Là một yếu tố cạnh tranh của Công ty trong hoạt động kinh doanh. Chính sách giá cả cùng với chính sách sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm là hai vũ khí cạnh tranh chính của Công ty. Mặc dù, Công ty định hướng hoạt động theo nhu cầu thị trường, sản xuất theo nhu cầu thị trường. Việc định giá của Công ty vẫn dựa trên cơ sở chi phí phải có lãi. Chi phí là một yếu tố trong giá cả của Công ty và là nhân tố cạnh tranh chủ yếu của giá.
Giá cả sản phẩm = chi phí sản xuất + lợi nhuận
Bảng 4.2: Giá của một số sản phẩm của Công Ty so với Công ty khác, năm 2013
Tên sản phẩm Công ty Bích Chi Giá / sản phẩm Công ty ViFon Giá / sản phẩm Công ty vina Acecook Giá / sản phẩm Hủ tiếu Nam Vang
4.000 (gói 60g) 4.500 (gói 60g) 5.200 (gói 60g)
Phở bò ăn liền 4.000 (gói 60g) 4.600 (gói 65g) 7.300 (gói 75g) Cháo thịt bằm 2.500 (gói 50g) 3.000 (gói 50g) 8.500 (ly 50g)
Miến thịt bằm 7.000 (gói 60g) - 8.500 (gói 55g)
Bún rêu cua 6000 (ly 50g) 6.500 (gói 80g) 6.000 (gói 80g)
Nguồn: Tác giả, 2013
Đối với mỗi công ty thì giá cả luôn ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh về thương hiệu và thị phần của sản phẩm, và hơn thế nữa nó cũng ảnh hưởng đến
thu nhập và lợi nhuận công ty. Hiện nay, giá cả sản phẩm của Công ty Bích Chi rất đa dạng, giá giao động từ 4.000 đồng đến 25.000 đồng.
Hiện nay, một số mặt hàng của Công ty đang định giá tương đối thấp với hy vọng sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng và nhanh chóng được nhiều thị phần. Do Công ty có lợi thế trong hầu hết các sản phẩm đầu vào và có chính sách quan hệ tốt, nên sản phẩm đầu vào có giá rẻ.
Do chiến lược chung của Công ty là thâm nhập và mở rộng thị trường, do vậy cùng với chính sách sản phẩm là có chất lượng cao, thì chính sách giá cả cũng phải hợp lý, một mức giá cả trung bình sẽ đảm bảo sự cạnh tranh cho Công ty. Nhưng điều khó khăn của Công ty là chất lượng lao động cùng máy móc còn chưa cao, mô hình tổ chức sản xuất chưa thật sự phù hợp, do đó dẫn đến việc thực hiện chiến lược này chưa có hiệu quả cao.
Hiện nay do Công ty áp dụng hệ thống chất lượng ISO và HACCP trong sản xuất đã làm cho chi phí và giá thành sản phẩm lên cao. Qua cuộc thăm dò ý kiến từ một số khách hàng thì hiện tại giá sản phẩm của Công ty tương đương với giá của các sản phẩm của các công ty khác, nhưng là khá cao so với các sản phẩm cùng loại của các công ty chưa có thương hiệu trên thị trường nội địa, nhưng nếu so về chất lượng thì giá cả hiện nay là phù hợp, được người tiêu dùng chấp nhận. Chẳng hạn, giá một gói hủ tiếu nam Vang 4000đồng/ gói 60g, giá của phở ăn liền là 4000 đồng/gói 60g. Nhưng so với đối thủ cạnh tranh lớn mạnh là công ty Acecook hay ViFon thì giá sản phẩm của Công ty thấp hơn.
Vì vậy, trong tương lai với xu thế cạnh tranh thương hiệu gay gắt, Công ty nên chú trọng xem xét lại giá cả của sản phẩm để giữ vững vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Khi định giá Công ty cần phải xem xét đến các yếu tố sau: mục tiêu định giá, nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, xác định giá thành sản phẩm của Công ty, quan tâm đến khách hàng, thị trường và các yếu tố của thị trường, đối thủ cạnh tranh và chi phí sản xuất sản phẩm, và phải quản lý một cách chặt chẽ.