Quá trình phát triển của ngành CNTT may mặc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 31)

6. Nội dung nghiên cứu

1.3 Quá trình phát triển của ngành CNTT may mặc

Trong thời phong kiến khi máy móc, khoa học kỹ thuật ở nước ta chưa phát triển thì ngành dệt may Việt Nam đã hình thành từ ươm tơ, dệt vải với hình thức đơn giản thô sơ nhưng mang tính tinh xảo và có giá trị rất cao (từ giai cấp thượng lưu đến dân thường và xuất sang cho triều đình Trung Quốc). Sau đó ươm tơ dệt vải trở thành nghề truyền thống của Việt Nam được truyền từ đời này sang đời khác nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ Việt Nam. Dù những công việc đó rất đơn giản nhưng chính nghề truyền thống này đã tạo ra một phong cách rất riêng cho ngành may mặc Việt Nam.

Ngành may mặc của Việt Nam bắt đầu được quan tâm từ năm 1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng tới năm 1975 khi đất nước thống nhất, thì hệ thống các nhà máy, xí nghiệp của ngành mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển; các nhà máy dệt, xí nghiệp may, xí nghiệp hỗ trợ (nhuộm, in,…) được hình thành ở cả 3 miền (Bắc, Trung, Nam) đã thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Khi đất nước còn trong tình trạng kinh tế trì trệ kém phát triển thì các cơ sở của ngành đóng vai trò to lớn đối với đất nước, sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trong

nước; tuy nhiên sản lượng không nhiều vì máy móc, thiết bị còn lạc hậu và trình độ quản lý cũng rất hạn chế; ngay cả việc sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước cũng không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã còn nghèo nàn.

Từ năm 1975 đến năm 1985 nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, đầu vào và đầu ra của sản xuất theo chỉ tiêu của Nhà nước, việc sản xuất và quản lý theo ngành khép kín và hướng và nhu cầu nội địa là chính, còn xuất khẩu trong giai đoạn này chỉ thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư được ký kết với khu vực Đông Âu – Liên Xô. Do đó hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là sang thị trường Liên Xô và một số nước Đông Âu. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu là gia công loại hàng bảo hộ lao động của hai thị trường này với nguyên liệu, thiết bị do họ cung cấp. Sản lượng dệt may cho tới năm 1980 chỉ đạt 50 triệu sản phẩm các loại, 80% xuất sang Liên Xô, còn lại Đông Âu và khu vực II (một số nước ở Đông Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…)

Đến cuối năm 1990, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng do nước ta rơi vào thế cô lập. Ngành may mặc cũng giống như nhiều ngành khác trở nên đình trệ, thất nghiệp tăng,... Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách đổi mới kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Thời kì này, ngành dệt may vẫn chưa phát triển được do phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc biệt thiếu đối tác đầu mối tiêu thụ hàng hóa.

Năm 1990-1995 nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong đó có ngành may mặc Việt Nam.

Những năm gần đây, ngành CNTT trang Việt Nam đã dần định hình, từng bước khẳng định bản sắc và sự hội nhập với thời trang thế giới. Hoạt động thời trang đã có những thành quả đáng mừng. Ngày 20/11/2009, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội Thời trang châu Á (AFF). Việc tham gia vào AFF sẽ tạo điều kiện cho thời trang Việt Nam chia sẻ thông tin và học hỏi nhiều từ các nước thành viên, đồng thời sẽ phát triển mạnh các thiết kế tinh xảo chứ không nặng về gia công như hiện nay. Theo các chuyên gia đánh giá, Việt Nam có tiềm năng trở thành một thế lực thời trang trong tương lai. Việt

Nam có đủ ba yếu tố để tạo tam giác cho sự phát triển thời trang là nhà thiết kế, truyền thông và công nghiệp thời trang đang phát triển.

Nền công nghiệp thời trang Việt Nam đã được nói đến và đặt nền móng, đầu tư phát triển từ năm 1995. Sự ra đời của trung tâm thời trang đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh là Legafashion, sau đó là Viện Mốt Việt Nam – Fadin và lần lượt tiếp theo là những thương hiệu thời trang Việt như Sanding, Việt Tiến, An Phước, Sifa,... Có thể nói ngành công nghiệp thời trang Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng phát triển khá là mạnh mẽ. Đồng hành cùng chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, các thương hiệu thời trang Việt đã giành được chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng cho người Việt. Người tiêu dùng bắt đầu chấp nhận hàng thời trang công nghiệp theo cỡ vóc, bỏ dần thói quen sử dụng hàng may đo. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế thì tầm nhận thức của người tiêu dùng cũng phát triển cao hơn. Chính vì thế, để chinh phục các vị “Thượng đế” cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải đầu tư chất xám nhiều hơn nữa. Cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thị trường thời trang ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp thời trang Việt sẽ tiếp tục đưa ra "chiêu thức" nào để tồn tại và phát triển.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, đã khiến ngành công nghiệp thời trang gặp nhiều khó khăn hơn trước. Đứng trước thách thức của thời cuộc nhiều cạnh tranh khốc liệt, nhiều hãng thời trang nội đã vươn lên và khẳng định được mình bởi giá cả, chất liệu phù hợp, mẫu mã đa dạng ;các thương hiệu Việt lao vào cuộc đua khẳng định giá trị thương hiệu. Nhờ mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, hàng may mặc của Việt Nam ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường, không chỉ ở dòng sản phẩm phổ thông mà cả những sản phẩm cao cấp. Theo nhu cầu và thị hiếu của phần lớn các khách hàng hiện nay, bên cạnh mẫu mã đẹp, chất lượng là điều được quan tâm lớn nhất. Hàng may mặc Việt Nam hiện nay có rất nhiều mẫu mã đẹp, không thua kém gì hàng nhập khẩu, trong khi giá cả lại phải chăng. Ở những dòng sản phẩm cao cấp, các công ty may mặc trong nước ngày càng tạo được uy tín với người tiêu dùng. Nhiều hãng thời trang được khách hàng tin dùng như An Phước, Việt Tiến, Nhà Bè, Nem, Eva de Eva, Chicland, Yoshino, N&M, PT2000, Blue Exchange, AD, Việt Thy, Sanding, Ninomaxx, Sifa, Foci,...

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả tập trung vào những lý thuyết liên quan đến thời trang, ngành CNTT. Từ chuỗi giá trị, tác giả đi tìm hiểu những quan niệm về CNTT may mặc. Từ đó có hai luận điểm được rút ra:

- Ngành CNTT may mặc càng được mở rộng và tích hợp thêm nhiều nội dung mới. Hướng đến xu hướng phát triển CNTT may mặc là xoay quanh việc hình thành giá trị cao, nhanh chóng rút khỏi những lĩnh vực không còn hấp dẫn và tập trung hướng đến các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao như: cung ứng giải pháp những nguyên phụ liệu mới, thiết kế hàng thời trang. Việc này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong quan niệm ngành dệt may, tiến đến ngành CNTT.

- Từ sự vận động sáng tạo của chuỗi giá trị, ngành may mặc đã linh động; không còn bị bó hẹp trong cách hiểu cứng nhắc là sản xuất lắp ráp gia công đơn thuần mà là sản xuất các sản phẩm may mặc thời trang.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG TP.HỒ CHÍ MINH

2.1 Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội TP.HCM có liên quan đến sự phát triển của CNTT may mặc

TP.HCM có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngỏ quốc tế.

Hiện nay, TP.HCM gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Dân số hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%.

Bảng 2.1: Tổng hợp kinh tế - xã hội TP.HCM

Tiêu chí 2008 2009 2010 2011 2012

Dân số (triệu người) 7,4 7,2 7,4 7,5 7,7

GDP TP.HCM (nghìn tỷ VND) 290,4 334,19 418,1 503,23 592 GDP TP.HCM so với cả nước (%) 29,9 27,9 30,2 31,5 33,2 GDP bình quân đầu người

TP.HCM (USD/ người)

2.534 2.606 2.800 3.130 3.700

GDP bình quân đầu người cả nước (USD/ người)

1.145 1.160 1.273 1.517 1.749 (Nguồn: Cục thống kê TP.HCM – năm 2012) TP.HCM trở thành đô thị lớn nhất, là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Những đặc điểm sau đây của TP.HCM có liên quan đến sự phát triển của CNTT là:

- Thứ nhất, dân cư và cơ cấu dân cư ảnh hưởng rất quan trọng trong ngành may mặc. TP.HCM tập trung dân cư đông nhất cả nước, theo thống kê dân số TP.HCM là trên 7 triệu người. Dân số ngày càng gia tăng nên nhu cầu về sản phẩm thời trang may mặc cũng tăng, vì thế TP.HCM là một thị trường rất hấp dẫn đối với ngành CNTT may mặc.

- Thứ hai, theo thống kê từ năm 2008 – 2012, GDP bình quân đầu người ở TP.HCM tăng, nhưng giá thành hàng may mặc rẻ, do đó việc chi tiêu cho các hàng may mặc thời trang tăng cao.

- Thứ ba, TP.HCM là nơi tiếp cận với kinh tế thị trường nhanh, rộng lớn nên xu hướng phát triển CNTT may mặc rất nhanh. TP.HCM có một hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đa dạng từ hiện đại lẫn truyền thống như: hệ thống siêu thị CO.OP Mark, Satra, Big C, Vincom, Saigon Trade Centre, Diamond Plaza, Chợ Bến Thành phục vụ khách du lịch nước ngoài tại trung tâm, ...; điều này giúp cho lượng tiêu thụ hàng thời trang may mặc tăng cao, góp phần tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa của TP.HCM.

Mặc dù trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhưng ngành dệt may là một trong 4 ngành công nghiệp của thành phố ổn định. Cụ thể, năm 2006 chiếm 54,6%, năm 2011 chiếm 55,8%, năm 2012 chiếm 57,3% về tỷ trọng công nghiệp thành phố. Ngành may mặc sử dụng nhiều lao động, mang lại giá trị xuất khẩu cao, được củng cố và phát triển theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong sản phẩm, chuyển dịch sang hướng công nghiệp thiết kế, tạo mẫu, công nghiệp thời trang và các dòng sản phẩm cao cấp theo phân khúc thị trường. Các xí nghiệp may có hình thức gia công đơn giản, sử dụng nguồn lao động phổ thông lớn đã được chuyển dịch về các địa phương có lợi thế về lao động phổ thông. Cơ sở vật chất của thành phố đã được các doanh nghiệp trong ngành đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển dịch sang hướng thiết kế, công nghiệp thời trang.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 31)