Sự khủng hoảng kinh tế của các nước trên Thế giới hiện nay, đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng xuất khẩu của Công ty ở thị trường các nước, trong khi đó thì thị trường nội địa thì có nhiều tiềm năng phát triển, vì vậy Công ty nên đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước để đảm bảo lợi nhuận.
Thị trường thực phẩm ăn liền thường được phân đọan theo hai tiêu chí địa lý và tiêu chí khách hàng phục vụ. Nếu phân theo tiêu chí địa lý, thì thị trường thực phẩm ăn liền chia thành ba khu vực chính: thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam, trong đó đại diện chính cho các thị trường
này là các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Nếu phân theo tiêu chí khách hàng phục vụ thì thị trường thực phẩm ăn liền chia thành khu vực thị trường sau: thị trường thực phẩm ăn liền cho người tiêu dùng trong gia đình, thị trường phục vụ cho các bữa ăn công nghiệp, thị trường tiêu dùng cho người thành thị và nông thôn.
Thông thường thực phẩm ăn liền được phân đoạn theo hai tiêu chí trên. Mức độ hấp dẫn của mỗi khúc thị trường là không giống nhau. Trong đó khu vực phía Nam hấp dẫn nhất, chiếm trên 50% thị trường trong nước, đây là khu vực thị trường có tốc độ phát triển kinh tế lớn nhất trong cả nước và vì vậy, nó có xu hướng về nhu cầu ẩm thực cũng rất nhiều. Do đó, trong những năm tới thị trường này vẫn là thị trường trọng tâm của Công ty.
Khu vực thị trường miền Bắc cũng có khả năng hấp dẫn cao, chiếm 20% thị trường trong cả nước, tiềm năng phát triển của thị trường này ngày càng lớn hơn và dần ngang bằng với thị trường miền Nam.
Khu vực miền Trung cũng có tiềm năng phát triển cao. Nhưng nhìn vào năng lực của Công ty như hiện nay thì hai thị trường miền Nam và miền Bắc là chủ yếu trong chiến lược phát triển của Công ty.