6. Nội dung nghiên cứu
2.5.2.1 Về năng lực phát triển của ngành CNTT ở TP.HCM
- Thứ nhất, sản phẩm may mặc tiêu thụ ở nước ta phần lớn dựa vào mẫu mốt và nhãn hiệu nước ngoài, có thể là một phần do người tiêu dùng còn sính hàng ngoại mặc dù chất lượng hàng trong nước không thua kém hàng ngoại, một phần quan trọng là do các nhà sản xuất chưa tin vào chính những sản phẩm do mình làm ra, chưa xây dựng được nhãn hiệu thương phẩm có uy tín và thuyết phục trên thị trường. Hoạt động thời trang của chúng ta còn yếu, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng, cơ cấu sản phẩm cũng rất nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như: sơ mi, jackét, quần, sản phẩm dệt kim... Có những lĩnh vực còn ít được quan tâm như: thời trang công sở, quần áo nữ giới, quần áo thể thao... Tất cả các doanh nghiệp chưa tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình, chưa tạo ra cho mỗi sản phẩm nhãn mác riêng trong mỗi khách hàng, các sản phẩm là tương đối giống nhau.
- Thứ hai, số lượng DN sản xuất kinh doanh hàng may mặc nhiều năm gần đây tăng nhưng quy mô còn nhỏ, nguồn lực còn yếu, hiệu quả kinh doanh chưa cao, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, trình độ tổ chức quản lý yếu, hạn chế khả năng trong việc đổi mới công nghệ trang thiết bị,…, năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế nên phần lớn các DN chưa tạo dựng được thương hiệu riêng của chính mình với nhiều dòng sản phẩm thời trang cao cấp mà chỉ mới dừng lại ở những sản phẩm đơn giản, chưa gây được sự ảnh hưởng cũng như tạo sự tín nhiệm, đặc biệt là chất lượng đối với khách hàng trong và
ngoài nước. Các DN thường chưa có tính chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực CNTT một cách bền vững.
- Thứ ba, hiện tượng thiếu công nhân cục bộ tại TP.HCM vẫn diễn ra. Mối quan hệ giữa lao động và chủ DN đang có chiều hướng phức tạp. Nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại TP.HCM và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều DN ngành may mặc thời trang ở TP.HCM, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đầu tư.
- Thứ tư, các chương trình phát triển ngành CNTT đã hình thành, nhưng chưa thật sự hiệu quả, bởi chưa có các chính sách nhất quán về phát triển CNTT, cũng như chương trình hành động phù hợp của Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội; hầu hết chỉ dừng lại ở các hội thảo, kêu gọi sự chú ý của công luận. Các DN vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng, cần thiết. Điều quan trọng mà các DN cần, đó là sự hỗ trợ trong việc tổ chức hội chợ, các phiên kết nối, nhằm giúp các DN có thể trao đổi thông tin với nhau về sản xuất, thương mại, đặc biệt là giữa các DN nội địa với các DN FDI.
- Thứ năm, các chính sách kêu gọi đầu tư của TP.HCM chưa tập trung và đủ mạnh để thu hút DN nội địa, quốc tế. Hiện tại TP.HCM chưa có tổ chức đầu mối để đề xuất và thực hiện chính sách phát triển CNTT một cách cụ thể, sát thực.