Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 74)

6. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Ngành CNTT là ngành thâm dụng lao động nên con người là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay không, phụ thuộc rất lớn vào trình độ lao động, trình độ quản lý; đây là yếu tố triển khai, phát huy hiệu quả của các yếu tố khác. Giải pháp cụ thể:

- Hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề may - thời trang theo hướng mở rộng và phát triển ngành. Mở các khoa, chuyên ngành trong các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng các chương trình đào tạo bằng phương tiện nghe nhìn đạt tiêu chuẩn để cung cấp đồng

loạt cho các DN; đầu tư mạnh để có chất lượng đào tạo đạt yêu cầu của ngành. Các hoạt động này đều dựa trên cơ sở khảo sát kỹ yêu cầu của các DN và luôn cập nhật thông tin có tính liên kết cao từ DN đến cơ sở đào tạo.

- Liên kết với các trường đại học, các tổ chức quốc tế để đào tạo chuyên ngành dệt nhuộm, ngành may thời trang; cử sinh viên, cán bộ đi học tập ở nước ngoài. Việc liên kết với nước ngoài nên lựa chọn các nước có ngành CNTT phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, … Tập trung mạnh cho việc đào tạo cán bộ quản lý, lao động chuyên môn ở các lĩnh vực dệt, nhuộm, mẫu thiết kế. Hiệp hội dệt may ở TP.HCM là đầu mối để phối hợp và liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, để triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, thành lập trung tâm cung ứng nguồn lao động và chất lượng ổn định.

- Cơ sở đào tạo cần xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu và các tiêu chuẩn thực tế của các doanh nghiệp, nhất là các DN FDI. Tăng cường và nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo về quản trị kinh doanh, kỹ năng đàm phán, cải tiến công nghệ, dịch vụ sau bán hàng, quản lý chất lượng, … để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất và nâng cao kỹ năng cho nhân lực của các DN sản xuất trong nước.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động. Ngành may mặc là ngành thâm dụng lao động, phần lớn là lao động phổ thông có trình độ kỹ năng, kinh nghiệm yếu; thường có hiện tượng thiếu lao động cục bộ; vì vậy việc quản lý nhân sự trong các DN thường phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc tăng cường quản lý, giám sát tốt về nhân sự, các DN cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, kỹ năng cho người lao động. Việc nâng cao chất lượng lao động, nhất là quản lý cấp trung, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng, cải thiện mức thu nhập cho người lao động và giúp các DN đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động, thoát khỏi tình trạng thâm dụng lao động chỉ dựa vào nguồn lao động giá rẻ.

- Các DN cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước: (i) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của các DN; (ii) Xác định kế hoạch đào tạo; (iii) Xác định nguồn kinh phí đào tạo; (iv) Tổ chức thực hiện; (v) Đánh giá hiệu quả hoạt động và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần xét đến việc đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, để giúp DN mạnh

dạn chi những khoản tiền lớn cho hoạt động này. Ngoài ra DN cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ (chế độ tiền lương, tiền thưởng, chính sách thưởng phạt,…) để kích thích công nhân tự nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào.

- Đối với cán bộ quản lý các cấp, có các tiêu chuẩn về chức danh quản lý và nghiệp vụ rõ ràng, cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ. Những người không bảo đảm yêu cầu, cần đưa ra khỏi vị trí quản lý. Các DN cần tổ chức tham quan, học hỏi các mô hình quản lý tiên tiến hiện đại từ các DN khác, nhất là các DN FDI.

- Quan tâm, động viên đến lực lượng lao động trực tiếp, để họ không ngừng nâng cao tay nghề, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức các cuộc thi tay nghề và nâng bậc, tạo cơ hội thăng tiến trong công việc, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)