Thách thức trong chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 50)

6. Nội dung nghiên cứu

2.4.4 Thách thức trong chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhiều đề án, chương trình của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam được xây dựng nhằm khẳng định vai trò và thúc đẩy việc phát triển CNTT. Các DN cũng đã xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài trong nhiều khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài những mặt tích cực trên, ngành CNTT còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế từ chiến lược và cạnh tranh:

- Sự phụ thuộc thị trường vào các doanh nghiệp nước ngoài ngày một tăng; thông tin thị trường chậm, năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường hạn chế, nhất là thị trường xuất khẩu; thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm quản lí, sự phát triển thiếu đồng bộ giữa ngành dệt và may; nguyên vật liệu sản xuất chính chủ yếu lại nhập khẩu; hoạt động thiết kế chưa được coi trọng,…Do đó các doanh nghiệp may mặc thiếu linh hoạt trong việc đa dạng hóa sản phẩm; năng lực cạnh tranh kém; phần lớn các doanh nghiệp may mặc ở TP.HCM đều sản xuất gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên rất thiệt thòi trong việc phân phối giá trị gia tăng (phân phối thu nhập).

- Các sản phẩm may mặc của TP.HCM còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn, chất lượng vải chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, giá cao hơn so với vải nhập khẩu, ngành may mặc chủ yếu hoạt động sản xuất gia công dựa trên lợi thế và nguồn lao động giá thấp. Sản xuất gia công có giá trị gia tăng thấp và tính cạnh tranh về giá cao. Nguyên nhân do khâu nghiên cứu, thiết kế mẫu mã của ngành công nghiệp thời trang hiện còn kém, khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài chưa tốt nên phải qua khâu trung gian. Những yếu tố đó rất quan trọng nhưng hiện ở TP.HCM rất yếu, mới chỉ có vài thương hiệu đáng được kể tên như Tổng công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty May Nhà Bè...

- Trong khi thị trường cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu được mở rộng, ngành cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường nội địa do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ trong nước, cũng như phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu.

- Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, hiện nay vẫn là Trung Quốc, thế mạnh của Trung Quốc là giá thành thấp hơn Việt Nam, lý do là Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, các chi phí về điện nước rẻ hơn.

- Cơ chế quản lý ngành còn nhiều vấn đề chưa hợp lý:

+ Chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu chưa rõ ràng. Các chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Việc đăng ký, xây dựng thương hiệu ở cấp độ quốc gia, các DN thực hiện còn chậm chạp, mới dừng lại ở việc tổ chức triển lãm, hội chợ,…nên ấn tượng của sản phẩm đến với khách hàng và người tiêu

dùng chưa cao. Các biện pháp về thiết kế, xây dựng thương hiệu chưa mạnh, chưa tạo sức nóng trong toàn ngành.

+ Cơ chế sử dụng, bổ nhiệm cán bộ chưa phát huy được tài năng trong quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những người có khả năng mang lại hiệu quả sản xuất, mang lại lợi ích cho người lao động và DN, được tín nhiệm nhưng đôi khi không được trọng dụng.

+ Chính sách đối với người lao động chưa thực sự thỏa đáng. Các chính sách về lương, thưởng, phụ cấp còn thấp. Hầu hết thu nhập của người lao động còn rất thấp, các DN trả lương cho người lao động dựa trên khung cơ bản của Nhà nước. Cơ chế trả lương, phụ cấp cho người lao động chưa có sự ưu đãi, khuyến khích những người lao động có năng lực, tâm huyết.

2.4.5 Thời cơ và xu hướng phát triển công nghiệp thời trang

- Thứ nhất, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế:

Hiện nay có một xu thế đẩy mạnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới là sự chia nhỏ quá trình sản xuất thành các công đoạn đang diễn ra nhanh chóng. Các nước đều cố gắng đạt được sự chuyên môn hóa và tham gia vào mạng lưới trong khu vực và trên thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu cho các quốc gia phải định hướng lại các lựa chọn phát triển của mình về mặt cơ cấu. TP.HCM phải đảm nhận bộ phận có tầm quan trọng và giá trị gia tăng cỡ nào trong chuỗi giá trị.

Quá trình hội nhập quốc tế cũng đem lại những cạnh tranh khốc liệt với các nước khác. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan, các sản phẩm của công nghiệp phụ trợ sẽ ồ ạt tràn ngập nước ta, tiếp tục đưa nước ta vào vòng xoáy gia công hàng hóa cho thế giới, chỉ hưởng tiền công rẻ mạt, chuỗi giá trị gia tăng lại tiếp tục rơi vào các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tình hình này các cơ sở sản xuất trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng tới, dùng các sản phẩm phụ trợ nước ngoài, đồng nghĩa với thị trường nội địa bị lấn chiếm. Điều này đặt ra cho ngành CNTT may mặc và các nhà hoạch định chính sách phát triển ngành công nghiệp thời trang những trở ngại không nhỏ.

Việc gia nhập WTO không chỉ là cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng vươn xa hơn trên thị trường thế giới. Tuy nhiên hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện cho các DN TP.HCM thâm nhập sâu và mở

rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá các nước khác trên thế giới, mặt khác các DN phải đối diện với sự cạnh tranh một cách khốc liệt khi hàng hoá của các DN nước ngoài tràn vào thị trường nội địa. Ngành công nghiệp thời trang TP.HCM muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường đầu ra thì phải nâng cao được bốn yếu tố là: chất lượng, giá cả, tiếp thị và uy tín thương hiệu. Việc mở rộng được thị trường xuất khẩu và chiếm lĩnh được thị trường trong nước là điều mà các DN ở TP.HCM cần phải làm được nếu muốn phát triển một cách bền vững.

Bên cạnh đó là sự lên ngôi của ngành thời trang quyết định quá trình phát triển của ngành dệt may toàn cầu. Việc rút ngắn vòng đời sản phẩm của ngành thời trang đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị cũng như thời gian đáp ứng đơn hàng may mặc Việt Nam. Hiện nay, để tiếp tục duy trì vị thế, tạo dựng ngành công nghiệp thời trang phát triển ổn định, bền vững trong chuỗi dệt may toàn cầu đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản. Đó là vải phải sản xuất trong nước, ngành thiết kế cần được củng cố và nâng cấp; thị trường nội địa cần phải quản lý, khai thác, phương thức gia công cần được thu hẹp.

- Thứ hai, sự phát triển các cụm liên kết ngành:

Thiết lập các cụm liên kết ngành là một xu thế tích cực, tất yếu nhằm gia tăng hiệu quả cho các DN trong cụm và tạo ra sự thay đổi về quy mô sản xuất. Các DN tham gia vào cụm, liên kết với nhau thành mạng lưới, họ sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và các nhà cung ứng. Khách hàng thường không chú ý nếu các DN hoạt động riêng lẻ, nhưng khi các DN tập trung sản xuất một loạt hàng hóa thì thị trường của sản phẩm đó dần được hình thành. Cụm liên kết ngành giúp cho DN tăng năng suất khi chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật, công nghệ, cách tổ chức quản lý sản xuất. Các DN cũng có thể giảm chi phí đầu vào khi chia sẻ các đơn hàng nguyên phụ liệu, giảm tối đa các chi phí do thiếu thông tin hoặc bị nhà cung cấp ép giá. Khi các DN liên kết với nhau theo cụm thì việc chia sẻ nhân công sẽ thuận lợi hơn và DN dễ dàng tìm được lực lượng lao động cần thiết. Bên cạnh đó, cụm cũng giúp DN đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện năng lực kỹ thuật, tăng cường tiếp cận thị trường, tạo khả năng tiếp xúc với các khách hàng lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)