Môi trường của tổ chức là những yếu tố, những lực lượng nằm bên ngoài tổ chức nhưng cũng có tác động đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
lược. Chiến lược lựa chọn phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu. Môi trường của tổ chức được chia thành:
2.1.7.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về nhân khẩu học, kinh tế, pháp luật, chính trị và chính sách đường lối văn hóa - xã hội, tự nhiên, kỹ thuật công nghệ…những yếu tố này mang tính khách quan ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh theo những cách khách nhau. Mỗi yếu tố đặc thù cần được đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với ngành, ngoài ra, hai hay nhiều yếu tố môi trường vĩ mô kết hợp với nhau có thể tạo ra những ảnh hưởng tổng lực khác nhau với từng yếu tố có thể tạo ra.
2.1.7.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành là các yếu tố ngoại cảnh với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Có 05 yếu tố cơ bản đó là: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế. Ảnh hưởng chung của các yếu tố thay thế này thường là sự thật phải chấp nhận đối với các doanh nghiệp. Để đề ra được một chiến lược thành công thì phải phân tích những yếu tố đó, sự hiểu biết các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến cơ hội và nguy cơ mà ngành đó gặp phải.
2.1.7.3 Các yếu tố bên trong công ty
Qua thực trạng nội bộ tổ chức ta có thể xác định rõ các ưu, nhược điểm của công ty. Qua đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm: nhân lực sản xuất, tình hình sản xuất, kinh doanh, công tác tài chính kế toán, marketing, công tác nghiên cứu và phát triển. Việc nghiên cứu và xác định những điểm mạnh và yếu của tổ chức ngoài mục đích đưa ra những chiến lược có thể lựa chọn mặt mạnh và yếu của tổ chức ngoài mục đích đưa ra những chiến lược có thể lựa chọn, còn tạo điều kiện cho tổ chức chọn lựa hiệu quả giữa những chiến lược có khả năng thay thế.
2.1.8 Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp nhà quản trị phát triển 04 chiến lược
- Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO)
- Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO)
- Các chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST)
- Các chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT)
Sự kết hợp quan trọng bên trong bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT. Nó đòi hỏi sự phán đóan tốt, khả năng trực giác và kinh nghiệm của những nhà quản trị.
Các chiến lược SO
Sử dụng các điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố bên ngoài. Chiến lược này hoàn toàn mang tính chủ động. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hoặc WT để tổ chức có thể ở vị trí có thể áp dụng được các chiến lược SO.
Các chiến lược WO
Các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng tốt nhất cơ hội bên ngoài. Trong thực tế, sử dụng các chiến lược WO (tân dụng cơ hội và khắc phục những điểm yếu là vô cùng khó khăn, lâu dài khắc phục thì cơ hội đã mất.
Chiến lược ST
Sử dụng các điểm mạnh của tổ chức để tránh khỏi hoặc giảm những đe dọa bên ngoài.
Là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tách khỏi những đe dọa của môi trường bên ngoài. Ma trân SWOT chỉ là một trong những công cụ giúp chúng ta đề ra những biện pháp khả thi có thể chọn lựa chứ không giúp chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó không phải tất cả những chiến lược trong ma trận đều sẽ được lựa chọn trong thực tế hoạt đông của tổ chức.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, tài liệu Công ty, thông qua các trang web Công ty…để đánh giá tình hình tiêu thụ trên địa bàn nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm, sử dụng phương pháp thống kê miêu tả, phân tích số liệu thu thập được sử dụng phần mềm Microsoft Excel để hỗ trợ.
CHƯƠNG 3
SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 3.1 ĐẶC ĐIỀM VỀ CÔNG TY CP TP BÍCH CHI
3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi Bích Chi
3.1.1.1 Tiền thân của Công ty
Tên doanh ngiệp: Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Bích Chi.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến lương thực - thực phẩm. Kinh doanh xuất - nhập khẩu các loại thực phẩm: Hủ tiếu, Phở, Bún, Miến, Bánh tráng, Bánh phồng tôm và Bột thực phẩm.
Năm thành lập: 2000
Giám đốc: Phạm Thanh Bình
Sản phẩm chính: Bánh phồng tôm, Bánh phở, Hủ tiếu bột lọc, Miến, Bánh tráng, Bột dinh dưỡng các loại, Bột gạo lọc, Hủ tiếu, Bánh phở ăn liền, Cháo ăn liền…
Địa chỉ: 45X1 Nguyễn Sinh Sắc - TX Sa Đéc - Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 067.3861910 Fax: 0673.861.674
Tên giao dịch: BICH CHI FOOD JOINT STOCK COMPANY Website:http://www.bichchi.com.vn
Email:bchi-bfc@hcm.vnn.vn,bfctradeptdt@vnn.vn
Công ty Cổ phần Thực Phẩm Bích Chi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực - thực phẩm. Tiền thân của Công ty là Nhà máy bột Bích Chi được thành lập 1966 với nhiệm vụ sản xuất bột gạo lức, bột dinh dưỡng các loại, cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước.
Đến năm 2001, Chuyển thành Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi. Thực hiện Chủ trương đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước, Công ty đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Đồng Tháp tiến hành cổ phần hóa. Từ một doanh nghiệp Nhà nước đứng trước bờ vực phá sản, đến nay Bích Chi đã trở thành một doanh nghiệp ”có tiếng” của tỉnh với những sản phẩm mang nét đặc trưng của vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Được thừa hưởng vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng, cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa ĐBSCL, với diện tích nhà xưởng sản xuất khoảng 33.000m2. Công ty Bích Chi có thế mạnh trong sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao mang thương hiệu Bích Chi.
Với chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn lực đã đưa năng lực sản xuất của Công ty ngày càng tăng vọt. Và với một bộ phận quản lý năng động, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, cùng đội ngũ công nhân lành nghề Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và Công ty đã và đang xây dựng, áp dụng chương trình HACCP.
Thực phẩm Bích Chi hiện có trên 100 sản phẩm, phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của hàng vạn người tiêu dùng. Trong đó, phải kể đến các sản phẩm truyền thống làm nên danh tiếng của Bích Chi như: Bột gạo lức, Bột dinh dưỡng, Hủ tiếu bột lọc và Bột đậu các loại và các sản phẩm được chế biến từ gạo khác. Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của Công Ty. Hiểu rõ điều đó nên việc lựa chọn nguồn nguyên liệu để chế biến được Bích Chi lựa chọn rất kỹ. Sản phẩm của Bích Chi sau khi được chế biến vẫn giữ nguyên hàm lượng Vitamin trong gạo, đậu, đáp ứng cao về nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng.
Và không dừng lại ở đó, Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã phát triển nhiều sản phẩm mới như: cháo gạo lứt muối mè, bột mè đen, bột năm thứ đậu, cháo cá, cháo hải sản, cháo thịt bằm các loại bột chế biến sẵn tiện lợi như bột bánh xèo, bột bánh bò, bột bắp, bột chiên. Đặc biệt, nhằm đáp ứng cho nhịp sống công nghiệp hiện đại, phục vụ các bữa ăn nhanh của người dân, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi đã sản xuất các loại thực phẩm chế biến từ bột lọc Sa
chợ, triễn lãm trong và ngoài nước, các sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi như: canh khoai mỡ, phở chay nấm hương và hủ tiếu bột lọc luôn giành được giải thửơng lớn.
Bột dinh dưỡng, bột gạo lức và năm thứ đậu là những mặt hàng được Công ty sản xuất từ nguồn nguyên liệu bột lọc Sa Đéc nổi tiếng, và nó đã giúp cho Bích Chi từng bước chinh phục thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài. Về thương hiệu: Qua hơn 40 năm hoạt động trong ngành, thàng công của Công ty CP TP Bích Chi được minh chứng qua hàng loạt các giải thưởng lớn qua các kỳ hội chợ, triển lãm thành tựu kinh tế, sản phẩm đạt 10 huy chương vàng về Tiêu chuẩn Chất lượng và An toàn Vệ sinh Thực Phẩm như: Cúp vàng Thương hiệu Vì Sức Khỏe Công Đồng, giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà Nông…Bên cạnh đó, Công ty còn đạt các danh hiệu bằng khen do Nhà nước trao tặng như: bằng khen về thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực và sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2004 (Phòng Thương Mại và công nghiệp VN trao tặng) và nhiều bằng khen cùng chứng nhận khác do Nhà nước trao tặng.
Với phương châm: “Uy tín - chất lượng - giá cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà sản phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Indonesia, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, EU và một số nước Ả Rập.
Phạm vi kinh doanh của Công ty là thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Trong đó, thị trường trong nước 47% tỷ trọng của Công ty. Xuất khẩu chiếm 53%, các nước xuất khẩu chủ yếu là thị trường Châu Âu.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Trong doanh nghiệp cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng, nó thể hiện sự chặt chẽ của hệ thống. Việc tổ chức bộ máy phải khách quan và mang đậm tính khoa học. Cơ cấu tổ chức của doanh ngiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một công ty không thể hoạt động hiệu quả khi bộ phận quản lý lỏng lẻo. Nhưng ngược lại thì bộ máy tổ chức sẽ hỗ trợ các nhân viên trong công
tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hiện nay bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo trực tuyến tham mưu, cao nhất là Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, dưới là các phòng ban.
Nguồn: Phòng Kinh Doanh, 2012
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP TP Bích Chi * Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:
- Đại Hội Đồng Cổ Đông
Đại Hội đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, mức cổ tức, bổ sung và sửa chữa điều lệ Công ty, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty.
GĐ Nhà máy Bột- Hủ Tiếu-Phở GĐ Nhà máy Bánh Phồng Tôm Phòng KH- vật tư Phòng KD Nội địa & tiếpthị Phòng KD xuất khẩu Phòng Kỹ thuật Phòng kế toán Phân xưởng Bánh P- tôm Phân xưởng cơ khí P. TỔNG GIÁM ĐỐC (SX-Thiết bị và công nghệ) TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC (K.doanh-k. thuật và PTSP mới)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Phân xưởng Hủ tiếu- phở Phân xưởng bánh tráng Phân xưởng bột ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
- Hội Đồng Quản Trị
Hội đồng Quản Trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của HĐCĐ. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.
- Ban kiểm Soát
Ban kiểm soát là cơ quan chức năng độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty gồm 03 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm.
- Ban Điều Hành
Ban điều hành của Công ty gồm có một Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trường. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng Giám đốc.
Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc điều hành Công ty và là người đại diện Pháp luật của Công ty.
+ Số lượng CB.CNV: 424 người Các Phòng, Ban nghiệp vụ
Văn phòng đại diện: có nhiệm vụ thay mặt Công ty tiếp xúc đối tác trong việc hơp tác kinh tế, liên doanh, liên kết, nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp cận thị trường, bán, giới thiệu sản phẩm, xây dựng đại lý để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp nhận hàng hóa của Công ty để hòan tất các thủ tục xuất - nhập khẩu hoặc giao hàng cho các đại lý, khách hàng theo hợp đồng. Cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Công ty kịp thời đúng số lượng, chất lượng. Tham mưu cho Ban TGĐ việc đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp ở các khu vực.
Phòng Hành Chính – Kế Toán: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức nhân sự của Công ty; theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động; tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hoạch toán, báo cáo số liệu kế toán, thống kê tài chính phù hợp với điều kiện thực tế và đúng quy định; Theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, phân tích tình hình tài chính không để thất thoát tài sản.
Phòng Kinh Doanh & Tiếp thị: có nhiệm vụ cân đối kế hoạch cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất; xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi Công ty đã ký kết; phối hợp với phòng Hành chính – Kế toán theo dõi công nợ, các định mức kinh tế kỹ thuật, các hợp đồng kinh tế; điều động đội vận tải. Tham gia xúc tiến thương mại qua các kỳ Hội chợ, phát triển mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Phòng Xuất - nhập khẩu: lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tham mưu với lãnh đạo tham gia xúc tiến thương mại tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài.
Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ xem xét và theo dõi các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm; thực hiện hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm; đề xuất các biện pháp xử lý kỹ thuật có biến động về chất lượng nguyên liệu và thành phẩm; sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, nghiên cứu cải