo, còn ở các DN đặt phân tán, rải rác nên gặp phải nhiều khó khăn và tốn kém.
(v) Ngành sản xuất, giao dịch nguyên phụ liệu: TP.HCM chưa có DN sản xuất cung cấp, các trung tâm, các chợ giao dịch đủ lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các DN ngành CNTT.
(vi) Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Các nhà tuyển dụng muốn có lao động lành nghề, phải chấp nhận chịu nhiều tốn kém để tuyển dụng và đào tạo lại.
(vii) Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng, hệ thống gia thông công chính ở TP.HCM vẫn còn lộn xộn, thiếu đồng bộ, thiếu điện, thiếu các dịch vụ hậu cần, điều này đã làm giảm năng lực sản xuất của các DN CNTT ở TP.HCM.
- Thứ tư, về chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của DN: Các DN may mặc chưa có chiến lược dài hạn, chưa xây dựng được các triết lý kinh doanh, cường độ cạnh tranh cao cả thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Thứ năm, về thời cơ và xu hướng phát triển ngành CNTT: Ngoài những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro từ các thời cơ và xu hướng phát triển hiện nay. Những rủi ro đó là:
(i) Xu hướng hội nhập vào kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm các mức thuế nhập khẩu và các hàng rào bảo hộ khác. Các doanh nghiệp ngành CNTT Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hoá của các DN nước ngoài tràn vào thị trường nội địa, số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, áp lực cạnh tranh mở ra trên diện rộng, đặt biệt là phải đối mặt với sự cạnh canh gay gắt với các cường quốc sản xuất sản phẩm hàng may mặc thế giới như Trung Quốc, nhóm các nước Tây Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ) và khối ASEAN, v.v … Áp lực cạnh tranh đã đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu trên cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước khi bộc lộ một loạt điểm yếu về khâu dệt - nhuộm - hoàn tất, ngành công nghiệp phụ trợ, năng lực thiết kế, đào tạo nguồn nhân lực, và khả năng nắm bắt và
đáp ứng các quy định quốc tế trong WTO và các FTA. Trong khi, các DN CNTT ở TP.HCM xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chưa nhận thức hết được những nguy cơ, áp lực cạnh tranh khi hội nhập. Điều này đã khiến cho các DN may mặc gặp không ít khó khăn, buộc các DN phải chủ động vạch ra lộ trình nỗ lực phấn đấu để tăng sức cạnh tranh.
(ii) Việt Nam gia nhập WTO phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và cam kết Quốc tế về chất lượng, uy tín, độ an toàn sản phẩm, đó là: (1) Tuy được dỡ bỏ hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ song Việt Nam lại phải chịu Cơ chế giám sát dệt may của Hoa Kỳ và nguy cơ phía Hoa Kỳ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá; (2) Theo cam kết WTO, Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực Quyết định 55/2001/QĐ-Ttg về một số cơ chế hỗ trợ ngành dệt may; (3) Các Hiệp định và quy định của WTO nói chung còn rất phức tạp với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam; các DN còn chịu áp lực của nhiều hàng rào kỹ thuật: CSR, SA 8000, xử lý rác thải Reach, TBT,… Một số DN dệt may có vốn đầu tư nước ngoài (EU, Hoa Kỳ, Nhật…) thực hiện cơ chế giám sát và yêu cầu về chất lượng, trách nhiệm xã hội đối với đối tác của mình. Điều này cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho các DN may mặc nội địa do quy mô, nguồn lực còn hạn chế.
(iii) Sự phát triển của các cụm liên kết ngành và việc hình thành các cụm mang lại rất nhiều lợi thế cho DN khi tham gia vào cụm. Tạo ra sự thay đổi về quy mô sản xuất; giúp tăng năng suất khi chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật, công nghệ, cách tổ chức quản lý sản xuất; có thể giảm chi phí đầu vào khi chia sẻ các đơn hàng nguyên phụ liệu, giảm thiểu tối đa các chi phí do thiếu thông tin v.v … Tuy nhiên, khi hình thành các cụm liên kết ngành cũng là một bất lợi đối với các DN nằm ngoài cụm do gặp khó khăn trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào, cũng như việc tiếp cận với các yêu tố đầu ra đối với các DN trong cụm. Đây là nguy cơ lớn đối với các DN ngành CNTT bởi sự hạn chế về quy mô và năng lực cạnh tranh, cũng như sự tín nhiệm của các DN FDI.
- Thứ sáu, các chính sách của nhà nước về phát triển ngành CNTT ở TP.HCM: Nhiều năm gần đây, ngành CNTT đã được nhìn nhận là có tính quyết định đối với việc phát triển ngành dệt may và đã có chiến lược, đề án, chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, các chính sách, chương trình này bị đánh giá là chưa sát thực, chưa có tính khả thi cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong những năm qua, ngành dệt may có những bước phát triển đáng kể; tuy nhiên ngành chỉ dừng ở mức gia công; để tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thì nhiều vấn đề đặt ra để phát triển CNTT may mặc. Trong chương 2, tác giả phân tích, làm rõ thực trạng của CNTT tại TP.HCM. Từ đó chỉ rõ các vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển CNTT hiện nay. Nội dung chương 2 gồm:
- Thứ nhất: Trình bày khái quát quá trình phát triển ngành CNTT từ năm 2008 đến năm 2012.
- Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNTT ở các khía cạnh từ năm 2008 đến năm 2012:
+ Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang may mặc. Thông qua việc phân tích đã chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, cũng như những tồn tại từ thực trạng phát triển CNTT.
+ Thực trạng liên kết trong việc phát triển CNTT trên địa bàn TP.HCM.
- Thứ ba: Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng CNTT tại TP.HCM, tác giả đưa ra các vấn đề bất cập cần giải quyết:
+ Các chính sách, biện pháp thu hút vốn đầu tư chưa có hiệu quả; + Chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu;
+ Nguyên phụ liệu, sản phẩm hỗ trợ phát triển còn yếu; + Chưa thiết kế được các sản phẩm thời trang khác biệt; + Thực hiện quy hoạch đầu tư chậm, chưa phát huy hiệu quả;
+ Chưa có biện pháp cụ thể thực hiện chiến lược nguồn nhân lực phù hợp; + Hiệu quả cho các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thấp; + Chưa có biện pháp phù hợp cho vấn đề liên kết ngành.
Tuy còn nhiều vấn đề, thách thức lớn; nhưng cơ hội, tiềm năng phát triển CNTT một cách bền vững cũng rất lớn. Việc chỉ ra những vấn đề bất cập trong phát triển ngành CNTT – ngành kinh tế mũi nhọn là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp khắc phục, phát huy tiềm năng để phát triển.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025