mix trong Công ty không hiệu quả
- Do thị trường kinh doanh trở nên sôi động, do nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cùng kinh doanh tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh doanh thu hẹp.
- Do ảnh hưởng sự bất ổn định về kinh tế của khu vực Châu Âu là một trong những nước mà Công ty xuất khẩu sản phẩm với số lượng lớn đã làm cho thị trường trong nước và ngoài nước của Công ty đang đứng trước nguy cơ thu hẹp.
- Tuy hiện nay, Công ty đã có phòng kinh doanh nhưng vẫn chưa có một bộ phận Marketing riêng và cán bộ có kiến thức chuyên môn về Marketing không nhiều để có thể lập nhiều kế hoạch, thực hiện và việc kiểm tra việc thực hiện các chương trình Marketing đạt nhiều hiệu quả. Công tác này do phòng kinh doanh đảm nhiệm và chủ yếu là công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Công ty vẫn chưa chú trọng đến việc xây dựng chính sách khuyến mãi, chiết khấu bán hàng cho những đại lý hay thái độ phục vụ tận tình, giao hàng tận nhà qua điện thoại.
- Nguồn kinh phí cho Marketing rất hạn hẹp và chủ yếu trích từ các quỹ hay chỉ là một bộ phận của chi phí bán hàng theo từng thời kỳ. Doanh nghiệp chưa thực sự chủ động với nguồn kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp. Cho nên trong thời gian qua các hình thức quảng cáo của Công ty chưa đa dạng và chưa gây ấn tượng đối với khách hàng, nhất là đối với đối thủ cạnh tranh thì đây là điểm yếu mà đơn vị cần khắc phục để sớm đưa hình ảnh của Công ty vào sâu nhận thức của khách hàng. Vì thế để cải thiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần thiết kế những mẫu quảng cáo với nội dung ấn tượng độc đáo. Đặc biệt là nhấn mạnh thương hiệu.
- Nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là việc thực hiện các chính sách Marketing chưa hiệu quả.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
5.1 NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Nếu trước đây nhắc tới thực phẩm ăn liền, người ta nghĩ ngay đến loại thực phẩm chỉ để ăn qua bữa, đỡ đói, thì giờ đây thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm cao cấp chứa: tôm, thịt, cá, mực, gà…giúp người tiêu dùng không chỉ no mà còn có được nhiều chất dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn liền hiện nay không còn bó buộc trong phạm vi “mì gói” mà có đến hàng trăm loại sản phẩm ra đời trên nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng thức thời nhu cầu người tiêu dùng. Theo đó mẫu mã bao bì cũng bắt mắt hơn. Từ gói giấy đơn giản cho đến gói nhựa, ly, tô…với đầy đủ muỗng, đủa phục vụ nhu cầu tại chỗ. Có thể thấy chưa bao giờ nhu cầu về thực phẩm ăn liền của con người trở nên cấp bách như hiện nay. Trên Thế giới đón nhận thực phẩm ăn liền như một xu hướng tất yếu của cuộc sống công nghiệp. Không có quốc gia nào từ chối thực phẩm ăn liền.
Các ngành hàng sản phẩm ăn liền được chế biến từ gạo như: hủ tiếu, bánh phở, bún khô… Khi nhiều ngành khác bị ảnh hưởng bởi đợt suy thoái, thì ngành hàng này từng bước phát triển theo xu hướng riêng. Nhu cầu về những sản phẩm thực phẩm Việt, đặc biệt là thực phẩm ăn liền không hề có xu hướng giảm xuống. Theo BMI, hàng thực phẩm ăn liền được dự báo tăng trưởng bình quân hàng năm là 9.1% đến năm 2016 và mức tiêu thụ kỳ vọng đạt 30.56 tỷ USD. Đây được đánh giá là tốc độ gây ấn tượng.
Do lo sợ về an tòan vệ sinh thực phẩm nhiều gia đình trong những năm gần đây đã tăng cường việc đầu tư nấu ăn ở nhà. Từ đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ gạo như: bánh phở, bánh đa, cháo ăn liền, hủ tiếu, bún gạo, các loại bột làm bánh xèo, bánh canh… tăng lên. Số liệu thị trường Việt Nam cho thấy mức tiêu thụ sản phẩm chế biến từ gạo ăn liền còn khiêm tốn. Đứng đầu là ngành mì ăn liền chiếm 91%, phở 5%, hủ tiếu 2%, bún 1,2%. Nhưng hiện nay thị trường thực
trưởng giảm (chỉ còn 5%), trong khi đó mức tăng trưởng của thực phẩm ăn liền gốc gạo là 10%. Các doanh nghiệp khẳng định cơ hội tăng trưởng cho ngành này còn rất lớn.
Hiện nay, ở Công ty Bích Chi các mặt hàng này đạt mức tăng trưởng hàng năm khoảng 20% - 30%. Chất lượng là sự sống còn của Công ty. Hiểu rõ điều đó nên việc lựa chọn nguồn nguyên liệu để chế biến được Bích Chi thực hiện kỹ càng. Thực phẩm của Bích Chi sau khi chế biến vẫn giữ nguyên hàm lượng Vitamin trong gạo, đậu, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng. Viêc bảo quản theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn nằm trong sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của Bam Giám đốc và quản lý phân xưởng. Bích Chi đã áp dụng thành công hệ thống chất lượng ISO 9001:2008, ứng dụng công nghệ ”ép đùn - chín khô” và thực hiện tiêu chuẩn HACCP. Nhờ đó, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của Công ty đã không ngừng gia tăng.
Theo yêu cầu của khách hàng, những sản phẩm mới phục vụ bữa ăn công nghiệp lần lượt được sản xuất như: phở, hủ tiếu, bánh tráng. Đây là sản phẩm ăn liền tiện lợi, bổ dưỡng…với hương vị đặt trưng thuần Việt. Hiện nay Bích Chi có khoảng 100 sản phẩm được sản xuất từ gạo. Đặc biệt Bích Chi còn nghiên cứu và sản xuất thành công Bánh phồng tôm là mặt hàng đặc sản vùng Sa Đéc với nhiều chủng loại.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP thực phẩm Bích Chi là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam. Với phương châm ”Uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh” và chiến lược sản xuất, kinh doanh đúng đắn, Công ty Bích Chi khẳng định được thế mạnh của mình trên thị trường. Ngoài tiêu thụ trong nước Bích Chi đã xuất khẩu hàng hóa sang nhiều nước Châu Á, Châu Úc và các nước EU…Từ đó, Bích Chi không ngừng nổ lực mang hương vị quê hương Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè Thế giới.
Thị trường đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ Doanh nghiệp nào, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm và thị trường và đáp ứng nhu cầu thị
vào đó là tình hình biến động nền kinh tế Thế giới và khu vực buộc các doanh nghiệp không thể ngồi yên để khách hàng tìm đến mình để mua sản phẩm mà bắt buộc doanh nghiệp phải tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Muốn vậy doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu thị trường tìm cho mình những thị trường thích hợp nhất. Với những con số dự báo về thị trường thật chính xác. Trong thời gian qua Công ty sản xuất bình quân khoảng 3000 tấn/năm các loại bánh phở, hủ tiếu, bún các loại. Nhưng với cơ hội thị trường như hiện nay Công ty sẽ gia tăng sản lượng bình quân các mặt hàng này lên 20%.
Có thể nói thực phẩm ăn liền tại Việt Nam đang thực sự bùng nổ trong cuộc đua chinh phục người tiêu dùng của các nhà sản xuất mà tâm điểm là cho ra đời những sản phẩm mới – tiện lợi nhưng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng xu hướng của người tiêu dùng tương lai. Vì vậy, sản phẩm nào sớm được hỗ trợ công nghệ cao sẽ càng dễ dàng chiếm niềm tin của người tiêu dùng. Đó là thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, dù với một sản phẩm bán “đại trà” như thực phẩm ăn liền nhưng chiến lược phải luôn cải tiến kịp thời. Chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, biết lắng nghe và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu cũng như túi tiền của người mua.