7. Cấu trúc luận văn
1.1.3. Nông thôn trong truyện ngắn từ 1975 đến nay
Những năm tiền đổi mới (1975 - 1985), văn xuôi viết về nông thôn đã âm thầm diễn ra cuộc chuyển mình ở chiều sâu trong đời sống nội tại, với những trăn trở tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở những nhà văn mẫn cảm trước những biến chuyển của thời đại. Và họ đã lặng lẽ tự thay máu mình để cuộc sống hiện thực đa chiều hơn như Chu Văn (Đất mặn), Ma Văn Kháng (Mưa mùa hạ), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Hạt mùa sau), Nguyễn Kiên (Nhìn dưới mặt trời), Đào Vũ (Bí thư cấp huyện), Nguyễn Thế Phương (Ngày trở về), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù lao Tràm)… Bên cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, cảm hứng đời tư, cảm quan nhận thức lại hiện thực và sự đánh giá, quan sát người nông dân đã dịch chuyển dần về phía đạo đức sinh hoạt; là tiếng nói “phản biện”, “lập luận” trong cung cách làm ăn kinh tế (vấn đề tổ chức sản xuất và quản lí xã hội) của những người “đi trước thời đại”, đồng thời chỉ ra sự lỗi thời, lạc hậu của cơ chế bao cấp, những bất cập trong tiêu chí đánh giá người nông dân nặng về ý thức hệ… Tuy nhiên giai đoạn này viết về nông thôn và người nông dân tiểu thuyết phát triển mạnh. Riêng về mảng truyện ngắn chứa có được những thành tựu, mới chỉ là những tác phẩm nhỏ lẻ và chưa phản ánh được bộ mặt xã hội nông thôn cũng như người nông dân trong giai đoạn chuyển mình này của đất nước. Cũng do độ lùi của thời gian, tính chất giao thời từ văn học cách mạng sang nền văn học thời kì hậu chiến nên truyện ngắn nông thôn chặng này vẫn chưa làm một cuộc bứt phá toàn diện ở cả đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật. Nó vẫn theo “quán tính” cũ, nghiêng về sự kiện, bao quát hiện thực, chưa có dấu hiệu phản sử thi. Hình tượng con người bản lĩnh, anh hùng vẫn đọng lại đậm nét. Những tìm tòi gian khổ của buổi đầu đã mở ra cho truyện ngắn nông thôn những năm tiền đổi mới hướng tiếp cận mới về hiện thực ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, làm nên bệ phóng tích cực cho
việc chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ đổi mới. Những gì thực sự đổi mới ở khu vực truyện ngắn nông thôn phải chờ đến sau Đại hội VI (1986).
Mười năm sau ngày đất nước được giải phóng nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn còn vô cùng khó khăn. Công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết cả trong nhận thức và cả trong thực tiễn. Có thể coi đây là thời điểm nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã quyết định đổi mới đất nước trên tất cả các phương diện. Trong xu thế đổi mới đó văn học cũng tạo nên những chuyển biến và gặt hái được nhiều thành công.
Sau Đổi mới, đề tài nông thôn tiếp tục là một vùng đề tài nóng bên cạnh đề tài chiến tranh hay đề tài thành thị. Cùng với các tiểu thuyết nổi tiếng thì nhiều truyện ngắn viết về nông thôn cũng tiếp tục tạo được ấn tượng với bạn đọc, trong đó có những chuyện đánh dấu sự trưởng thành về chất lượng nghệ thuật như Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê (Nguyễn Huy Thiệp), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Bến trần gian (Lưu Sơn Minh), Nỗi đau dòng họ
(Sương Nguyệt Minh), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư).
Cơ chế quản lí bao cấp mặc dù đã từng thể hiện những ưu điểm trong thời chiến thì nay nó tỏ ra bất lực trong thời bình. Với yêu cầu đổi mới đất nước chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường. Chính vì thế trong thời kì đổi mới một hiện thực rõ nét nhất của nước ta là nền kinh tế thị trường với những mặt tốt xấu, được mất của nó đang chạm vào từng căn nhà, góc phố, xóm thôn. Vậy trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường nông thôn Việt Nam ra sao? Câu hỏi đó đã được trả lời trong các truyện ngắn Xóm chùa Ông của Đoàn Lê; trong các sáng tác của Sương Nguyệt Minh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Xuân Hà.
Bên cạnh những vấn đề của cộng đồng, một chủ đề mới mà văn xuôi viết về nông thôn sau Đổi mới quan tâm nhiều nhất là số phận người nông dân. Truyện ngắn đầu tiên mở màn cho chủ đề này là Khách ở quê ra và sau đó là Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu. Với hai truyện ngắn này, lần đầu tiên người đọc biết đến lão Khúng - một con người mang những nét điển hình về thân phận, tâm trạng, suy nghĩ của người nông dân, “một nông dân ròng”: chịu khó làm lụng, vun vén gây dựng cơ đồ, đầy ý chí và bản lĩnh nhưng cũng là một con người mềm yếu, cô đơn và đầy niềm trắc ẩn. Sau hai truyện ngắn này của Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn viết về nông thôn (đặc biệt là các nhà văn lớp sau) đã hướng đến việc khai thác số phận người nông dân ở nhiều bình diện khác nhau. Bi kịch và thân phận của lão Khúng sẽ còn rất nhiều, rất nhiều những môtíp biến thể khác mà ta sẽ gặp lại, khi mà nông thôn hôm nay không còn là một nông thôn thuần khiết xưa bởi áp lực của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa.
Đất nước sau những năm dài chiến tranh đã thực sự bước sang cuộc sống thời bình. Người nông dân Việt Nam qua bao thăng trầm của thời chiến tranh loạn lạc giờ đây chắc sẽ có một cuộc sống yên bình, no ấm bên lũy tre làng? Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục cho ta thấy một phần thực trạng cuộc sống và số phận của những người nông dân hôm nay: họ vẫn tiếp tục đói nghèo bởi cuộc sống lang thang không nhà không cửa, bởi thiên tai dịch bệnh cùng cả sự hận thù giữa đồng loại, đã và đang nhấn chìm họ vào sự khốn cùng. Ngoài những hiểm họa của thiên tai, dịch bệnh thì bệnh quan liêu hình thức, máy móc và cả nạn tham nhũng của những người cầm cân nảy mực đang hoành hành ở nông thôn đã gây ra muôn vàn nỗi khổ cho người nông dân ngày đêm lặn lội trên cánh đồng để kiếm miếng ăn (Lũ vịt trời - Tạ Duy Anh, Trần gian biến cải- Sương Nguyệt Minh,
nứt nếp nghĩ truyền thống, rồi cái xấu xa phi pháp của bọn phản động khuấy đảo sự bình yên của làng quê (Ngôi làng có quỷ-Thu Loan, Lửa cháy trong rừng hoang-Sương Nguyệt Minh, Cà phê vẫn nở hoa trắng-Hlinh Niê, Phía mặt trời mọc - Hiền Quyên). Với những truyện ngắn trên, các nhà văn đã mang đến thông điệp: một hiện thực khắc nghiệt vẫn đang bao phủ lên đời sống của người nông dân Việt Nam, và để làm thay đổi nó còn đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức.
Ở bất kì một vùng quê nào của nông thôn Việt Nam, mối quan hệ họ tộc trong làng xã bao giờ cũng là mối quan hệ thống chế chi phối các mối quan hệ khác. Khác với những người dân thành phố, những người dân ở thôn quê bao giờ cũng coi trọng tình làng nghĩa xóm cũng như những vị trí ngôi thứ trong làng, trong dòng họ, bởi vậy vấn đề họ tộc rất được coi trọng. Truyện ngắn Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh là một trong những truyện ngắn đầu tiên phản ánh câu chuyện về dòng họ ở các vùng quê, đặt ra nhiều vấn đề thế sự khiến chúng ta phải suy nghĩ. Sau Tạ Duy Anh, truyện ngắn Nỗi đau dòng họ của Sương Nguyệt Minh cũng tiếp tục chủ đề này. Trong làng quê tưởng như êm đềm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, bóng đêm đã phủ lên số phận của bao người nông dân. Họ không chỉ đói nghèo vì thiên tai, bệnh tật mà còn tàn lụi đi vì những “nỗi đau dòng họ”. Thực trạng về những câu chuyện dòng họ này đã được các nhà văn gióng lên như một tiếng chuông cảnh tỉnh, đòi hỏi xóa bỏ tận gốc những vết thương đang âm ỉ trong các làng quê Việt Nam tưởng như bình lặng hiền hòa sau lũy tre xanh.
Chạm ngòi bút tới vùng đề tài nông thôn, với mỗi nhà văn, trong tâm thức sâu xa của mình, là mong muốn được trở về với cội nguồn, trở về với những gì trong sáng, đẹp đẽ của tuổi ấu thơ, trở về một miền đất bình yên trong trẻo của Miệt vườn xa lắm (Dạ Ngân), trong những trang viết của Sơn Nam: Hai mươi sáu truyện ngắn, Đỗ Chu: Loài chim trên sóng, Dương Duy Ngữ: Rước chữ.
Cùng mạch vận động của truyện ngắn thời kì đổi mới, mảng truyện ngắn về đề tài nông thôn đã có những bước chuyển lớn trên cả hai mặt: khả năng bắt mạch hiện thực đời sống cũng như các phương thức nghệ thuật thể hiện. Các truyện ngắn tiêu biểu về vùng đề tài này của Dương Duy Ngữ, Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Ngọc Tư... được bạn đọc đón nhận đã thể hiện rõ điều đó. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, so với tiểu thuyết viết về nông thôn, trừ một số ít truyện ngắn như Bước qua lời nguyền, Cánh đồng bất tận, mảng truyện ngắn viết về đề tài này chưa thật đồng đều về chất lượng và chưa có nhiều tác phẩm thực sự có tiếng vang như tiểu thuyết. Hạn chế này cũng là một thách thức đặt ra cho các cây bút truyện ngắn viết về nông thôn.