Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 68)

6. Nội dung nghiên cứu

3.3.2Nhóm giải pháp vi mô

3.3.2.1 Chiến lược phát triển

- Hiện nay trong bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều biến động, các DN cần hoạch định cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn. Các DN dựa trên cơ sở những dự báo xu thế mới của thế giới về thị trường, về công nghệ,… để đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, phân tích được SWOT; từ đó đề ra các chiến lược cho từng đơn vị sản phẩm trên những khúc thị trường nhất định. Ở TP.HCM vẫn còn một bất cập lớn ở nhiều DN ngành hiện nay là nhiều DN chưa nhận thức được thực chất, vai trò, phương pháp hoạch định quản trị chiến lược, hoặc chỉ đề ra chiến lược chung cho toàn DN với những giải pháp chung chung, tính khả thi kém. Chiến lược chỉ thực sự có hiệu quả khi được hoạch định cho từng loại sản phẩm trên từng khúc thị trường nhất định.

- Để phát triển ổn định và bền vững thì các DN CNTT đang nằm phân tán trong các khu dân cư cần có chiến lược di chuyển tới các khu, cụm công nghiệp; nhằm tận dụng được các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước và điều kiện cơ sở hạ tầng, điều này giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và tạo điều kiện liên doanh, liên kết giữa các DN trong việc khai thác các hợp đồng kinh tế, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, trách nhiệm xã hội, …

3.3.2.2 Công tác quản trị doanh nghiệp

Hiện nay, công tác quản trị tại nhiều doanh nghiệp may thời trang còn nhiều bất cập, đặc biệt là DN nhỏ và vừa; các DN còn chủ quan trong việc tiếp cận mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại. Để hiệu quả của công tác điều hành DN được nâng cao thì các DN cần quan tâm đến một số vấn đề:

- Xây dựng hệ thống mạng thông tin điều hành nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý mục tiêu. Tinh gọn bộ máy để phát huy hiệu lực trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là các DN có vốn Nhà nước. Xây dựng cơ chế quản lý mới nhằm khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần và phát huy tối đa tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, tự do sáng tạo của đội ngũ lao động, thu hút nguồn chất xám để phát triển DN.

- Tích cực trong việc chuẩn bị lực lượng từ việc quy hoạch lại sản xuất, bố trí năng lực, mở rộng hợp tác liên kết, đầu tư bổ sung. Xây dựng quy mô sản xuất phù hợp với năng lực, trình độ quản lý nhằm tạo ra sự linh hoạt và thích ứng nhanh với thị trường, từng bước sắp xếp lại sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.

- Thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm, trang bị cho bộ phận này các loại máy móc và các phương tiện thí nghiệm hiện đại, cùng với lực lượng cán bộ có đủ khả năng thiết kế các sản phẩm mới và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ. Cần thực hiện cơ chế đơn đặt hàng đối với bộ phận này, sẽ giúp họ tự chủ, sáng tạo và có trách nhiệm hơn trong công tác nghiên cứu cải tiến.

- Thành lập bộ phận phát triển thị trường: Bộ phận này phải nắm vững kỹ năng phát triển thị trường, marketing, xúc tiến thương mại; am hiểu thông lệ kinh doanh, các quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ gia nhập; nắm vững kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng, chăm sóc khách hàng; khai thác tối đa thế mạnh của internet, thương mại điện tử; …

- Các DN hầu hết là có quy mô nhỏ và vừa, nên thường khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, đàm phán giao dịch kinh doanh. Do đó, các DN có thể tổ chức liên kết dọc theo kiểu vệ tinh, hình thành các kiểu công ty mẹ con. Công ty mẹ chịu trách nhiệm tìm kiếm đối tác, đàm phán giao dịch, cung ứng yếu tố đầu vào cho các công ty con và tổ chức thu gom, xuất hàng, đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển bền vững.

3.3.2.3 Giải pháp về vốn

(i) Đối với nguồn vốn trong nước: Hiện nay, thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc thời trang có hiệu quả thấp, nên việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong nước là rất khó khăn. Vì vậy, việc thu hút, khai thác được các nguồn vốn đầu tư trong nước thì cần thực hiện các biện pháp:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng để tích tụ vốn chủ sở hữu; các doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì mới có điều kiện tăng tỷ lệ tích lũy lợi nhuận vào quỹ đầu tư phát triển, đây là cơ sở để kêu gọi vốn đầu tư. Vì vậy cần phát huy nhiều giải pháp để huy động vốn chủ sở hữu, cụ thể là:

+ Ưu tiên sản xuất các sản phẩm có thế mạnh và khả năng cạnh tranh cao; sản xuất theo yêu cầu thị trường; khai thác các sản phẩm truyền thống của Việt Nam.

+ Phát huy lợi thế cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài như: giá nhân công, phương thức thanh toán nhanh, điều kiện giao nhận đúng hạn, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với Hiệp hội dệt may, Hiệp hội thêu đan, Tập đoàn dệt may, v.v …

+ Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, sản phẩm thời trang may mặc, theo hướng Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, sẽ thu hút vốn đầu tư; mặt khác sẽ gắn kết lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp; điều này làm tăng trách nhiệm của họ đối với nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho đầu tư và chuyển giao công nghệ:

+ Trong thời gian qua, ngành đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình đầu tư công nghệ; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như: thông tin chưa đầy đủ kịp thời, chưa thúc đẩy phát triển thị tường công nghệ, chưa có chiến lược phát triển về công nghệ cho toàn ngành. Những hạn chế này đã dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư đã nhập công nghệ với giá đắc, đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, nhập các công nghệ lạc hậu. Vì thế cần tổ chức tốt các hoạt động giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, tổ chức chợ công nghệ, các chương trình triển lãm công nghệ.

+ Cần xây dựng lộ trình khoa học công nghệ cho ngành theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2025. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư máy móc cho lĩnh vực sản xuất hàng may thời trang, công nghệ cho lĩnh vực nguyên phụ liệu cao cấp, đáp ứng yêu cầu của gia công xuất khẩu; chứng minh hiệu quả sản xuất nguyên phụ liệu để thu

hút đầu tư. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, đầu tư đồng bộ cho các khâu nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên phụ liệu trong nước, đầu tư có tính chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm và xuất khẩu nguyên phụ liệu.

- Tăng cường các hoạt động thông tin nhiều hơn, quảng bá về thành tích đạt được của ngành, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thời trang có hiệu quả (Tổng Công ty dệt may Phong Phú, Công ty dệt may Việt Thắng,…) và nhu cầu nguyên phụ liệu đáp ứng trong tương lai

(ii) Đối với nguồn vốn nước ngoài:

- Đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách các thủ tục hành chính như: cấp phép đầu tư, thủ tục thuê đất, v.v …. Hiện nay, TP.HCM đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính và đã mang lại kết quả, song tốc độ cải cách vẫn còn chậm, thời gian tới phải đẩy mạnh hơn việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, thu hẹp dần khoảng cách giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thường xuyên tổ chức các hội chợ giới thiệu đầu tư, giới thiệu các chiến lược đầu tư của ngành.

- Các doanh nghiệp CNTT cần nhận thức đúng vai trò của hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, nghiêm túc triển khai; và có ý thức cao trong việc cải thiện năng lực quản lý. Những điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài thay đổi thái độ, họ sẽ quan tâm chú ý đầu tư.

- Tập trung mạnh vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở (như: giao thông, điện, nước sạch, xử lý nước thải, v.v …) cho các khu, cụm công nghiệp liên kết ngành; các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư xử lý nước thải.

(iii) Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư:

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư là vấn đề quan trọng cho quá trình phát triển của ngành CNTT; việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư là vấn đề then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh và sự tăng trưởng phát triển của các DN; đặc biệt là nguồn vốn FDI. Các DN có thể thu hút và huy động vốn thông qua các biện pháp sau:

- Biện pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước là thực hiện cổ phần hóa, tăng cường liên doanh liên kết. Các DN thực hiện niêm yết cổ phiếu

trên thị trường chứng khoán, tạo kênh huy động vốn nhanh để tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Vay tín dụng trả chậm từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, vay thương mại, … Với các hình thức này thì các DN rất cần được bảo lãnh của Chính phủ, của các tổ chức, Hiệp hội. Chính phủ giao cho Hiệp hội quyền bảo lãnh tín dụng đối với các DN trong ngành, giúp các DN trao đổi nguồn lực tài chính với nhau, trao đổi về các nguồn lực vật chất, nhân sự, giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các DN huy động mọi nguồn lực tự có của mình như: thực hiện bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ công nhân viên,…

- Các DN cần sớm xây dựng các dự án đầu tư, có thể được triển khai bởi nhiều đối tác khác nhau bằng nhiều nguồn vốn khác nhau; vì nếu các DN đầu tư tràn lan, không có hiệu quả thì không thể có chất lượng tăng trưởng cao. Đây là biện pháp huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế.

3.3.2.4 Giải pháp về phát triển sản xuất kinh doanh

* Điều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực, trình độ công nghệ. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng may thời trang ở TP.HCM, trong tình trạng chất lượng thấp. Để đảm bảo việc đầu tư nâng cao trình độ công nghệ hiệu quả, có thể theo các hướng sau:

- Đầu tư phát triển cơ khí, thiết bị máy móc chuyên ngành. Các thiết bị máy móc, dụng cụ cơ khí hầu như phải nhập khẩu; cùng với sự phát triển của ngành CNTT may mặc thì lĩnh vực cơ khí chuyên ngành đã không ngừng phát triển trong việc sửa chữa các phụ tùng thay thế cho thiết bị máy móc chuyên ngành, nhưng vẫn chưa tương xứng với sự mong đợi của ngành. Phải gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, kết hợp với Viện nghiên cứu kinh tế kỹ thuật dệt may để đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cơ khí. Lựa chọn công nghệ từ các nước có ngành CNTT phát triển, có nhiều công nghệ với các thương hiệu nổi tiếng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, …. Hiệp hội dệt may ở TP.HCM có vai trò nòng cốt trong việc đầu tư nâng cấp công nghệ, liên doanh với các công ty sản xuất công nghệ chuyên ngành của nước ngoài để tiếp cận công nghệ mới và

cách quản lý. TP.HCM hoàn toàn có thế mạnh cạnh tranh về chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm; và nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đánh bại sản phẩm Trung Quốc như: Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng, …. Điều này cho thấy, chỉ có đầu tư công nghệ hiện đại thì chất lượng nguyên phụ liệu mới được nâng lên, mẫu mã đa dạng, tạo ra được sản phẩm có sự khác biệt, đáp ứng được yêu cầu cho hàng may thời trang xuất khẩu.

- Thực hiện chuyên môn hóa cao:

+ Cần xác định được các sản phẩm mũi nhọn; đồng thời cần xác định được thế mạnh của từng công ty, từ đó đưa ra lộ trình đầu tư hơp lý. Các doanh nghiệp sau khi đã xác định được sản phẩm mũi nhọn thì sẽ đầu tư vào các khâu trọng yếu, có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, chuyên môn hóa cao có thể dẫn đến một số doanh nghiệp có chung sản phẩm mũi nhọn; trong trường hợp này, cần sử dụng các lợi thế về quy mô để tạo sự liên kết và tận dụng về năng lực công nghệ thiết bị của những doanh nghiệp ở gần nhau.

+ Với hạn chế của các DN sản xuất nguyên phụ liệu; vải, phụ liệu (chỉ may) tại thị trường nội địa có quy mô, nguồn lực yếu. Vì vậy, để khắc phục kịp thời những khó khăn của các DN, Viện nghiên cứu dệt may ở TP.HCM cần có các hỗ trợ nhất định, làm đại diện giao dịch trong việc nhập khẩu tại các đầu mối lớn như Trung Quốc và Thái Lan; với lợi thế quy mô nhập khẩu lớn có sự đồng bộ thì giá cả sẽ giảm, tiết kiệm nhiều chi phí và nguồn cung ứng ổn định. Chính phủ, Hiệp hội cần thực hiện hợp lý chính sách “nội địa hóa” với các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Chính sách “nội địa hóa” phải đi kèm với chính sách hạn chế nhập khẩu hàng thời trang may mặc, nguyên phụ liệu; đồng thời chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho xuất khẩu trong các giai đoạn tiếp theo.

- Thực hiện đầu tư mồi, các doanh nghiệp nên tập trung vào lĩnh vực sản xuất vải, chỉ cao cấp phục vụ cho may thời trang xuất khẩu. Việc đầu tư mồi này phải thực sự hoạt

Một số doanh nghiệp may mặc ở TP.HCM đã đầu tư công nghệ Lean vào dây chuyền sản xuất, đã tạo ra được các sản phẩm chất lượng như: Công ty may Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè,… Tập đoàn dệt may cũng đã tổ chức hội thảo quản lý sản xuất tinh gọn (Lean) – giải pháp giúp doanh nghiệp tăng năng suất (http://decelso.com.vn/tin-tuc/12/27/38/).

động có hiệu quả, như vậy mới có thể thu hút các nhà đầu tư trong nước. Mặc dù TP.HCM có thế mạnh về sản xuất vải nhưng các loại vải có chất lượng cao, hoa văn tinh xảo thì vẫn phải nhập khẩu. Hoạt động đầu tư mồi nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước. Vì vậy Tập đoàn dệt may cần thực hiện đầu tư vào các dự án sản xuất, mục đích là để chứng minh hiệu quả kinh tế, từ đó mới thu hút các nhà đầu tư.

* Năng lực công nghệ

Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực sản xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong thực tế, trình độ công nghệ của ngành hiện nay còn ở mức thấp, năng lực quản lý không cao, do đó chưa có khả năng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Vì vậy, muốn thúc đẩy phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, các DN ngành cần có sự quan tâm đến sự đổi mới công nghệ.

Cần đẩy nhanh đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường. Các DN cần có sự lựa chọn kỹ, chủ động, tự tìm kiếm; nhập những thiết bị công nghệ có khoảng cách không quá xa về trình độ so với công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thời trang may mặc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Trang 68)