6. Nội dung nghiên cứu
3.4 Các giải pháp khác
- Thứ nhất, phát huy vai trò của Hiệp hội dệt may TP.HCM: Hiệp hội có vai trò là đầu mối, là không gian gặp gỡ cộng đồng của các DN ngành trong và ngoài nước; có vai trò rất lớn trong việc xúc tiến thương mại, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triễn lãm; giúp tăng cường vị thế của các DN trong ngành, giúp các DN đưa ý kiến đến với các cơ quan quản lý Nhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả. Để phát huy vai trò của Hiệp hội, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nhất định như: chính sách yêu cầu các DN có liên quan cung cấp thông tin đầy đủ, giúp việc xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành; giao một số vai trò quản lý nhà nước về ngành cho Hiệp hội. Ngoài ra, Hiệp hội có nhiệm vụ thường xuyên tổ chức các chương trình kết nối, xúc tiến thương mại, hội thảo,…; trang web của Hiệp hội cần cung cấp đầy đủ thông tin, tin tức, các văn bản của Nhà nước có liên quan đến ngành, các quy định về hàng rào thương mại, xuất nhập khẩu.
- Thứ hai, xây dựng thí điểm các trung tâm mẫu mốt, giới thiệu sản phẩm, nguyên phụ liệu trên các khu vực trọng điểm của ngành; nhằm tạo ra sự đa dạng về mẫu mã, gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên cả thị trường trong nước và ngoài nước.
- Thứ ba, phát triển đồng bộ một số phòng thử nghiệm trọng điểm; nhằm phân tích, đánh giá các chỉ tiêu cơ lý hóa sinh đối với nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu của các đối tác và thị trường; giúp đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm; khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Phát triển CNTT may mặc trên địa bàn TP.HCM là hướng đi đúng đắn, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành may mặc có hiệu quả và bền vững. Giải pháp nào để phát triển CNTT trong thời gian tới; Hiệp hội ngành phải làm gì để thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành. Trong chương 3 luận văn, tác giả đã tập trung vào việc đưa ra các phương hướng phát triển của ngành, từ đó đưa ra các mục tiêu, các giải pháp phát triển CNTT may mặc.
Nội dung chương 3 đã giải quyết các vấn đề: (5)Xu hướng phát triển ngành CNTT;
(6)Đưa ra định hướng phát triển CNTT đến năm 2025;
(7)Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNTT gồm: - Giải pháp về thu hút nguồn vốn;
- Phát triển sản xuất kinh doanh; - Phát triển nguyên liệu;
- Giải pháp về đầu tư các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu may mặc; - Phát triển nguồn nhân lực;
- Các giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh; - Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết; Các giải pháp đối với phía DN CNTT may mặc.
Để CNTT của TP.HCM phát triển một cách bền vững, cần triển khai đồng bộ các giải pháp; đồng thời các cấp, ngành cần có sự quan tâm hỗ trợ tích cực, hiệu quả trên nhiều phương diện cần thiết; bản thân các doanh nghiệp và địa phương phải chủ động trong việc phối hợp quy hoạch đầu tư cho phát triển nguyên phụ liệu của chính doanh nghiệp, địa phương. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển CNTT của TP.HCM thuận lợi và đạt kết quả cao.
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp thời trang Việt Nam đang được Nhà nước quan tâm, tạo tiền đề phát triển. Hiện tại, trước những diễn biến mới trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, trong nước đang đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, ngành công nghiệp thời trang đang đòi hỏi có những giải pháp để đón cơ hội phát triển. Việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó đề xuất định hướng giải pháp hợp lý nhằm phát triển CNTT, điều này là nhiệm vụ cơ bản và cần thiết để công nghiệp TP.HCM phát triển. Ngành CNTT may mặc TP.HCM phụ thuộc nhiều vào việc tiếp cận các yếu tố đầu vào sản xuất và chủ yếu thực hiện gia công cho các đối tác nước ngoài nên mặc dù sản lượng ngành cao nhưng giá trị gia tăng còn rất hạn chế.
Những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới chương trình phát triển ngành, quy hoạch và đầu tư ngành may mặc. Tuy nhiên cho đến nay, đối với ngành CNTT may mặc chưa có một đề tài độc lập nào, đặc biệt là việc nghiên cứu gắn liền với sự phát triển của ngành CNTT may mặc tại TP.HCM. Với mục đích xác định luận cứ lý thuyết và thực tiễn để tìm ra cách thức phát triển CNTT và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNTT may mặc của TP.HCM; trên cơ sở vận dụng các biện pháp nghiên cứu, Luận văn “Phát triển ngành CNTT may mặc tại TP.HCM” đã đạt được một số kết quả như sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn về CNTT may mặc, các điều kiện phát triển CNTT. Sử dụng “Mô hình viên kim cương” của M.Porter để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển CNTT may mặc.
- Thứ hai, phân tích thực trạng CNTT may mặc tại TP.HCM. Cụ thể là: (1) Thực trạng các điều kiện phát triển CNTT, nghiên cứu các nhân tố theo mô hình của M.Porter. (2) Thực trạng và nhu cầu phát triển CNTT tại các DN may ở TP.HCM.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNTT may mặc ở TP.HCM dưới góc độ vĩ mô và vi mô.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do đề tài khá rộng nên chắc chắn chưa thể giải quyết triệt để được những tồn tại; và do trong quá trình nghiên cứu, tác giả gặp không ít khó khăn về thu thập thông tin, dữ liệu, điều kiện và thời gian nghiên
cứu nên không thể tránh khỏi thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy/ Cô để Luận văn có thể hoàn thiện hơn, vì mục đích góp phần thúc đẩy phát triển CNTT Việt Nam nói chung, CNTT may mặc tại TP.HCM nói riêng. Tác giả hy vọng rằng những nghiên cứu nêu ra tại luận văn này sẽ có giá trị về phương pháp luận lẫn thực tiễn và đóng góp phần nào vào sự tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Raphael Kaplinsky và Mike Morris, Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị, Tài liệu giảng dạy của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2007.
2. Nguyễn Thị Hường, 2009, Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. 3. Michael E.Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 4. Lê Thị Tú Nga, Giải pháp phát triển dệt may Thành phố Đà Nẵng, năm 2012. 5. Cục thống kê (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Niên giám thống kê, NXB thống kê TP.HCM.
6. Cục thống kê TP.HCM, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2012.
7. TS. Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình Mỹ thuật trag phục, NXB Giáo dục. 8. Sở Công Thương TP.HCM, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012.
9. Bộ Công Thương (2008), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
10. Hiệp hội dệt may Việt Nam, Bản tin kinh tế dệt may (2012, 2013).
11. http://www.quickmba.com/ strategy/value-chain/ 12. http://www.gso.gov.vn 13. http://www.vinatex.com 14. http://vi.wikipedia.org/wiki/ 15. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=383&idmid=2&Ite mID =14772 16. http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gpprint.180277.gpside.1. asmx 17. http://tinthuongmai.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-vietnam.gpprint.34910. gpside.1.asmx 18. http://decelso.com.vn/tin-tuc/12/27/38/
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: CÁC PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY
CMT: Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất đơn giản nhất. Khi
thực hiện theo phương thức này, các khách mua, các đại lý mua hàng và các tổ chức mua hàng cung cấp cho doanh nghiệp gia công tòan bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm gồm mẫu thiết kế, nguyên liệu, vận chuyển; các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm.
FOB: là phương thức sản xuất ở bậc cao hơn so vớt CMT, trong ngành dệt may có
nghĩa là hình thức sản xuất theo kiểu “mua đứt – bán đoạn”. Theo phương thức này, các doanh nghiệp phải chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đến ra sản phẩm cuối cùng.
ODM: với phương thức này thì doanh nghiệp đã có khả năng thiết kế và sản xuất
cho những thương hiệu lớn trong ngành. Khả năng thiết kế cho thấy trình độ cao hơn về tri thức của nhà sản xuất, họ có khả năng tạo ra xu hướng thời trang từ các mẫu thiết kế của mình. Các doanh nghiệp ODM cung cấp cho khách hàng tất cả mọi dịch vụ liên quan đến sản phẩm như nghiên cứu và phát triển, định hướng sản phẩm cũng như sản xuất. Sau khi mẫu thiết kế được bán, người mua nắm toàn quyền về mẫu thiết kế này, nhà sản xuất ODM sẽ không tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không được người mua ủy quyền.
PHỤ LỤC 02: MÔ HÌNH CỤM NGÀNH DỆT MAY Ở QUẢNG ĐÔNG TRUNG QUỐC
Phân tích mô hình thành công của các nước có ngành dệt may phát triển, ví dụ như Trung Quốc, chúng ta thấy nổi lên vai trò của cụm ngành với thành công điển hình của mô hình phát triển cụm ngành dệt may ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc đã tận dụng sự dịch chuyển của các doanh nghiệp dệt may từ Hồng Kông trong thập niên 80 để cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đầu tư mạng lưới cho ngành dệt may từ khâu nguyên liệu đầu vào, hóa chất, mạng lưới xuất khẩu, đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút vốn cho ngành phát triển. Nhờ đó mà đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may ở Quảng Đông đã lên tới 16,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20% so với cả nước. Chiến lược đầu tư và phát triển theo hướng cụm ngành đã tạo tính cạnh tranh rất cao về giá và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp dệt may ở Quảng Đông.
Mô hình phát triển cụm ngành dệt may ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc:
Phụ lục 03: DANH MỤC MỘT SỐ CƠ SỞ, DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
STT Tên đơn vị Địa chỉ
1 CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 7 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
2 CÔNG TY MAY NHÀ BÈ Đường Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh
3 CTY CP DỆT MAY THẮNG LỢI
2 Trường Chinh., Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
4 CÔNG TY CP MAY VIỆT THẮNG
127 Lê Văn Chi, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM
5 CÔNG TY CP MAY SÀI GÒN 3 40/32 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
6 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƯƠNG ÐÔNG
1B Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp , TP. HCM, TP.Hồ Chí Minh
7 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƯƠNG NAM
18 Phan Huy Ích, P12, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh 8 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY 28 3 Nguyễn Oanh, P10, Q Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh 9 CÔNG TY TNHH XNK SX-TM THỜI TRANG VIỆT THY
156/1/31 Cong Hoa St. , Tan Binh Dist., TP.Hồ Chí Minh
10 CHINPHONG GARMENT 111/1200A Hai Sau Thang Ba St., Ward 13, Go Vap District, HCMC., TP.Hồ Chí Minh 11 CÔNG TY MAY VÀ IN HỮU
NGHỊ
636-638 Bến Nguyễn Duy, Quận 8, TP.Hồ Chí Minh
12 CHUHSING GARMENT
(VIETNAM) CO., LTD.
Tan Tien Hamlet, Tan Thong Hoi Commune, Cu Chi District, HCMC.
13 CÔNG TY 32 170 Quang Trung , P10, Q.Gò Vấp-
14 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
36, Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh
15 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 11 46B Hùng Vương, P.16, Q.11, TP.Hồ Chí Minh
16 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BÌNH MINH
440 Nơ Trang Long, P. 13, Q. BT, TP. HCM, TP.Hồ Chí Minh 17 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIẾN PHÁT 171 A Hoàng Hoa Thám, P.13, Q.TB, TP.Hồ Chí Minh 18 CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN
1/148 Nguyễn Văn Quá, P. Ðông Hưng Thuận, Q.12, TP.Hồ Chí Minh
19 CÔNG TY DỆT KIM ÐÔNG PHƯƠNG
10 Âu Cơ, P. 17, Q. Tân Bình, TP. HCM, TP.Hồ Chí Minh
20 CÔNG TY DỆT MAY 7 148 đường số 7-hoàng Hoa Thám-P13-Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
21 CÔNG TY DỆT MAY GIA ÐỊNH
189 Phan Văn Trị, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
22 CÔNG TY DỆT MAY SÀI GÒN 298A Nguyen tat Thanh St, Dist.4, HCM City, TP.Hồ Chí Minh
23 CÔNG TY DỆT PHƯỚC LONG KP 4, P. Phước Long B, Q. 9, TP.Hồ Chí Minh
24 CÔNG TY GIÀY DA MAY MẶC XUẤT KHẨU
15 Trường Sơn, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh 25 CÔNG TY LD DỆT SÀI GÒN
JOUBO
191 Bùi Minh Trực , P6, Quận 8, TP.Hồ Chí Minh
26 CÔNG TY MAY BINH HÒA 297/5A Nơ Trang Long - P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
27 CÔNG TY MAY BẾN THÀNH 104 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
28 CÔNG TY MAY CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Khu Công Nghiệp Biên Hòa I,, TP.Hồ Chí Minh
29 CÔNG TY MAY ÐỘC LẬP 26/29A CMT8, P15, Q.TB, TP.Hồ Chí Minh
30 CÔNG TY MAY MẶC TRÚC HƯNG VIỆT NAM
ấp Tân Tiến, Xã Tân Thông Hội, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh
31 CÔNG TY MAY QUANG
MINH TNHH
215-217 Nguyễn Văn Luông, Q.6, TP.Hồ Chí Minh
32 CÔNG TY MAY TÂY ÐÔ 6C8 Cộng Hòa, Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
33 CÔNG TY MAY THÊU
HƯỚNG MỚI (TNHH)
122/1, Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
34 CÔNG TY MAY XNK CHỢ LỚN
01 KCN Bình Ðăng- F6-Q8, TP.Hồ Chí Minh
35 CÔNG TY SX XNK MAY SÀI GÒN
213 An Dương Vương, Q.5, TP.Hồ Chí Minh
36 CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỆT MAY TP.HCM
10 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 37 CÔNG TY TNHH DỆT KIM
TẤN THÀNH
44/4A Hoà Bình, P19, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
38 CÔNG TY TNHH DỆT MAY KHẢI HOÀN GIA
532 Tran Hung Dao B St., Ward 14, Dist. 5, Ho Chi Minh City, TP.Hồ Chí Minh
39 CÔNG TY TNHH DỆT MAY HÙNG PHÚC 64/1 Hương lộ 14, P20, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh 40 CÔNG TY TNHH DỆT MAY HOÀNG LINH
291 Lê Văn Khương, P.Hiệp Thành, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh 41 CÔNG TY TNHH DỆT MAY ÐÔNG HÒA 306/8 CMTT, P. 13, Q. TB, TP. HCM, TP.Hồ Chí Minh 42 CÔNG TY TNHH DỆT MAY LỘC ÍCH
168 Quốc Lộ 1A, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, TP. HCM, TP.Hồ Chí Minh
43 CÔNG TY TNHH DỆT MAY SAO VÀNG
278 Trần Hưng Ðạo , P11, Q5, TP.Hồ Chí Minh
44 CÔNG TY TNHH DỆT MAY THẾ HÒA
41 Lam Sơn, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
45 CÔNG TY TNHH DỆT MAY TRÚC ANH
3/39A PHAN HUY ÍCH, P.15, QUẬN TÂN BÌNH, TP.Hồ Chí Minh 46 CÔNG TY TNHH MAY BÌNH HUY 15/10EQuang TRung, P.12, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh 47 CÔNG TY TNHH MAY CHÍN PHONG 111/1200A đường 26/3, P.13, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh 48 CÔNG TY TNHH MAY CHỈ SỢI SUNG HƯNG
336/20 Nguyễn Văn Luông , P12, Q.6, TP.Hồ Chí Minh
49 CONG TY TNHH MAY,GIAT & THUONG MAI THANGLONG.
60/8 Nguyen van Qua,Khu pho 4.Quan 12., TP.Hồ Chí Minh
50 CÔNG TY TNHH MAY GIẶT TẨY CN-TM ÐẠI SƠN
229 Tôn Thất Hiệp, P.12, Q.11, TP.Hồ Chí Minh
51 CÔNG TY TNHH MAY HỒNG VÂN
34 Bùi Thị Xuân - Q.1, TP.Hồ Chí Minh 52 CÔNG TY TNHH MAY & IN
AD
62 Ðinh Tiên Hoàng, P. ÐaKao, Q. 1, TP. HCM, TP.Hồ Chí Minh
53 CÔNG TY TNHH MAY KIM NAM
1AB Trần Xuân Soạn, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh
54 CÔNG TY TNHH MAY KỲ MỸ 176 đường 26/3, P.5, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí