Để có được chính sách kinh doanh hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa cần phải phân tích ma trận SWOT như sau:
Bảng 5.1: Các chiến lược ma trận kết hơp
SWOT
Các cơ hội (O)
1. Kinh tế xã hội phát triển thu nhập, sức mua của người tiêu dùng tăng.
2. Việt Nam gia nhập WTO.
3. Tiếp cận nền khoa học hiện đại.
4. Tiềm lực thị trường nội địa rất lớn.
Các mối đe dọa (T)
1. Đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh.
2. Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng cao.
3. Biến đổi giá của các nguồn nguyên vật liệu. 4. Việt Nam gia nhập AFTA.
5. Trên thị trường có nhiều sản phẩm thay thế.
Những điểm mạnh (S)
1. Thương hiệu đã được khẳng định.
2. Hệ thống phân phối rộng.
3. Nguồn nhân lực dồi dào.
4. Áp dụng tiêu chuẩn HACCP vào quy trình sản xuất.
5. Thừa hưởng lợi thế vùng bột lộc Sa Đéc nằm ngay vựa lúa ĐBSCL.
Các chiến lược (SO) S12345 + O1234: chiến lược thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có và phát triển thị trường mới. Các chiến lược (ST) S13456 + T235: chiến lược kết hợp từ phía sau. Những điểm yếu (W) 1. Chưa khai thác hết thị trường tiềm năng trong nước.
2. Công tác Marketing chưa mạnh so với đối thủ cạnh tranh.
3. Công nghệ có đầu tư nhưng chưa hiện đại. 4. Trình độ tay nghề chưa cao so với đối thủ.
Các chiến lược (WO) W1234 + O1245: chiến lược thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có và tăng cường phát triển thị trường mới. W34 + O135: chiến lược kết hợp chiều ngang. Các chiến lược (WT) W234 + T145: chiến lược hợp tác với đối thủ cạnh tranh về công nghệ.
Để thực hiện chiến lược trong ma trận SWOT, Công ty cần phải:
+ Chiến lược thâm nhập thị trường: Dựa vào danh hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp, dây chuyền sản xuất hiện đại và nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao, sức mua của người tiêu dùng càng mạnh, thị trường nội địa đầy tiềm năng, Công ty nên tìm kiếm thị phấn tăng lên cho các sản phẩm hiện đại và dịch vụ trên thị trường hiện có thông qua các nỗ lực Marketing nhiều hơn.
+ Chiến lược hợp tác với đối thủ cạnh tranh về công nghệ: Do công tác Marketing hiện tại của Công ty chưa mạnh so với đối thủ cạnh tranh và công nghệ mặc dù có sự đầu tư nhưng vẫn mang tính chất thủ công chưa hiện đại. Trên thị trường nhiều đối thủ ngày càng lớn mạnh hơn, cạnh tranh gay gắt hơn, ngày càng có nhiều sản phẩm thay thế vì vậy cần có sự hợp tác.
+ Chiến lược kết hợp về phía sau: Công ty nên tìm kiếm cho mình quyền kiểm soát và sở hữu các nhà cung cấp của doanh nghiệp để có thể đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
+ Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: Hợp tác với đối thủ cạnh tranh về mặt công nghệ.
Qua những phân tích trên thì trong thời gian tới Công ty muốn phát triển mở rộng thị trường nên sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường mới và củng cố thị trường hiện có để tiếp tục nâng cao uy tín thương hiệu Bích Chi.