6. Nội dung nghiên cứu
3.3.2.7 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết
Nhằm loại bỏ các khâu trung gian, gắn chặt quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các DN may mặc; thông qua đó nâng cao giá trị sản phẩm, cùng chia sẻ rủi ro,
lợi nhuận và tạo động lực cho các DN của ngành phát triển; các ngành hỗ trợ về nghiên cứu vận dụng chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả liên kết các DN. Để thực hiện điều này cần phải:
- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của ngành vào việc tham gia chuỗi cung ứng, đáp ứng các yêu cầu nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn. Hiệp hội dệt may ở TP.HCM và Hiệp hội doanh nghiệp dệt may TP.HCM đóng vai trò quan trọng để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Các thành viên tham gia Hiệp hội thống nhất về chiến lược phát triển, chính sách đầu tư, chính sách phối hợp thị trường, thỏa thuận hạn mức sản xuất. Hiệp hội điều hành sự phối hợp hoạt động của các thành viên theo chiến lược và các chính sách trên, nhưng không có quyền can thiệp vào việc sản xuất kinh doanh của thành viên. Hiện nay, tình trạng mạnh ai nấy làm vẫn xảy ra thường xuyên giữa các DN trong Hiệp hội; nên cần đẩy mạnh vai trò của Hiệp hội về lĩnh vực công nghệ, đào tạo nhân lực, cũng như các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại; qua đó tăng cường mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa hoạt động liên kết nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các DN cũng như toàn ngành CNTT may mặc trên thị trường thế giới.
- Tránh việc cạnh tranh nội bộ giữa các DN trong ngành về giá mua đầu vào; điều này sẽ giúp cho các DN tránh được những rủi ro, thiệt hại và chống lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Các DN ngành phải xây dựng chiến lược liên kết nhằm nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm do sự đồng đều về chất lượng các khâu nguyên liệu, bao bì đóng gói và các dịch vụ khác.
- Đẩy mạnh mối quan hệ giữa các DN của ngành với các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu thượng nguồn thông qua các hình thức hợp đồng với người nuôi tằm, trồng bông. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm thượng nguồn, đem lại hiệu quả rõ rệt và góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo lập các quan hệ chặt chẽ và ổn định, cần thực hiện theo hướng:
+ Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất ở địa phương, các vùng trồng dâu nuôi tằm, trồng bông; thúc đẩy việc ký kết hợp đồng tiêu thụ cung cấp vật tư hàng hóa. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền vận động để nông dân tự nguyện hợp tác liên kết sản xuất trong các hợp tác xã để giảm bớt đầu mối ký hợp đồng cho DN.
trường. Các DN cần bảo đảm đầy đủ, kịp thời các khoản đầu tư ứng trước cho nông dân để nâng cao cơ sở kinh tế và pháp lý quan hệ ràng buộc giữa hai bên theo hợp đồng. Cần áp dụng nhiều hình thức thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo chia sẻ rủi ro, phân phối hài hòa lợi ích kinh tế đôi bên.