6. Nội dung nghiên cứu
3.3.2.10 Phát triển mạng lưới cụm liên kết ngành
Mạng lưới cụm liên kết ngành giúp các DN sản xuất kinh doanh trong ngành chủ động hơn trong quá trình sản xuất, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nguyên phụ liệu cao cấp, phục vụ tốt hơn cho thị trường xuất khẩu, giảm tình trạng bị phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất…. Do đó, muốn phát triển mạng lưới cụm liên kết cần thực hiện một số công việc sau:
(i) Hoạch định chính sách cụm ngành đối với từng DN cụ thể.
(ii) Thực hiện các chương trình hành động nhằm hỗ trợ phát triển cụm ngành, tăng cường độ tin cậy giữa các DN và giúp họ điều chỉnh hành vi hướng tới hợp tác với các DN ở địa phương.
(iii) Điều chỉnh chính sách cùng với quá trình phát triển năng động trong quan hệ tương tác của cụm ngành, thông qua việc xây dựng lực lượng lao động chuyên cụm ngành để tạo điều kiện phát triển cụm liên kết ngành.
(iv) Tạo điều kiện phổ biến thông tin và kinh nghiệm chuyên môn.
(v) Thúc đẩy mạng lưới liên kết của ngành: tăng cường thông tin của các DN, thúc đẩy quá trình xây dựng các dự án mang tính tập thể, đẩy mạnh chuỗi cung ứng ở địa phương, tạo điều kiện liên kết hợp tác với bên ngoài của cụm ngành, thành lập và phát
triển các hiệp hội kinh doanh.
(vi) Nâng cao vị thế của địa phương trong chuỗi giá trị: không ngừng nâng cao chất lượng của các nhà cung cấp ở địa phương, tạo điều kiện liên kết hợp tác trong chuỗi giá trị, thu hút các nhà lãnh đạo trong chuỗi tham gia vào cụm ngành, hỗ trợ các DN vừa và nhỏ đạt chuẩn quốc tế.