Thiên nhiên gắn bó hài hòa với tâm trạng con người

Một phần của tài liệu Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn nguyễn kiên (Trang 86)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thiên nhiên gắn bó hài hòa với tâm trạng con người

Trong truyện ngắn Nguyễn Kiên thiên nhiên có những sắc thái gần gũi, gắn bó hài hòa với cảm xúc, tâm trạng con người.

Thân Luyến yêu nhau nhưng chiến tranh li tán, hai người không đến được với nhau. Thân lấy vợ nhưng vợ bị bệnh nặng rồi chết, để lại cho Thân

hai đứa con nhỏ và một bà mẹ già. Luyến cũng vất vả không kém: chồng chị hy sinh trong trận phục kích của giặc, Luyến ở với mẹ chồng và đứa con. Sau những năm tháng long đong, lận đận về tình duyên, hạnh phúc hai người gặp lại nhau và tìm lại những kỉ niệm xa xưa. Có lẽ vì thế mà trong truyện ngắn này Nguyễn Kiên nói nhiều tới bến đò, con đò, nhịp cầu - phương tiện giao nối đôi bờ, tín hiệu gặp gỡ, tín hiệu vui: “Một hôm, Thân có việc phải lên tỉnh, về đến bến đò Mai Lĩnh thì trời đã xế chiều. Anh trông thấy Luyến rửa cỏ ở ven sông. Anh định đi thẳng xuống bến, nhưng đò còn ở bên kia sông nên sau một lúc ngần ngừ, anh đi lại chỗ Luyến, vờ rửa chân rồi đánh tiếng... Tới bến đò Mai Lĩnh, Luyến bỗng giật mình vì trông thấy Thân sang đò” [32, 7,25], “Con đò đã lững thững sang tới bờ bên này” [32, 7], “Thân nhìn nhịp cầu đổ in dưới mặt sông một vệt đen xì, nói bâng quơ” [32, 8]. Đặc biệt vào thời gian cuối năm Luyến đã giấu Thân lên gánh cát cho công trường ở trên tỉnh để gỡ lấy chục bạc kiếm tết cho con. Nhưng chưa được mấy ngày nhìn những đoàn người gồng gánh đi chợ mua sắm hoặc đi làm ăn xa trở về thăm quê lại nườm nượp. Không khí khêu gợi nỗi khát thèm cảnh xum họp ấm cúng, nên chỉ mấy hôm sau Luyến đã thấy nóng ruột, bồn chồn không thế yên. Chị thu xếp công việc và trở về làng. Chị thấy nhớ làng quê, nhớ gia đình và nhất là chị mong muốn gặp lại Thân. Về tới bến đò Mai Lĩnh chị bỗng giật mình vì thấy Thân sang đò. Thân nắm lấy tay chị kéo lên đò, chị ngẩng nhìn Thân ngượng nghịu mỉm cười. Và dòng sông, mái chèo, con đò như cũng hòa chung với niềm xốn xang, nôn nao khó tả trong tâm hồn họ: “Con đò lững thững sang sông, mái chèo khua sóng nắng. Nhịp cầu đổ in bóng nhòe nhòe trên sóng xôn xao” [32, 26].

Trong truyện ngắn Mùa xuân, sau một thời gian dài thay mặt quê hương, thay mặt những người thân của Giăng đã mất để chăm sóc Giăng, giúp Giăng vượt qua những cơn đau dữ dội vì bị thương ở mắt. Với bao nỗi lo lắng

bồn chồn, trăn trở, sốt ruột cho tình trạng của Giăng, chiều nay nghe lời thông báo của bác sĩ rằng Giăng đã khá hơn nhiều rồi, Đậm thấy có một niềm tin vững chắc vào sự phục hồi nhanh chóng của anh. Nó như cây cỏ mùa xuân kia, mùa đông tưởng chế ngự được nó, nhưng khi mùa xuân về nó sẽ nhú ra những chồi non xanh mởn: “Mùa đông chưa đi nhưng mùa xuân đã tới. Mùa đông đọng lại trong các đám mây mù mịt giăng đầy trời, và làm như vậy mùa đông tưởng mình chế ngự được tất cả. Nhưng mùa đông lại từ lòng đất dấy lên. Trăm ngàn thứ cây cỏ bám rễ sâu trong lòng đất, sau khi trút lượt lá vàng khô đi, lại bắt đầu nhú ra những chồi non xanh mởn. Một cành mai bị gió rung chốc chốc lại gõ lanh canh vào cửa kính phòng bệnh nhân. Tất cả anh em thương binh nằm trong phòng đều nhỏm dậy và họ đều cảm thấy bóng dáng của mùa xuân thấp thoáng trong chùm hoa mai nở sớm cứ sáng ngời lên đang vẫy chào, rủ rê họ” [32, 299,300]. Và người xao xuyến nhất khi nghe tiếng gọi của mùa xuân chính là Đậm. Những ngày tháng bên Giăng, chăm sóc, lo lắng cho Giăng, một thứ tình cảm mới mẻ chị chưa từng trải qua bao giờ bắt đầu nảy nở trong lòng chị. Chị cảm thấy xao xuyến lạ. Thiên nhiên cuối đông ấm áp, dịu dàng như hòa với tâm trạng của chị: “Nắng cuối đông, vào những ngày quang mây và hanh khô là một thứ nắng nhàn nhạt và dịu dàng. Ánh nắng đọng lại trong bụi tre thưa lá làm nổi bật những nét công cong thanh tú của mấy thân tre non xanh mịn như tuyết nhung. Phía góc vườn, một thân cau vút đứng hiền từ, nâng đỡ dây khô mộc cằn cỗi bám ở lưng chừng cây và một bẹ cau già ấp ở gần gốc để hứng nước mưa trời. Ánh nắng soi tỏ những hạt li ti tạo thành một dải sương mù xanh xanh bay qua ngọn cây khẽ lay động. Đậm dẫn Giăng đi tới góc vườn. Chị nhìn bụi tre và thân cau trước mặt, bỗng thấy hiện lên khung cảnh một nếp nhà tranh kín đáo. Đó là gia đình. Gia đình và những người thân yêu. Lòng chị rạo rực không yên và một tia hy vọng trước đây còn mơ hồ nay trở nên rõ rệt trong

lòng chị” [32, 301,302]. Cái nắng cuối đông nhàn nhạt, dịu dàng hay chính là cái dịu dàng của tình cảm đang nảy nở trong lòng Đậm. Và hơn thế nữa Đậm đang hy vọng về một điều gì đó thiết thực trong cuộc đời: gia đình. Đậm sẽ là điểm tựa của Giăng như cây cau hiền từ nâng đỡ dây khô mộc kia và hai người sẽ có một mái ấm gia đình hạnh phúc ở phía trước.

Trong truyện ngắn Nơi xa, tâm trạng giăng mắc xôn xao của người con gái khi lần đầu tiên cô rung động, xao xuyến trước người con trai đội trinh sát như hòa vào cái giăng mắc, xôn xao của đất trời: “Khắp trời, mưa vẫn bay giăng giăng. Những đám hơi mù từ dưới thung lũng bốc lên ngùn ngụt. Không còn phân biệt được con đường với những vạt ruộng hẹp và những bãi mua chạy dài; tất cả đều trắng xóa. Xa hơn một chút nữa, ngọn núi chon von chìm khuất hẳn trong những đám mây cuồn cuộn. Chỉ còn thấy ở lưng chừng trời, dường như chẳng bấu víu vào đâu hết, một thác nước thỉnh thoảng lại ánh lên. Tiếng nước từ con thác vòi vọi đó xô ầm ầm, vang dội vào lòng cô” [32, 217]. Tâm trạng của người con trai trinh sát cũng không kém phần lãng mạn, xuyến xao: “Sau trận mưa vừa qua, trời nắng dịu, không khí ẩm ướt se se. Không ai biết mùa thu nhẹ nhàng, kín đáo đến từ bao giờ. Rồi người ta chợt nhận ra. Bây giờ thì rõ ràng đã sang thu rồi. Khi còn ở thành phố, chưa bao giờ anh được hưởng một mùa thu đẹp như mùa thu năm nay, với tiếng lá rừng xào xạc, với những mảng màu phai quyến rũ lốm đốm trên triền núi, với những vạt nắng dịu dàng lúc nào cũng như có đôi cánh hơi mỏng manh chập chờn” [32, 219,220]. Lần đầu tiên có một tình cảm mới mẻ đã đến trong lòng anh. Tình cảm ấy đến nhẹ nhàng, kín đáo giống như bước chân của mùa thu kia. Và khi nhận ra, tâm trạng người con trai trinh sát trở nên lâng lâng khó tả. Và tất cả trở nên thật đẹp, thật quyến rũ trong mắt một người đang yêu: tiếng lá rừng xào xạc, những mảng màu phai quyến rũ, những vạt nắng dịu dàng...

Như vậy, trong quá trình miêu tả những bức tranh thiên nhiên, Nguyễn Kiên luôn chú ý tới việc tạo nên những nét hài hòa, gần gũi giữa thiên nhiên và tâm trạng con người. Điều đó đã tạo cho thiên nhiên cũng như tâm trạng con người trong sáng tác của ông luôn sinh động, hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Tuy nhiên, như trên đã nói, thiên nhiên trong tiểu truyện ngắn Nguyễn Kiên vẫn còn đơn diệu và mờ nhạt. Đây có thể xem là một hạn chế của nhà văn khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân.

Tiểu kết chương 2

Có thể nói, với những truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân Nguyễn Kiên đã có những đóng góp xuất sắc cho nền văn xuôi hiện đại Việt nam. Qua truyện ngắn của ông người đọc hiểu được con người nông dân trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước- giai đoạn đất nước vừa đấu tranh thống nhất nước nhà vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa: những người thanh niên hăng hái nhiệt tình; những cán bộ lãnh đạo xông pha, năng nổ; những người phụ nữ chịu thương, chịu khó... Đặc biệt với sự am hiểu, nhạy cảm cùng với khả năng quan sát tinh tế và phân tích sâu sắc Nguyễn Kiên đã để lại ấn tượng cho người đọc về những tình nghĩa sâu đậm trong cuộc sống người nông dân và những bức tranh thiên nhiên nông thôn gợi cảm, hài hòa với tâm trạng của con người. Mặc dù còn có những hạn chế nhưng với những gì đã làm được, Nguyễn Kiên xứng đáng là nhà văn của nông thôn và người nông dân.

Chương 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học có thể có tên riêng hoặc không tên. Song cũng cần lưu ý rằng nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học còn là sự “thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người” [17, 236]. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm.

Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy trong một sáng tác. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật. Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm của nhà văn, người đọc thường nhớ đến tên nhân vật của họ. Chẳng hạn khi nhắc đến Nam

Cao, người đọc nghĩ ngay đến các nhân vật văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách. Nhân vật văn học vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ao ước và kỳ vọng về con người. Chính vì thế, thành công trong công cuộc xây dựng nhân vật chính là sự thành công của tác phẩm văn học.

3.1.1. Chú trọng miêu tả ngoại hình

Như chúng ta đã biết, đối tượng của tác phẩm văn học bao giờ cũng là con người và cuộc sống liên quan đến con người. Bởi văn học là một loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù. Xây dựng hình tượng bằng chất liệu phi vật thể là ngôn ngữ nó khác với một số loại hình nghệ thuật khác: ví dụ xây dựng hình tượng bằng âm thanh như âm nhạc; bằng màu sắc, đường nét như hội họa...

Ngoại hình nhân vật là một đặc điểm góp phần khắc họa tính cách nhân vật. Miêu tả ngoại hình nhân vật là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn xây dựng nên hình tượng nhân vật của mình. Nó chính là việc miêu tả gương mặt, hình dáng, điệu bộ, trang phục. Tùy vào điểm nhìn, vào phương pháp sáng tác và phong cách cá nhân của tác giả mà nhân vật trong tác phẩm sẽ có những gương mặt khác nhau, chân dung khác nhau. Thủ pháp nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật được nhà văn thể hiện trên cơ sở kế thừa cách miêu tả truyền thống, vừa có sự sáng tạo độc đáo nên tạo được sức sống riêng. Nó đưa đến cho người đọc sự cảm nhận có tính khái quát về bản chất của con người vừa được nhìn nhận một cách riêng biệt như một cá nhân, một con người cụ thể. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của từng tác giả góp phần cá tính hóa nhân vật khiến nhân vật trở nên sống động, cụ thể và có sức khái quát nhất định.

Trong truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân Nguyễn Kiên không có nhiều những trang văn miêu tả ngoại hình nhân vật. Tuy nhiên ông lại có chú tâm khắc họa nhiều lần một chi tiết ngoại hình nào đó của nhân vật để từ đó tính cách, phẩm chất, tâm trạng, đặc điểm của nhân vật được thể hiện một cách đậm nét và có ấn tượng đối với độc giả.

Trong tác phẩm Người yêu ngày trước, đôi mắt của Luyến và Thân được tác giả nhắc đi nhắc lại tới nhiều lần. Khi Thân có việc phải lên tỉnh, về đến bến đò Mai Lĩnh thì gặp Luyến rửa cỏ ở ven sông. Nghe tiếng Thân hỏi “Luyến ngẩng lên, bắt gặp đôi mắt của Thân, vội vàng cúi xuống” [32, 7]. Thân đi họp. Họp tan, anh lại rẽ vào ngõ nhà Luyến, khẽ gõ cửa. Nghe tiếng gõ, Luyến trở dậy mở cửa, cánh cửa liếp hé mở, “Trong chốc lát, hai người cùng nhìn thấy đôi mắt sáng lấp lánh của nhau và cả hai đều sững sờ” [32, 10]. Luyến lên nhà Thân mượn chiếc đấu mười để đi chợ Gốm một buổi nhưng thực chất là để tìm gặp Thân. “Luyến giơ cao tay lên cầm cái đấu Thân đưa qua hàng rào, đôi mắt đen dài của chị đột nhiên nhìn thẳng vào mắt anh, sáng rực, không chút e dè” [32, 12]. Hôm sau hai người gặp nhau ở chợ Gốm “Hai người không chào hỏi, không lại gần, chỉ đưa mắt nhìn nhau và từ lúc đó, mặc dầu chợ rất đông, chốc chốc họ lại bắt gặp đôi mắt của nhau” [32, 13]. Khi hồi tưởng lại kỉ niệm của mười năm trước, Thân bị giặc bắt đưa đi, Luyến không nói được một điều gì, “Nhưng đôi mắt nhòe ướt của cả hai thì cứ nhìn nhau mãi, như không muốn rời” [32, 14]. Đêm, Thân có việc qua sân phơi hợp tác xã, thấy Luyến và mấy bà con nữa đang dọn thóc, anh liền rẽ vào. Thân nói chuyện vui với bà con, “Luyến vẫn lúi húi làm, không bắt chuyện, chỉ thỉnh thoảng liếc nhìn Thân” [32, 16]. Khuôn mặt là chân dung của tâm hồn mà đôi mắt làm công việc diễn giải. Tâm hồn con người như một căn nhà kín cổng cao tường ai mà biết được trong đó chứa đựng những gì? Tâm hồn là một bình nguyên bát ngát, là một chân trời vô thủy, vô chung...

Tâm hồn con người phức tạp, đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Muốn nhìn thử tâm hồn ẩn mật chất chứa những gì? Chỉ có đôi mắt huyền ảo kì bí mới làm được điều đó. Tất cả những tình cảm biến thiên của con người: thương yêu, giận hờn, oán ghét, khổ đau... đều dồn cả vào đôi mắt. Đôi mắt có thể rất dịu dàng lặng thinh, không nói gì cả nhưng thật ra đã nói rất nhiều, đã thốt ra những lời trần tình vô ngôn. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn như người xưa đã từng nói. Trong Người yêu ngày trước, Nguyễn Kiên đã chú tâm khắc họa đôi mắt của nhân vật là một dụng ý nghệ thuật. Họ là những người đã từng có kỉ niệm sâu nặng với nhau. Nhưng rồi chiến tranh, thời gian đã li tán họ. Bây giờ hai người lại tìm đến với nhau. Không cần và cũng không nên phải nói nhiều. Đôi mắt đã giúp họ nói lên tất cả... Đặc biệt đôi mắt được miêu tả

Một phần của tài liệu Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn nguyễn kiên (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w