6. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.2 Giải pháp về phát triển nguyên liệu
Thực hiện mục tiêu nội địa hóa giá trị sản phẩm hàng thời trang may mặc xuất khẩu thì việc phát triển trồng bông, nuôi tằm đã được coi là một ngành trọng điểm của ngành CNTT may mặc. Để giữ vững và phát triển vùng trồng bông, nuôi dâu tằm phục vụ trong việc sản xuất vải, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Đầu tư cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đây là giải pháp có tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây bông. Nhà nước cần có các chủ trương, chính sách phù hợp để phát triển cây bông. Thực hiện hướng đi cơ bản, có chiến lược, tính ổn định lâu dài là quy hoạch, xây dựng những vùng thâm canh có tưới; Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học để chọn, tạo ra các giống bông chuyển đổi gen có năng suất cao, chất lượng xơ sợi tốt.
- Để nghề nuôi tằm phát triển bền vững, người nuôi tằm gắn bó với nghề, thì cần thực hiện các giải pháp: (1) Tăng cường đầu tư công tác khoa học kỹ thuật, đưa tới tay người nuôi tằm những loại giống tốt nhất; (2) Cần thúc đẩy Viện nghiên cứu dệt may, Viện trở thành nồng cốt để thực hiện sự kết nối giữa những người nuôi tằm và các cơ sở sản xuất vải, các nhà máy sản xuất phải gắn kết với vùng nguyên liệu ổn định.
- Đầu tư cho việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Các cơ sở sản xuất vải, lưu thông vải, đều phải có thương hiệu, có nhãn hiệu hàng hóa; phải chịu trách nhiệm
về chất lượng hàng hóa mà cơ sở mình sản xuất. Hội chất lượng TP.HCM sẽ tham gia xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chất lượng đối với từng loại hàng hóa, đây là cơ sở để tăng cường công tác quản lý của Hiệp hội trong việc sản xuất kinh doanh.
- Chính phủ, Hiệp hội cần thực hiện các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ về kinh phí xử lý nước thải, hỗ trợ về vốn ưu đãi, v.v …; tuy nhiên phải nằm ngoài vùng cấm của WTO.