Công ty là một doanh nghiệp sản xất có quy mô vừa và nhỏ các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, phục vụ phần lớn cho nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, đòi hỏi Công ty phải trang bị cho mình một hệ thống kết cấu công nghệ tương đối lớn bao gốm các phân xưởng, tổ - đội sản xuất và khâu tiêu thụ.
Trước năm 2000, từ khi bắt đầu sản xuất, sản phẩm của Công ty chủ yếu là được làm bằng tay, năng suất không cao và mất nhiều nhân công. Để khắc phục hiện trạng đó, Công ty đã nhập dây chuyền sản xuất của Trung Quốc và từng bước cải tiến công nghệ bằng cách thay thế các bộ phận, và đến năm 2006, Công ty cải tiến thành công dây chuyền sản xuất. Ngày nay, để không ngừng nâng cao
liệt, xuất phát từ nhận định: ”Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng cao sẽ càng tăng”, trong những năm qua, Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã chú trọng xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại, với năng lực sản xuất 10 tấn sản phẩm/ngày, trong chương trình Đậu Nành hợp tác quốc tế giữa trường đại học Cần Thơ và trường đại học Idinois - Hoa Kỳ. Chương trình được tổ chức MCC (Mennoite Centra Committee) tài trợ trang thiết bị - khoa học kỹ thuật, với trang thiết bị này, công nghệ “Ép đùn- chín khô” (Dry Extrusion Cooking) lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam đã làm cho chất lượng bột dinh dưỡng được nâng lên.
Áp dụng công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại để cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Với chiến lược tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giúp Bích Chi phát huy tối đa lợi thế của vùng nguyên liệu đặc sản quê hương để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, góp phần đem hương vị đặc trưng quê hương đến với mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế. Hiện nay Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và chương trình HACCP.
4.3.3.4 Năng lực nghiên cứu - phát triển
Bộ phận nghiên cứu - phát triển ở Công ty không có phòng ban riêng, nó chỉ là một chức năng của phòng Kỹ thuật và phòng KCS, nhằm nghiên cứu và phát triển sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là kiểm định hệ số chất lượng các nguyên liệu, vật liệu đầu vào (nguồn nguyên liệu thu mua từ các vựa nông sản…) mua và cho vào quá trình sản xuất. Kiểm tra hệ số công suất của máy móc sản xuất, tình hình máy móc, thiết bị sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra (các lọai thực phẩm - ăn liền). Việc nghiên cứu các sản phẩm mới, mẫu mã mới cho các sản phẩm, nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất cho hiệu quả trong Công ty thực sự được chú trọng nhiều.
4.3.3.5 Quan hệ giữa các bộ phận
bên trong tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của Công ty. Đó là điều kiện để quán trình hoạt động của Công ty được diễn ra thông suốt. Sự phân chia đánh giá không hợp lý, các bộ phận hợp tác rời rạc, thiếu gắn bó sẽ làm cho quá trình phân phối bị gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động của các phòng ban khác cũng như kết quả hoạt động của Công ty. Tuy nhiên phải có sự cạnh tranh ở mức độ vừa phải sẽ thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên. Nhà quản trị phải biết giao quyền, giao việc, khen thưởng cũng như xử phạt một cách hợp lý nhằm tạo sự công bằng, mến phục của nhân viên.
4.3.3.6 Năng lực thông tin
Năng lực thông tin cũng rất quan trọng đối với Công ty, nó có vai trò trong xử lý các đơn đặt hàng và ký kết hợp đồng, giúp các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt thông tin trong diện rộng như: giúp Công ty nhận biết được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, các quyết định đến các phòng ban, được thực hiện qua một hệ thống các văn bản, chứng từ.
Hiện nay Công ty đã trang bị và thiết lập mạng máy tính cục bộ (mạng LAN) phục vụ cho việc quản lý thông tin, văn bản, mở trang web riêng về thông tin của Công ty….nhưng chưa chú trọng đến việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc bán hàng trên mạng.
Trên đây là thực trạng năng lực của Công ty Cổ phần Thực Phẩm Bích Chi trong quá trình xây dựng và phát triển. Nó giúp ta nắm được khái quát nguồn nhân lực của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.4 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MARKETING – MIX TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DỤNG MARKETING – MIX TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bích Chi từng là một doanh nghiệp duy nhất tại Đồng Tháp sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng trước đây, do sự cạnh tranh trong ngành không cao, việc sản xuất và phân phối theo cơ chế quản lý tập trung bao cấp, do đó thì vai trò của Marketing là không quan trọng và hầu như không được áp dụng. Nhưng cho đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong nước và nứơc ngoài cạnh tranh nhau vô cùng
Marketing và Công ty có ứng dụng vào sản xuất kinh doanh đã đem lại cho Công ty những kết quả nổi trội, được thể hiện trong kết quả sản xuất kinh doanh. Song bên cạnh đó việc ứng dụng chính sách Marketing của Công ty vẫn còn thiếu xót.
4.4.1 Những tồn tại của việc ứng dụng Marketing trong phát triển thị trường của Công ty trường của Công ty
Công ty có định hướng đúng đắn trong chính sách kinh doanh chung và chính sách Marketing - mix trong việc phát triển thị trường. Song nó vẫn còn nhiều tồn tại về nền móng cho việc áp dụng Marketing như là môi trường tổ chức nội bộ, điều kiện riêng của Công ty, công tác cán bộ và kế hoạch, các hoạt động hỗ trợ Marketing làm cho việc áp dụng Marketing của Công ty chưa đạt hiệu quả nhiều.
Mặc dù, Công ty đã bao phủ được phần lớn thị phần, kết quả hoạt động kinh doanh tương đối ổn định và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Một vấn đề nữa mà cũng là vấn đề tồn tại không nhỏ trong việc áp dụng Marketing, đó là Công ty làm Marketing nhưng các cán bộ đảm trách về Marketing có năng lực chuyên môn hầu như vẫn chưa được phát huy tuyệt đối. Điều đó dẫn đến việc hoạch đinh chiến lược Marketing vẫn còn hạn chế, việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động thị trường cũng bị hạn chế theo.
Công ty là một doanh nghiệp sản xuất lớn, muốn thực hiện bao phủ thị trường thì ngoài việc không ngừng đổi mới công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh, bên cạnh đó sự đóng góp của chính sách Marketing là không thể thiếu, nhưng ở Công ty việc đưa ra một quỹ riêng cho hoạt động này là hầu như rất nhỏ, việc tiêu thụ sản phẩm lại chủ yếu là do bộ phận bán hàng, các hoạt động khuếch trương, bỗ trợ kinh doanh chỉ diễn ra bộc phát, theo từng chu kỳ riêng biệt. Công cụ làm vũ khí cạnh tranh của Công ty vẫn là chất lượng sản phẩm và giá cả của nó.
Công ty không có được đội ngũ chuyên trách làm nhiệm vụ dự báo thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để chủ động cải tiến mẫu mã, nên màu sắc bao bì ít nổi bật nên dẫn đến việc chưa thu hút được người tiêu dùng.
4.4.2 Nguyên nhân cơ bản của việc thực hiện chính sách Marketing - mix trong Công ty không hiệu quả mix trong Công ty không hiệu quả
- Do thị trường kinh doanh trở nên sôi động, do nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cùng kinh doanh tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh doanh thu hẹp.
- Do ảnh hưởng sự bất ổn định về kinh tế của khu vực Châu Âu là một trong những nước mà Công ty xuất khẩu sản phẩm với số lượng lớn đã làm cho thị trường trong nước và ngoài nước của Công ty đang đứng trước nguy cơ thu hẹp.
- Tuy hiện nay, Công ty đã có phòng kinh doanh nhưng vẫn chưa có một bộ phận Marketing riêng và cán bộ có kiến thức chuyên môn về Marketing không nhiều để có thể lập nhiều kế hoạch, thực hiện và việc kiểm tra việc thực hiện các chương trình Marketing đạt nhiều hiệu quả. Công tác này do phòng kinh doanh đảm nhiệm và chủ yếu là công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Công ty vẫn chưa chú trọng đến việc xây dựng chính sách khuyến mãi, chiết khấu bán hàng cho những đại lý hay thái độ phục vụ tận tình, giao hàng tận nhà qua điện thoại.
- Nguồn kinh phí cho Marketing rất hạn hẹp và chủ yếu trích từ các quỹ hay chỉ là một bộ phận của chi phí bán hàng theo từng thời kỳ. Doanh nghiệp chưa thực sự chủ động với nguồn kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp. Cho nên trong thời gian qua các hình thức quảng cáo của Công ty chưa đa dạng và chưa gây ấn tượng đối với khách hàng, nhất là đối với đối thủ cạnh tranh thì đây là điểm yếu mà đơn vị cần khắc phục để sớm đưa hình ảnh của Công ty vào sâu nhận thức của khách hàng. Vì thế để cải thiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần thiết kế những mẫu quảng cáo với nội dung ấn tượng độc đáo. Đặc biệt là nhấn mạnh thương hiệu.
- Nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là việc thực hiện các chính sách Marketing chưa hiệu quả.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
5.1 NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Nếu trước đây nhắc tới thực phẩm ăn liền, người ta nghĩ ngay đến loại thực phẩm chỉ để ăn qua bữa, đỡ đói, thì giờ đây thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm cao cấp chứa: tôm, thịt, cá, mực, gà…giúp người tiêu dùng không chỉ no mà còn có được nhiều chất dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn liền hiện nay không còn bó buộc trong phạm vi “mì gói” mà có đến hàng trăm loại sản phẩm ra đời trên nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng thức thời nhu cầu người tiêu dùng. Theo đó mẫu mã bao bì cũng bắt mắt hơn. Từ gói giấy đơn giản cho đến gói nhựa, ly, tô…với đầy đủ muỗng, đủa phục vụ nhu cầu tại chỗ. Có thể thấy chưa bao giờ nhu cầu về thực phẩm ăn liền của con người trở nên cấp bách như hiện nay. Trên Thế giới đón nhận thực phẩm ăn liền như một xu hướng tất yếu của cuộc sống công nghiệp. Không có quốc gia nào từ chối thực phẩm ăn liền.
Các ngành hàng sản phẩm ăn liền được chế biến từ gạo như: hủ tiếu, bánh phở, bún khô… Khi nhiều ngành khác bị ảnh hưởng bởi đợt suy thoái, thì ngành hàng này từng bước phát triển theo xu hướng riêng. Nhu cầu về những sản phẩm thực phẩm Việt, đặc biệt là thực phẩm ăn liền không hề có xu hướng giảm xuống. Theo BMI, hàng thực phẩm ăn liền được dự báo tăng trưởng bình quân hàng năm là 9.1% đến năm 2016 và mức tiêu thụ kỳ vọng đạt 30.56 tỷ USD. Đây được đánh giá là tốc độ gây ấn tượng.
Do lo sợ về an tòan vệ sinh thực phẩm nhiều gia đình trong những năm gần đây đã tăng cường việc đầu tư nấu ăn ở nhà. Từ đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ gạo như: bánh phở, bánh đa, cháo ăn liền, hủ tiếu, bún gạo, các loại bột làm bánh xèo, bánh canh… tăng lên. Số liệu thị trường Việt Nam cho thấy mức tiêu thụ sản phẩm chế biến từ gạo ăn liền còn khiêm tốn. Đứng đầu là ngành mì ăn liền chiếm 91%, phở 5%, hủ tiếu 2%, bún 1,2%. Nhưng hiện nay thị trường thực
trưởng giảm (chỉ còn 5%), trong khi đó mức tăng trưởng của thực phẩm ăn liền gốc gạo là 10%. Các doanh nghiệp khẳng định cơ hội tăng trưởng cho ngành này còn rất lớn.
Hiện nay, ở Công ty Bích Chi các mặt hàng này đạt mức tăng trưởng hàng năm khoảng 20% - 30%. Chất lượng là sự sống còn của Công ty. Hiểu rõ điều đó nên việc lựa chọn nguồn nguyên liệu để chế biến được Bích Chi thực hiện kỹ càng. Thực phẩm của Bích Chi sau khi chế biến vẫn giữ nguyên hàm lượng Vitamin trong gạo, đậu, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng. Viêc bảo quản theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn nằm trong sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của Bam Giám đốc và quản lý phân xưởng. Bích Chi đã áp dụng thành công hệ thống chất lượng ISO 9001:2008, ứng dụng công nghệ ”ép đùn - chín khô” và thực hiện tiêu chuẩn HACCP. Nhờ đó, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của Công ty đã không ngừng gia tăng.
Theo yêu cầu của khách hàng, những sản phẩm mới phục vụ bữa ăn công nghiệp lần lượt được sản xuất như: phở, hủ tiếu, bánh tráng. Đây là sản phẩm ăn liền tiện lợi, bổ dưỡng…với hương vị đặt trưng thuần Việt. Hiện nay Bích Chi có khoảng 100 sản phẩm được sản xuất từ gạo. Đặc biệt Bích Chi còn nghiên cứu và sản xuất thành công Bánh phồng tôm là mặt hàng đặc sản vùng Sa Đéc với nhiều chủng loại.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP thực phẩm Bích Chi là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam. Với phương châm ”Uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh” và chiến lược sản xuất, kinh doanh đúng đắn, Công ty Bích Chi khẳng định được thế mạnh của mình trên thị trường. Ngoài tiêu thụ trong nước Bích Chi đã xuất khẩu hàng hóa sang nhiều nước Châu Á, Châu Úc và các nước EU…Từ đó, Bích Chi không ngừng nổ lực mang hương vị quê hương Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè Thế giới.
Thị trường đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ Doanh nghiệp nào, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm và thị trường và đáp ứng nhu cầu thị
vào đó là tình hình biến động nền kinh tế Thế giới và khu vực buộc các doanh nghiệp không thể ngồi yên để khách hàng tìm đến mình để mua sản phẩm mà bắt buộc doanh nghiệp phải tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Muốn vậy doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu thị trường tìm cho mình những thị trường thích hợp nhất. Với những con số dự báo về thị trường thật chính xác. Trong thời gian qua Công ty sản xuất bình quân khoảng 3000 tấn/năm các loại bánh phở, hủ tiếu, bún các loại. Nhưng với cơ hội thị trường như hiện nay Công ty sẽ gia tăng sản lượng bình quân các mặt hàng này lên 20%.
Có thể nói thực phẩm ăn liền tại Việt Nam đang thực sự bùng nổ trong cuộc đua chinh phục người tiêu dùng của các nhà sản xuất mà tâm điểm là cho ra đời những sản phẩm mới – tiện lợi nhưng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng xu hướng của người tiêu dùng tương lai. Vì vậy, sản phẩm nào sớm được hỗ trợ công nghệ cao sẽ càng dễ dàng chiếm niềm tin của người tiêu dùng. Đó là thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, dù với một sản phẩm bán “đại trà” như thực phẩm ăn liền nhưng chiến lược phải luôn cải tiến kịp thời. Chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, biết lắng nghe và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu cũng như túi tiền của người mua.
5.2 MỤC TIÊU KINH DOANH
Trong phần phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc ứng dụng