Ngày nay môi trường tự nhiên ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu môi trường bị ô nhiễm thì chi phí kinh doanh sẽ cao, sự phát triển của các doanh nghiệp sẽ kém bền vững trong điều kiện các sản phẩm làm ra trong một môi trường như vậy.
Điều đáng lo ngại hiện nay là môi trường ở nước ta đang có xu hướng suy thoái rõ rệch với phạm vi ngày càng rộng. Diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp hơn, cùng với sự tác động của con người đã làm cho môi trường tự nhiên có nhiều thay đổi rất lớn cả về khí hậu lẫn môi trường đất. Diện tích đất nhiễm mặn và nhiễm phèn ngày càng nhiều đã làm cho diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Vào năm 2000, diên tích trồng lúa của nước ta là 4,47 triệu ha, nhưng đến
37.000ha diện tích trồng lúa. Hiện nay nhiều địa phương vẫn lấy đất trồng lúa để làm khu công nghiệp, tiến trình đô thị hóa ồ ạt và ảnh hưởng của khí hậu. Có thể nói diện tích trồng lúa hiện nay trở thành vấn đề ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam trong bối cảnh mà dân số nước ta vẫn tăng đều đặn và được dự báo trong 20 năm nữa lên đến 110-115 triệu người. Lúc đó Việt Nam không thể xuất khẩu gạo như hiện nay và thậm chí sẽ khó mà đảm bảo an ninh lương thực nếu diên tích trồng lúa không được duy trì một cách kiên quyết. Với những yếu tố trên đòi hỏi sự quan tâm nhiều của Chính Phủ trong việc quản lý diện tích trồng lúa hiện nay, nhằm đảm bảo nhu cầu hạt lúa không chỉ trong việc phục vụ ngành chế biến lương thực mà việc phục vụ nhu cầu lương thực là điều vô cùng quan trọng. Đồng thời đánh thức những nhận thức lẫn hành động trực tiếp của mỗi cá nhân lẫn các tổ chức.