7. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Cơ sở hình thành cảm hứng viết về nông thôn và ngườ
Vốn sinh ra và lớn lên ở làng Lụa, Vạn Phúc, Hà Đông, một làng quê có con sông nhỏ chảy qua. Có lẽ chính vì thế dòng máu nông dân trong Nguyễn Kiên không ngừng tuôn chảy. Đời văn Nguyễn Kiên chung thủy với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phải chăng trong đời cầm bút của mình, nhà văn cũng muốn có chút gì đóng góp cho vùng đất ấy.
Đặc biệt trong thời gian công tác ở chiến khu Việt Bắc, theo lời khuyên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “muốn thành người viết văn phải đi nhiều, biết nhiều, đọc nhiều và học nhiều”, Nguyễn Kiên đã nghe theo lời khuyên ấy khoác ba lô xuống các hợp tác xã nông nghiệp thuộc tỉnh Hà Đông (cũ) “ba cùng” với bà con nông dân. Những ngày tháng gian khổ nhưng đầy ắp kỉ niệm đó đã cho ông nhiều hiểu biết về thực tế lao động sản xuất, chiến đấu và tâm lý, tình cảm, đời sống của bà con nông dân. Đặc biệt giúp ông có được những nhìn nhận, quan sát và khám phá sâu sắc về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đang diễn ra sôi nổi lúc bấy giờ.
Cũng có thể vì một lẽ nữa: đề tài nông thôn, nông dân là đề tài lớn, lâu dài. Xã hội Việt Nam là xã hội nông dân, nền văn hóa làng xã khép kín trong
lũy tre xanh có từ hàng ngàn năm nay. Mọi sự biến động của đất nước dù lớn hay nhỏ đều xáo động tới người nông dân mạnh nhất. Đặc biệt nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ nền sản suất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, phân tán cho nên cuộc đấu tranh giữa hai con đường làm ăn cá thể và tập thể cùng những vấn đề trực diện của chủ nghĩa xã hội thường bắt đầu diễn ra ở nông thôn. Vì vậy nông thôn trở thành mảng đề tài lớn cho các nhà văn khai thác và giải quyết những vấn đề của xã hội và con người. Cùng thời với Nguyễn Kiên đã chứng kiến một loạt tác giả thành danh với mảng đề tài này: Xung đột
(Nguyễn Khải); Cái hom gió (Vũ Thị Thường); Cái lô cốt (Châu Diên); Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ); Hãy đi xa hơn nữa, Người trở về (Nguyễn Khải); Con trâu bạc (Chu Văn)...Và Nguyễn Kiên cũng không ngoại lệ. Khai thác về mảng đề ông cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể. Đối với nhà văn viết về nông thôn không chỉ là việc trình bày đầy đủ diễn biến từng bước của phong trào (từ tổ đổi công lên hợp tác xã, từ hợp tác xã cấp thấp lên cấp cao...) Điều căn bản là người viết nắm bắt được những vấn đề bản chất của hiện thực, đi sâu phân tích những mâu thuẫn trong cuộc sống làm cho người đọc thấy rõ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn đã đem lại biết bao đổi thay cơ bản trong cuộc sống xã hội, trong tâm tư, tình cảm và ước mơ của con người.
Tuy nhiên nếu viết về nông thôn mà không thực sự thấm, thực sự yêu, thực sự đau đớn, không thực sự đắm mình trong thế giới nhà quê, thì cho dù tác phẩm của anh dẫu có viết về con trâu, viết về cây lúa, viết về củ khoai củ sắn thì cũng chỉ giống như người mặc com lê, đi giày tây cưỡi xe trên đường làng mà thôi. Nhà văn Nguyễn Kiên đã yêu nông thôn, yêu người nông dân như yêu chính bản thân mình. Và rõ ràng ông viết về họ, về đời sống, những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, diễn biến tâm lý của người nông dân thấm thía, trải nghiệm, thấu hiểu như viết về chính bản
thân mình. Nguyễn Kiên như một ông nông dân đi chân đất kéo cày vừa cầm bút viết văn. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông thấm chất chân quê để đến được cái chân của văn chương.
Tiểu kết chương 1
Có thể thấy, nông thôn và người nông dân là mảng đề tài thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà văn ở mọi giai đoạn văn học, được phản ánh sinh động và gặt hái được nhiều thành công trên mọi thể loại trong đó có mảng truyện ngắn. Có lẽ bởi vì xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, nền văn hóa làng xã khép kín trong lũy tre xanh có từ hàng ngàn năm nay. Mọi sự biến động của đất nước dù lớn hay nhỏ đều xáo động tới người nông dân mạnh nhất cho nên trở thành mảng đề tài màu mỡ để các tác giả văn học khai thác. Là một người từng gắn bó với nông dân, âm hiểu sâu sắc đời sống ở nông thôn, Nguyễn Kiên đã dành trọn cuộc đời mình cho đề tài nông thôn và người nong dân. Riêng ở mảng truyện ngắn do biết đi sâu vào khai thác những vấn đề mang tính bản chất của hiện thực ở nông thôn nên những sáng tác của ông đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả và xác lập được một vị trí trong nền văn học dân tộc.
Chương 2
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG NÔNG THÔN VÀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN