Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 70)

6. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.3 Giải pháp về vốn

(i) Đối với nguồn vốn trong nước: Hiện nay, thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc thời trang có hiệu quả thấp, nên việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong nước là rất khó khăn. Vì vậy, việc thu hút, khai thác được các nguồn vốn đầu tư trong nước thì cần thực hiện các biện pháp:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng để tích tụ vốn chủ sở hữu; các doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì mới có điều kiện tăng tỷ lệ tích lũy lợi nhuận vào quỹ đầu tư phát triển, đây là cơ sở để kêu gọi vốn đầu tư. Vì vậy cần phát huy nhiều giải pháp để huy động vốn chủ sở hữu, cụ thể là:

+ Ưu tiên sản xuất các sản phẩm có thế mạnh và khả năng cạnh tranh cao; sản xuất theo yêu cầu thị trường; khai thác các sản phẩm truyền thống của Việt Nam.

+ Phát huy lợi thế cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài như: giá nhân công, phương thức thanh toán nhanh, điều kiện giao nhận đúng hạn, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với Hiệp hội dệt may, Hiệp hội thêu đan, Tập đoàn dệt may, v.v …

+ Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, sản phẩm thời trang may mặc, theo hướng Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, sẽ thu hút vốn đầu tư; mặt khác sẽ gắn kết lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp; điều này làm tăng trách nhiệm của họ đối với nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho đầu tư và chuyển giao công nghệ:

+ Trong thời gian qua, ngành đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình đầu tư công nghệ; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như: thông tin chưa đầy đủ kịp thời, chưa thúc đẩy phát triển thị tường công nghệ, chưa có chiến lược phát triển về công nghệ cho toàn ngành. Những hạn chế này đã dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư đã nhập công nghệ với giá đắc, đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, nhập các công nghệ lạc hậu. Vì thế cần tổ chức tốt các hoạt động giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, tổ chức chợ công nghệ, các chương trình triển lãm công nghệ.

+ Cần xây dựng lộ trình khoa học công nghệ cho ngành theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2025. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư máy móc cho lĩnh vực sản xuất hàng may thời trang, công nghệ cho lĩnh vực nguyên phụ liệu cao cấp, đáp ứng yêu cầu của gia công xuất khẩu; chứng minh hiệu quả sản xuất nguyên phụ liệu để thu

hút đầu tư. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, đầu tư đồng bộ cho các khâu nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên phụ liệu trong nước, đầu tư có tính chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm và xuất khẩu nguyên phụ liệu.

- Tăng cường các hoạt động thông tin nhiều hơn, quảng bá về thành tích đạt được của ngành, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thời trang có hiệu quả (Tổng Công ty dệt may Phong Phú, Công ty dệt may Việt Thắng,…) và nhu cầu nguyên phụ liệu đáp ứng trong tương lai

(ii) Đối với nguồn vốn nước ngoài:

- Đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách các thủ tục hành chính như: cấp phép đầu tư, thủ tục thuê đất, v.v …. Hiện nay, TP.HCM đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính và đã mang lại kết quả, song tốc độ cải cách vẫn còn chậm, thời gian tới phải đẩy mạnh hơn việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, thu hẹp dần khoảng cách giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thường xuyên tổ chức các hội chợ giới thiệu đầu tư, giới thiệu các chiến lược đầu tư của ngành.

- Các doanh nghiệp CNTT cần nhận thức đúng vai trò của hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, nghiêm túc triển khai; và có ý thức cao trong việc cải thiện năng lực quản lý. Những điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài thay đổi thái độ, họ sẽ quan tâm chú ý đầu tư.

- Tập trung mạnh vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở (như: giao thông, điện, nước sạch, xử lý nước thải, v.v …) cho các khu, cụm công nghiệp liên kết ngành; các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư xử lý nước thải.

(iii) Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư:

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư là vấn đề quan trọng cho quá trình phát triển của ngành CNTT; việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư là vấn đề then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh và sự tăng trưởng phát triển của các DN; đặc biệt là nguồn vốn FDI. Các DN có thể thu hút và huy động vốn thông qua các biện pháp sau:

- Biện pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước là thực hiện cổ phần hóa, tăng cường liên doanh liên kết. Các DN thực hiện niêm yết cổ phiếu

trên thị trường chứng khoán, tạo kênh huy động vốn nhanh để tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Vay tín dụng trả chậm từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, vay thương mại, … Với các hình thức này thì các DN rất cần được bảo lãnh của Chính phủ, của các tổ chức, Hiệp hội. Chính phủ giao cho Hiệp hội quyền bảo lãnh tín dụng đối với các DN trong ngành, giúp các DN trao đổi nguồn lực tài chính với nhau, trao đổi về các nguồn lực vật chất, nhân sự, giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Các DN huy động mọi nguồn lực tự có của mình như: thực hiện bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ công nhân viên,…

- Các DN cần sớm xây dựng các dự án đầu tư, có thể được triển khai bởi nhiều đối tác khác nhau bằng nhiều nguồn vốn khác nhau; vì nếu các DN đầu tư tràn lan, không có hiệu quả thì không thể có chất lượng tăng trưởng cao. Đây là biện pháp huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)