4.3.1 Môi trường vĩ mô
4.3.1.1 Yếu tố nhân khẩu học
Hiện nay Việt Nam đang là nước phát triển với dân số khoảng trên 90 triệu dân (đứng thứ 14 thế giới, thứ 3 khu vực Đông Nam Á) với tốc độ tăng bình quân 1 triệu người mỗi năm. Do vậy, đây là thị trường mục tiêu tiềm năng và triển vọng về nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ. Con người ngày nay ngày càng có ý thức cao về sự quan trọng của việc học, điều này dẫn đến nhận thức cũng như yêu cầu của con người ngày càng cao về những hàng hóa trên thị trường vì thế đây chính là thách thách rất quan trọng mà các công ty cần quan tâm.
4.3.1.2 Các yếu tố kinh tế
Là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu chi tiêu công chúng. Sức mua hiện có trong nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền.
Thu nhập:
Sự đô thị hóa tăng cũng đồng thời với mức sống tăng, bên cạnh đó thu nhập của người tiêu dùng cũng ngày một tăng lên (với mức thu nhập bình quân
3.000USD, năm 2015), nhu cầu về thực phẩm tăng đáng kể. Người dân trong thời đại công nghiệp hóa như hiện nay thì hầu hết mọi người đều bận rộn cho nên thực phẩm ăn liền đã trở thành một sự lựa chọn tối ưu và mang tính hiện đại.
Thực tế thu nhập bình quân đầu người có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, nhiều hành vi mua sắm của hộ cá nhân và gia đình sẽ được điều chỉnh tùy theo giá cả các giai đoạn hình thành.
Theo quy luật Engel thì: Trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm xuống, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng lên, nhưng tăng tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa chất lượng cao có xu hướng ngày càng tăng. Đến một mức thu nhập nào đó, tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tốc độ thu nhập.
Kinh tế:
Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước vẫn yếu nhưng có dấu hiệu khởi sắc. Ngoài việc tăng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản cũng đang là yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam. Đáng chú ý là tuy cán cân thương mại có thâm hụt nhẹ nhưng hoạt động xuất khẩu lại phát triển theo hướng tích cực. Nếu như 3 năm trước Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp thì đến nay kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như hàng điện tử, điện thoại di động đã tăng mạnh.
Các yếu tố trên đây cho thấy, Chính Phủ có cơ sở nhất định để khẳng định, quý 04 tăng trưởng kinh tế cao nhiều hơn so với quý 03 và tăng trưởng bình quân cả năm có thể đạt mức 5,3% - 5,4%. Và dự báo 2014 cũng tăng khoảng 6% so với năm 2013. Tình hình kinh tế vẫn kém lạc quan. (Tổng cục trưởng tổng cục Thống Kê).
Bên cạnh đó bộ chính trị đã cho phép tăng thâm hụt ngân sách lên 5,3% GDP và dành toàn bộ thâm hụt ngân sách cho đầu tư công để hoàn thành các công trình trọng điểm còn dỡ dang thuộc 02 lĩnh vực giao thông vận tải, vận chuyển và điện. Đây là 02 lĩnh vực them chốt và sức lan tỏa rộng nhất so với lĩnh vực kinh tế khác.
Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng, khi ngân hàng Trung Ương bắt đầu xử lý nợ xấu thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 sẽ hơn rất nhiều so với năm 2013. Nhờ đó đầu tư của khu vực tư nhân, khu vực Doanh nghiệp sẽ phục hồi trở lại.
Lạm phát
Ổn định lạm phát là một vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển của mỗi quốc gia, bởi lẽ là một trong những yếu tố đánh giá một nền kinh tế bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng và thất nghiệp. Chính vì vậy việc ổn định lạm phát là một nhiệm vụ quan trọng đặt lên vai của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã đưa ra nhận định lạc quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong những tháng cuối năm 2013 và năm 2014. Năm 2014 phấn đấu GDP tăng 6%, CPI tăng 7%.
4.3.1.3 Các yếu tố chính trị - pháp luật
Sự ổn định về chính trị là điều kiện không thể thiếu cho phát triển kinh tế thị trường, chính trị ổn định, môi trường pháp luật hòan chỉnh sẽ có sức lôi cuốn các doanh ngiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và thương mại, làm tăng khả năng cung hàng vào thị trường. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường các doanh nghiệp.
Nước ta có những thuận lợi rất cơ bản đó là chính trị, an ninh tiếp tục ổn định, kinh tế tiếp tục tăng cao, từng bước tăng trưởng tiềm lực của đất nước, các nước lớn và khu vực đều coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác quan hệ với ta. Trên Thế giới, hòa bình và hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn. Đối với khu vực, các nước ASEAN tăng cường và cũng cố đoàn kết và đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các cơ chế hợp tác trong khu vực.
Bô trưởng Bộ Công Thương, Vũ Huy Hoàng khẳng định “Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, địa phương trong hoạt động đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam như: lúa gạo, cà phê, thủy sản…Đồng thời tích cực khai thác các chương trình phát triển thị trường trong nước, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm,
Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp, Phó Thủ tướng, Hoàng Trung Hải đề nghị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo hộ sản phẩm hàng hóa nông sản nói riêng và các hàng hóa xuất khẩu khác của nước ta nói chung, tránh thiệt hại kinh tế không đáng có xảy ra. Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương quan tâm đến công tác kinh tế, theo dõi diễn biến tình hình, chủ động phòng chống lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như lưu ý thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bảo vệ môi trường sinh thái.
4.3.1.4 Các yếu tố văn hóa - xã hội
Văn hóa là một vấn đề khó nhận ra và hiểu biết thấu đáo, mặc dù nó tồn tại khắp mọi nơi và tác động thường xuyên đến kinh doanh và các quyết định Marketing.
Văn hóa có tác động riêng biệt đến thị trường, những phong tục tập quán, lối sống, thói quen tiêu dùng và thị hiếu của các tầng lớp dân cư ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô, cơ cấu nhu cầu thị trường, tức là tác động trực tiếp đến nhu cầu của từng mặc hàng và thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhìn chung, các giá trị văn hóa chủ yếu trong xã hội được thể hiện ở quan niệm hay cách nhìn nhận, đánh giá con người về bản thân mình, về mối quan hệ về thế giới. Xu hướng phổ biến hiện nay là con người đề cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, hòa nhập và cân bằng giữa ”cái tôi và chúng ta” chung sống hòa bình, bảo vệ duy trì và phát triển thiên nhiên, môi trường sinh thái. Những khái niệm Marketing trách nhiệm xã hội đang dần quen thuộc và chiếm ưu thế, do vậy các Công ty cần xây dựng hình ảnh và uy tín tốt đẹp hơn trong tâm trí người tiêu dùng và khách hàng nếu các hoạt động Marketing đáp ứng những chuẩn mực xã hội đó.
Thế giới phẳng, môi trường Marketing vi mô cận kề môi trường Marketing vĩ mô rất lớn không những quốc gia và quốc tế, đòi hỏi công tác hoạch định chiến lược và sách lược Marketing phải hướng đến tính Chân - Thiện - Mỹ vừa mang bản sắc địa phương vừa hòa nhập xu thế toàn cầu khi triển khai thực tế kinh doanh.
Ở nước ta hiện nay các chính sách về an sinh và phúc lơi xã hội vẫn tiếp tục được đảm bảo; đời sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người mất việc được quan tâm; các chính sách cho vay mua nhà ở, cho vay kinh doanh với lãi suất thấp…an sinh xã hội vẫn được giữ vững.
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu dùng và sẽ chiếm tỷ lệ cao trong những năm tới đây khi đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Theo đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành thực phẩm ăn liền hiện nay Việt Nam đang tiêu thụ một khối lượng lớn thực phẩm ăn liền.
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại hàng hóa không có nguồn gốc hay những hàng hóa có xuất xứ không tốt đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta dựa trên những truyền thống yêu nước, tinh thần cộng đồng…đã đưa ra chương trình ”Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhằm kêu gọi tinh thần dân tộc. Người trong nước nên ủng hộ hàng hóa trong nước. Một mặt đảm bảo sức khỏe, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế trong nước phát triển. Chương trình này đã tạo nên sự ảnh hưởng rất lớn đối với người tiêu dùng Việt Nam. Đây là một chính sách vô cùng ý nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.
4.3.1.5 Các yếu tố môi trường tự nhiên
Ngày nay môi trường tự nhiên ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu môi trường bị ô nhiễm thì chi phí kinh doanh sẽ cao, sự phát triển của các doanh nghiệp sẽ kém bền vững trong điều kiện các sản phẩm làm ra trong một môi trường như vậy.
Điều đáng lo ngại hiện nay là môi trường ở nước ta đang có xu hướng suy thoái rõ rệch với phạm vi ngày càng rộng. Diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp hơn, cùng với sự tác động của con người đã làm cho môi trường tự nhiên có nhiều thay đổi rất lớn cả về khí hậu lẫn môi trường đất. Diện tích đất nhiễm mặn và nhiễm phèn ngày càng nhiều đã làm cho diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Vào năm 2000, diên tích trồng lúa của nước ta là 4,47 triệu ha, nhưng đến
37.000ha diện tích trồng lúa. Hiện nay nhiều địa phương vẫn lấy đất trồng lúa để làm khu công nghiệp, tiến trình đô thị hóa ồ ạt và ảnh hưởng của khí hậu. Có thể nói diện tích trồng lúa hiện nay trở thành vấn đề ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam trong bối cảnh mà dân số nước ta vẫn tăng đều đặn và được dự báo trong 20 năm nữa lên đến 110-115 triệu người. Lúc đó Việt Nam không thể xuất khẩu gạo như hiện nay và thậm chí sẽ khó mà đảm bảo an ninh lương thực nếu diên tích trồng lúa không được duy trì một cách kiên quyết. Với những yếu tố trên đòi hỏi sự quan tâm nhiều của Chính Phủ trong việc quản lý diện tích trồng lúa hiện nay, nhằm đảm bảo nhu cầu hạt lúa không chỉ trong việc phục vụ ngành chế biến lương thực mà việc phục vụ nhu cầu lương thực là điều vô cùng quan trọng. Đồng thời đánh thức những nhận thức lẫn hành động trực tiếp của mỗi cá nhân lẫn các tổ chức.
4.3.1.6 Các yếu tố môi trường công nghệ
Ngày nay tiến bộ khoa học - công nghệ tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, ảnh hường không nhỏ đến khả năng duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và nâng cấp trang thiết bị, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Nếu doanh nghiệp biết đầu tư đúng hướng thì có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ, mở rộng thị trường sang các doanh nghiệp khác.
Tiến bộ khoa học - công nghệ làm cho chu kỳ sống của sản phẩm rút ngắn lại, tạo nhiều sản phẩm mới có chất lượng và công dụng cao hơn. Tăng cường chất lượng và tính an toàn cho sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhà nước, cơ quan thẩm quyền, quy định chất lượng sản phẩm và an tòan vệ sinh thực phẩm đối với sức khỏe và người tiêu dùng và môi trường tự nhiên. Vì vậy phần thị trường của mỗi doanh nghiệp chiếm giữ sẽ biến động lớn, thử sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhu cầu của xã hội ngày càng tăng lên cả số lượng, chất lượng những chủng loại hàng hóa. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ giúp người
làm xuất hiện thêm nhu cầu mới. Từ đó thị trường được mở rộng đến quy mô nhu cầu và sự đang dạng nhu cầu cũng tăng lên.
Các công cụ truyền thông kỹ thuật số, internet đã thay đổi tập quán và xu thế mới trong tiêu dùng. Cuộc cạnh tranh về áp dụng kỹ thuật - công ngệ mới không chỉ đem lại sản phẩm và dịch vụ mới mà còn cho phép giảm chi phí và tăng năng suất lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến các giải pháp cụ thể của Marketing.
4.3.2 Môi trường vi mô
4.3.2.1 Các yếu tố khách hàng
Trong kinh doanh khách hàng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, bởi vì không có khách hàng thì không có doanh nghiệp. Trong thời đại hiện nay, khách hàng có rất nhiều tính cách khác nhau, nhu cầu của họ ngày càng phong phú và đa dạng nên doanh nghiệp phải sản xuất nhiều sản phẩm hơn nữa để đáp ứng những nhu cầu này. Hiện nay cuộc sống ngày càng bận rộn phần lớn công việc đã chiếm gần hết thới gian của họ, nên sử dụng thức ăn nhanh sẽ là sự lựa chọn của đa số người tiêu dùng vừa tiện lợi lại vừa tiết kiệm thời gian. Hiện nay khách hàng của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi không chỉ trong nước như: 13 tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh…. mà còn cả ở nước ngoài.
Doanh nghiệp cần phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để giữ chân họ, bên cạnh đó cần phải tạo ra được nhiều dịch vụ chất lượng tốt hơn nữa cùng với những sản phẩm mới có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới và tăng mức độ trung thành của khách hàng củ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
4.3.2.2 Các yếu tố nhà cung ứng
Nhà cung cấp là một yếu tố không thể thiếu đối với các ngành sản xuất. Công ty CP Thực Phẩm Bích Chi là Công ty chuyên sản xuất những mặt hàng lương thực - thực phẩm nên nguồn nguyên liệu chủ yếu được chiết xuất từ những hạt gạo. Với lợi thế Công ty được xây dựng tại Thị xã Sa đéc Tỉnh Đồng Tháp và
Đồng Tháp lại là một trong những vùng có diện tích trồng lúa không nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nên có thể nói nhà cung cấp chủ yếu của Công ty là những người nông dân chuyên trồng lúa. Ngoài ra nhà cung cấp của Công ty còn có những công ty cung cấp trang thiết bị kỹ thuật, máy móc và những nguyên liệu khác, và hộ gia đình cũng được xem là nhà cung cấp của Công ty - cung cấp nguồn lao động cho Doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể là dân trong tỉnh hay đến