5.4.1 Chính sách sản phẩm
Hiện nay, chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Mặc dù, Chính Phủ đã đưa ra chiến dịch ”Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, nhưng ở tâm lý khách hàng vẫn thích sử dụng hàng ngoại hơn, do vậy Công ty cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tạo bước đột biến trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm, thực hiện chiến lược sản phẩm chất lượng cao, lấy chất lượng sản phẩm
Công ty lên ngang bằng và vượt trội hơn cả chất lượng hàng cạnh tranh cả trong và ngoài nước.
+ Tăng cường nhiều chủng loại và mẫu mã sản phẩm.
Đối với Công ty thì chủng loại sản phẩm mà Công ty đang theo đuổi về cơ bản không thay đổi mà vẫn giữ nguyên những chủng loại Công ty hiện có đồng thời mở rộng thêm một số chủng loại sản phẩm mới phục vụ cho mục tiêu chiến lược Công ty đang theo đuổi là phát triển mở rộng thị trường thông qua các sản phẩm của mình.
Do ngày nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm - ăn liền của người tiêu dùng ngày càng tăng cao và yêu cầu về sản phẩm cũng trở nên đa dạng và phức tạp, vì vậy Công ty nên xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý theo sự phát triển của thị trường về quy mô cầu và đặc tính của cầu dựa trên cơ sở những nghiên cứu và dự báo về chúng và Công ty cũng nên phát triển mở rộng các chủng loại sản phẩm khác đang có nhu cầu hoặc các mẫu mã sản phẩm mà trên thị trường chưa đáp ứng đủ.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ đối với những mặt hàng Công ty có khả năng cạnh tranh và trên những thị trường trọng điểm, những khúc thị trường mà Công ty đã chọn.
+ Mở rộng hoạt động chăm sóc khách hàng. Thực hiện tốt về thời gian giao hàng:
Việc giao hàng đúng thời gian theo hạn hợp đồng cũng góp phần nâng cao uy tín của Công ty, nhưng nếu việc giao hàng sai quá trình sẽ làm cho cả Công ty và khách hàng bị tổn thất rất lớn, mà Công ty sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều hơn nếu vi phạm. Do vậy, để thực hiện giao sản phẩm đúng hạn quy định Công ty phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Lập bảng phân công rõ ràng cho từng khâu hàng xuất ứng với từng loại sản phẩm. Lập thời gian biểu cho đội vận chuyển của Công ty.
- Quản lý việc xuất - nhập các lô hàng thật chặt chẽ theo từng hợp đồng, từng thời kỳ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ, tránh gây lãng phí và tồn kho không cần thiết.
Có các dịch vụ bảo dưỡng, tư vấn sản phẩm cho khách hàng. Thực hiện dịch vụ vận chuyển tận nơi cho khách hàng.
Công ty thường xuyên khuyến khích các khách hàng trung thành bằng chương trình tặng quà miễn phí.
Công ty mở các chương trình ưu đãi cho khách hàng đặt hàng sớm nhất khi bước sang năm mới.
Theo dõi thói quen mua sắm thực phẩm ăn liền của từng khách hàng quen thuộc của Công ty để tư vấn và tặng quà, cho một quyển cẩm nang nấu món ăn ngon cho gia đình, để họ cảm thấy mình được quan tâm đặc biệt và họ sẽ trung thành với Công ty.
Thực hiện thanh toán dễ dàng cho khách hàng như: thanh toán nhanh, thanh toán trả góp, nợ ngắn hạn…
5.4.2 Chính sách giá cả
Giá cả là một trong hai yến tố quan trọng trong chính sách Marketing của Công ty. Giá cả được Công ty coi trọng và làm vũ khí cạnh tranh chính của Công ty. Hiện nay với chiến lược phát triển mở rộng thị trường của Công ty nên thực hiện mức giá cạnh tranh hay giá càng thấp càng tốt.
Nhưng việc định giá có cao hay thấp hay không? Còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm của Công ty có được khách hàng chấp nhận hay không? Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng Công ty cần phải xác định được giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm (chất lượng và mẫu mã) và phải tính đến các ảnh hưởng của môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp và thị trường để từ đó có các biện pháp điều chỉnh về giá và đưa ra giá cuối cùng cho thị trường, vừa thỏa mãn khách hàng vừa đạt được mục tiêu của Công ty.
Ngoài ra Công ty nên thực hiện tăng chiết khấu, dịch vụ thanh toán, vận chuyển, xúc tiến bán khi mua hàng, hoặc tặng % hoa hồng hoặc thưởng để kích
thích tiêu thụ. Đối với khách hàng truyền thống thì Công ty nên có các hình thức ưu đãi về giá khi mua nhiều.
5.4.3 Chính sách phân phối
Hiện nay, hệ thống phân phối của Công ty đang áp dụng hai hình thức phân phối: trực tiếp và gián tiếp (thông qua các đại lý hệ thống, siêu thị và nhà phân phối) là tương đối hợp lý, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của Công ty. Mặc dù vậy, việc quản lý hệ thống kênh là chưa hợp lý.
+ Hoàn thiện kênh phân phối trực tiếp
Tình hình phân phối trực tiếp của Công ty chưa đạt hiệu quả cao, do vấn đề về kỹ năng của các nhân viên. Do đó Công ty cần:
- Tích cực và chủ động liên hệ với khách hàng có nhu cầu, từ đó có các kế hoạch đáp ứng tích cực để có được các hợp đồng cung ứng dài hạn và có các biện pháp khuyến khích như: hình thức thanh toán, vận chuyển tận nơi… với những khách hàng mua trực tiếp số lượng lớn và có mối quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty.
- Khuyến khích đội ngũ bán hàng của Công ty nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ một cách hiệu quả nhất thông qua các chính sách hưởng lương và hoa hồng thỏa đáng dành cho những nhân viên bán được nhiều sản phẩm theo quy định của Công ty.
- Đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm tại các chi nhánh ở từng khu vực thị trường như: các hoạt động yểm trợ cho các đại lý thông qua quảng cáo, phát ”tờ rơi” để gới thiệu sản phẩm cho Công ty.
+ Hoàn thiện kênh phân phối gián tiếp
Kênh gián tiếp là kênh phân phối chủ yếu của Công ty, nó có vai trò lớn trong việc phát triển mở rộng thị trường của công ty trong các tỉnh, thành phố. Nhưng các hệ thống kênh này làm cho Công ty khó kiểm soát chặt chẽ được và dẫn đến khó nắm bắt được thông tin thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục khuyến khích hoạt động của các kênh này, để nâng cao hiệu quả hoạt động của nó, với một số biện pháp sau:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng đại lý, cùng khả năng tài chính, năng lực phân phối để điều chỉnh và cơ cấu lại hệ thống đại lý cho hiệu quả.
- Tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ các chi nhánh, đại lý nhằm đảm bảo các cam kết với Công ty.
- Có các biện pháp ưu đãi, kích thích tiêu thụ thích hợp như: các khoản chiết khấu, hình thức quảng cáo.
- Công ty áp dụng mức biểu giá bán buôn, bán lẻ mới, áp dụng mức chiết khấu cho các đại lý để kích thích họp hơn nữa trong nỗ lực tiêu thụ sản phẩm.
5.4.4 Chính sách chiêu thị
5.4.4.1 Quảng cáo
- Công ty nên tăng cường quảng cáo truyền hình: vì quảng cáo trên truyền hình là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả thu hút được khách hàng cao nhất. Kế hoạch quảng cáo gồm:
Mục tiêu quảng cáo: giới thiệu tới đông đảo khách hàng biết về hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như uy tín của Công ty. Mục tiêu này cơ bản phù hợp với mục tiêu của Công ty là hướng tới khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.
Nội dung: giới thiệu về cơ cấu tổ chức tại Công ty, các chi nhánh, cửa hàng, siêu thị…giới thiệu cho khách hàng biết về các mặt hành chính và các tiêu chí về: chất lượng, giá cả và các chế độ ưu đãi...
- Quảng cáo trên trang web: dựa trên trang web của Công ty, tiếp tục giới thiệu Công ty, các mặt hàng kinh doanh, giá cả, phương thức thanh toán, phương pháp vận chuyển, mục góp ý, mục tư vấn hướng dẫn, giải đáp và thanh toán trực tiếp nếu có thể…Để thực hiện tốt công tác này, Công ty có thể lập ra cán bộ chuyên trách về mạng, thực hiện việc thiết kế, vận hành, cập nhật thường xuyên trang web của Công ty.
- Dựng biển quảng cáo: biển quảng cáo là hình thức phổ biến nhất trong việc quảng cáo ngoài trời. Công ty cần thực hiện dựng quảng cáo bằng cách thuê
các đơn vị thiết kế biển quảng cáo chuyên nghiệp và dựng biển quảng cáo tại các vị trí gần trung tâm thành phố hoặc đường giao thông chính trên toàn quốc.
- Phát tờ rơi hay treo những áp phích mang tên, logo Công ty với những sản phẩm của Công ty.
5.4.4.2 Khuyến mãi:
Khuyến mãi là hình thức hoạt động rất hiệu quả trong chiến lược mở rông thị trường. Để tạo sức hấp dẫn hơn cần đa dạng hình thức khuyến mãi, chia nhỏ khu vực khuyến mãi và tổ chức thành từng đợt theo từng địa điểm khác nhau với các hình thức khác nhau như: chương trình bốc thăm trúng thưởng (quà tặng có giá trị...) hay bán giá ưu đãi cho những khách hàng thân quen.... nên tổ chức vào dịp cuối năm, nhằm tăng thêm niềm vui cho khách hàng.
5.4.4.3 Chào hàng cá nhân
- Thực hiện việc giao tiếp, chào hàng thường xuyên tới khách hàng, chào hàng trực tiếp đến các công ty, tổ chức, đơn vị, cá nhân tiêu dùng thông qua đội ngũ bán hàng cá nhân.
- Tham gia các hội chợ thương mại, hội trợ triễn lãm, trình bày trực tiếp mẫu mã sản phẩm để chào hàng, thu hút khách hàng quan tâm và mua sản phẩm.
- Mở lớp đào tạo và huấn luyện tư cách bán hàng cần thiết cho từng nhân viên bán hàng.
- Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo khách hàng trong và ngoài Công ty hàng năm nhằm đánh giá và thu thập các ý kiến của khách hàng về sản phẩm và các hoạt động của Công ty.
5.4.4.4 Tuyên truyền và quan hệ công chúng
- Tham gia các hoạt động tài trợ các chương trình Gameshow trên truyền hình như: vượt lên chính mình hay thấp sang niềm tin…Công ty nên tham gia nguyên góp từ thiện, tổ chức phát quà tết cho các gia đình có em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn bằng các sản phẩm của Công ty và tiền tài trợ.
- Trích quỹ phúc lợi xã hội trong Công ty để xây dựng nhà tình thương cho các gia đình nghèo trong và ngoài tỉnh.
* Ngoài ra hiện nay còn có một hình thức chiêu thị rất hiệu quả.
Đó là giới thiệu và bán hàng trên Internet. Internet được phát triển và cho phép sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, nó cho phép truyền tải thông tin với số lượg lớn. Bằng cách đưa ra các danh mục hàng hóa khổng lồ của mình trên trang Web, thì thông qua nó Công ty sẽ tạo được thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tìm kiếm đặt hàng. Công ty có thể biến trang Web của Công ty mình thành một kênh bán hàng và một kênh thông tin, vì Internet ở khắp mọi nơi nên khách hàng từ bất cứ nơi đâu trên Thế giới cũng có thể biết đến và có thể đặt mua hàng của Công ty.
Internet giúp Công ty có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin hai chiều với người tiêu dùng, khách hàng tương lai và xúc tiến giao dịch với khách hàng. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp cho Công ty nghiên cứu thị trường mà không cần rời khỏi Công ty nữa. thông qua trang Web Công ty có thể chào bán sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng, đăng thông tin tuyển dụng, đào tạo và truyền thông nội bộ và với bên ngoài.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Thị trường luôn thay đổi theo trào lưu văn hóa mới, với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay làm cho con người xuất hiện nhiều nhu cầu ngày càng cao và đa dạng hơn. Vì thế việc tìm kiếm thị trường mục tiêu đừng bao giờ dừng lại. Nếu dừng lại bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh của mình qua lớp khách hàng tiềm năng ấy thì đúng là đánh mất một thị trường rất lớn.
Việc nghiên cứu thị trường trở nên hết sức quan trọng vì bởi nó giúp đơn vị chủ động bám sát thị trường, bám sát khách hàng, khai thác tối đa tiềm năng hiện có của đơn vị để đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong cạnh tranh. Thời gian qua tuy tích cực thực hiện nhưng chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân do thiếu đội ngũ chuyên trách Marketing riêng biệt. Vì thế thời gian tới doanh nghiệp cần thành lập phòng Marketing chuyên trách để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Những chuyên viên Marketing cần được đào tạo qua các kỹ năng chuyên nghiệp và hành động theo hình thức sau:
Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khách hàng mục tiêu để có những giải pháp phù hợp. Phân tích tìm nguyên nhân từ bỏ sản phẩm của Công ty, những yếu tố nào ảnh hưởng, dự đoán khách hàng nào có khả năng là khách hàng của Công ty.
Việc thành lập bộ phận Marketing là hết sức cần thiết vì hiện nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng vì thế việc thu thập thông tin thị trường là vô cùng quan trọng. Phòng kinh doanh ngày nay vừa phải chịu trách nhiệm về các dự án, vừa thu thập thông tin tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước nhằm phục vụ công tác dự báo, vạch ra kế hoach kinh doanh. Với khối lượng công việc như thế thì phòng kinh doanh không thể đảm trách nổi trong điều kiện như hiện nay.
Tổ chức tọa đàm các kỳ hội chợ triễn lãm, thương mại tại địa phương, thông qua đó giới thiệu và giúp khách hàng tiếp cận và tìm hiểu về sản phẩm của Công ty. Từ đó có thể đánh giá mức độ hiểu biết của khách hàng trong tương lai.
Do phần lớn các thực phẩm ăn liền có đặc điểm là hàng hóa tiêu dùng, hoạt động mua sắm của các thực phẩm ăn liền thường có sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức hay thành viên và việc mua sắm mang tính chất chuyên nghiệp. Các thực phẩm ăn liền có nhiều chủng loại và có nhiều thông số phức tạp với các đặc tính kỹ thuật và công dụng khác nhau, do vậy theo số lượng và trình độ của những người tham gia vào quá trình quyết định mua càng lớn hơn và càng cao hơn. Điều này có nghĩa là để bán được các thực phẩm ăn liền của mình, các công ty cung ứng thực phẩm phải tuyển dụng một số chuyên viên, đội ngũ nhân viên bán hàng, chào hàng được đào tạo tốt về nghiệp vụ bán hàng lẫn kỹ thuật.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Về phía Công ty
Không ngừng nâng cao trình độ nhân viên và tạo điều kiện vật chất cũng như tinh thần để họ yên tâm làm nhiệm vụ của mình và khả năng gắn bó lâu dài với Công ty.
Trước hết, cần thực hiện các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, chủ động đổi mới chất lượng nguồn nhân lực của Công ty theo hướng trang bị tri thức kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật.
Chính sách lương thưởng, thăng tiến phải linh hoạt và có tác dụng tích cực trực tiếp động viên, kích thích người lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động phục vụ tận tâm cho mục tiêu phát triển bền vững cùng với Doanh nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc thoải mái, có tính cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc.
Lương bổng là yếu tố chính thu hút lao động và giữ được người lao động,