Giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 76)

6. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.6 Giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, sự nghiệp của doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không là phụ thuộc vào thị trường của DN lớn hay nhỏ, khả năng mở rộng như thế nào; thị trường của DN quyết định vận mệnh của DN. Khi thị trường mở rộng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn tăng; việc khai thác, mở rộng thị trường có thể thực hiện theo một số hướng sau:

- Một là, đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, xác định khả năng mở rộng thị trường, xây dựng các chiến lược mở rộng thị trường mới, cần thực hiện các nội dung sau:

(i) Xác định thị trường mục tiêu là thị trường trong nước trong thời gian từ nay đến năm 2015.

+ Chú trọng khai thác, chiếm lĩnh lại thị trường trong nước, theo hướng định vị về thị trường ở nông thôn, hiện tại thị trường này đang bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm Trung Quốc. Thị trường nông thôn là phục vụ cho các xưởng may mặc nhỏ sản phẩm với đặc điểm chất lượng vừa phải, giá rẻ.

+ Không ngừng nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu cung cấp cho các DN may thời trang xuất khẩu, nhằm thay thế nhập khẩu; thông qua các biện pháp giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho các DN xuất khẩu. Xây dựng hệ thống thông tin cập nhật về thị trường để có thế nắm bắt nhu cầu thường xuyên biến động của từng loại nguyên phụ liệu; đây cũng là khâu yếu nhất của TP.HCM hiện nay, thiếu thông tin thì sẽ

không nắm bắt được cơ hội kinh doanh hiệu quả. Vì vậy cần tổ chức tốt thông tin thị trường từ các Bộ, Ngành đến các doanh nghiệp; thành lập các điểm thông tin thị trường tại các trung tập trọng điểm để cung cấp cho DN những thông tin cụ thể, thiết thực về tình hình thị trường trong nước và khu vực; tăng cường hoạt động thông tin trên cổng thông tin điện tử của Hiệp hội dệt may, Tập đoàn dệt may.

(ii) Phát huy tối đa các lợi thế có được (như: chi phí giao dịch thấp, tiến độ giao hàng, các mối quan hệ giữa các DN và Hiệp hội, …) so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, nhằm khai thác mở rộng thị trường.

(iii) Đẩy mạnh công tác giới thiệu sản phẩm tới các DN, các đối tác nước ngoài đặt gia công, tận dụng tối đa các cơ hội để giới thiệu sản phẩm như thông qua các hội chợ triễn lãm, trình diễn thời trang, quảng cáo truyền hình, qua mạng internet.

(iv) Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò rất lớn góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua xúc tiến thương mại, các DN có thể nắm bắt được luật pháp, chính sách thương mại quốc tế của các nước nhập khẩu, tăng cường quan hệ với các đối tác nước ngoài. Cục xúc tiến thương mại là đầu mối hợp tác, trao đổi, xử lý thông tin với các tổ chức xúc tiến thương mại khác để tạo nên sức mạnh tổng thể trong hoạt động xúc tiến thương mại.

- Hai là, Thực hiện các giải pháp bảo vệ thị trường như sau:

(i) Cần xây dựng, giữ “uy tín” trong việc bán hàng, bảo đảm đúng chất lượng, mẫu mã đẹp, phong phú. Phải tạo cho khách hàng sự tin tưởng, đa dạng hóa các hình thức thanh toán, sử dụng linh hoạt các hình thức chiết khấu, khuyến mại …

(ii) Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật; nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới, cập nhật các xu hướng thời trang để tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt. Tổ chức lại các Viện nghiên cứu dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai công nghệ, khả năng thiết kế mẫu …

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)