Nguyễn Kiê n nhà văn trọn cuộc đời chung thủy với đề tà

Một phần của tài liệu Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn nguyễn kiên (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nguyễn Kiê n nhà văn trọn cuộc đời chung thủy với đề tà

nông thôn và người nông dân

Văn học với chúng tôi ngày trước như một ngôi đền thiêng, người ta đến đó chân thành và đầy cảm giác rụt rè. Còn bây giờ, văn chương tự do nhưng nhốn nháo hơn. Trông bề ngoài thì sầm uất, lắm hàng hóa nhưng không ít thứ là đồ giả... và người thiệt thòi nhất, chung quy vẫn là bạn đọc” [31,1]. Với lời tâm sự ấy ta thấy Nguyễn Kiên đến với văn chương bằng tất cả tài năng, tâm huyết, sự trân trọng, cẩn mẫn. Đối với Nguyễn Kiên sáng tác văn chương là một hình thái lao động đòi hỏi sự nghiêm túc, trăn trở, tìm tòi và thận trọng của nhà văn, để đến khi tác phẩm ra đời nó sẽ đem đến cho độc giả môt điều gì mới mẻ, hấp dẫn, sống mãi với thời gian. Nghiêm túc trong lao động nghệ thuật chính là biểu hiện của sự tôn trọng chính bản thân mình và tôn trọng độc giả của nhà văn. Có lẽ vì thế mà trong sự nghiệp sáng tác nói chung, trong mảng đề tài viết về nông thôn và người nông dân nói riêng, Nguyễn Kiên luôn trăn trở để tạo nên những đóng góp của riêng mình. Và cũng theo nhà văn thì sáng tác văn chương là một duyên nợ “Tôi nghĩ, những ai đã có duyên nợ với văn chương không dễ rời hẳn mảnh đất này. Khi đã qua những trải nghiệm cuộc sống, lòng yêu văn chương sẽ thôi thúc người

viết cầm bút trở lại. Viết văn không phải là một công việc bắt buộc. Sự tự nguyện dấn thân cam kết ở một thời điểm nào đó bùng lên mạnh mẽ, nhưng cũng có những lúc chẳng là gì cả” [30, 1] Có lẽ duyên nợ của Nguyễn Kiên chính là đề tài nông thôn và người nông dân.

Điểm lại toàn bộ sáng tác của Nguyễn Kiên ta thấy từ những tác phẩm đầu tay viết cho thiếu nhi, những tác phẩm khẳng định tài năng của một nhà văn chuyên nghiệp đến tác phẩm đạt giải thưởng văn học Đông Nam Á; từ truyện ngắn, truyện vừa cho đến tiểu thuyết của Nguyễn Kiên đều viết về đề tài nông thôn và người nông dân. Ba tiểu thuyết: Vùng quê yên tĩnh (tiểu thuyết, 1974), Nhìn dưới mặt trời (tiểu thuyết, 1981); Một cảnh đời (tiểu thuyết, 1992) mặc dù viết về nông thôn ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng tất cả đều tái hiện được diện mạo nông thôn và đời sống của người nông dân độc đáo ở vùng quê Bắc Bộ nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Riêng ở mảng truyện ngắn, vốn là người “cày sâu cuốc bẫm” trong mảng đề tài nông thôn, đến nay Nguyễn Kiên cũng đã gặt hái được nhiều tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc: AnhKeng, Vụ mùa chưa gặt, Những người đàn bà ở làng, Kỉ niệm ruộng đất, Con Nâu, Trong làng, Mảnh lụa vân, Người yêu ngày trước, Tiếng sóng khuya, Đất bạc màu, Nhữ và Thêm, Vực thẳm, Những đứa con, Mùa xuân... Đặc biệt tác phẩm Chim khách kêu đã được giải thưởng văn học Đông Nam Á năm 2002.

Vực thẳm, Những đứa con, Mùa xuân là những tác phẩm ca ngợi tình nghĩa tốt đẹp giữa những con người nông dân với nhau. Đó là sự cưu mang đùm bọc, giúp đỡ của người mẹ và tôi đối với gã Hức, một con người vì những lầm lỗi trong cuộc sống mà rơi vào vực thẳm. Đó là sự săn sóc ân cần chu đáo của Đậm đối với Giăng trong lúc anh khó khăn nhất, đem lại cho anh một niềm tin vào cuộc sống. Đó cũng là sự giúp đỡ vô tư, chân thành, tận tình của ông và mẹ của Thảo đối với cô giáo Hạnh khi cô trở dạ giữa đất khách

quê người... Quả thực qua truyện ngắn của Nguyễn Kiên ta càng cảm thấy mến yêu người nông dân bởi tình cảm vô tư, chân thành mà họ dành cho nhau và dành cho cả những người chưa hề quen biết. Chính vì thế đời sống của họ có những vất vả về vật chất, những khó khăn vì phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh nhưng lại giàu có về tinh thần, tình cảm.

Truyện ngắn Trong làng lại xây dựng thành công hình tượng những người nông dân chất phác quanh năm chỉ biết có cày cấy, ruộng vườn nhưng khi có giặc giã lại hừng hực một tinh thần yêu nước mãnh liệt, quyết bám trụ với đất làng để chờ bộ đội gây dựng lại phong trào như bố con ông Thức. Ngày này qua ngày khác họ sống khắc khổ nhưng bướng bỉnh như những nhành lúa bật ra giữa gốc rạ mùa trước đua chen với cỏ dại ngoài đồng. Không nỗi sợ hãi nào có thể khuất phục được họ.

Thành tựu nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Kiên viết về nông thôn thể hiện trong những sáng tác về thời kì hợp tác hóa nông nghiệp. Những tác phẩm tiêu biểu: Người yêu ngày trước, Vụ mùa chưa gặt, Mảnh lụa vân, Đất bạc màu, Kỉ niệm ruộng đất, Nhữ và Thêm, Con Nâu, Anh Keng... Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu rộng và triệt để nhất trong lịch sử. Nó tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống làm cho con người phát triển về mọi phương diện. Con người thời đại mới phải có những biến đổi sâu về nhận thức và tình cảm; phải quan tâm tới nhiều vấn đề xã hội từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy viết về mảng đề tài này nhà văn cần phải hiểu biết rộng và phản ánh được hiện thực phong phú, sinh động thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở các tác phẩm này Nguyễn Kiên đã làm được điều đó. Không chỉ bám sát hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội, phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai con đường đang diễn ra quyết liệt, đa dạng ở nông thôn mà trong những tác phẩm này Nguyễn Kiên còn giải quyết được nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn trong quá trình đưa

nông thôn từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, chuyển người nông dân từ vị trí làm chủ cá thể sang cương vị làm chủ tập thể. Đó cũng là cuộc đấu tranh để hình thành khẳng định cái mới.

Là người có nhiều năm gắn bó với người nông dân, am hiểu sâu sắc về đời sống ở nông thôn, nhà văn Nguyễn Kiên gần như dành trọn cuộc đời mình để viết về nông thôn và người nông dân. Do biết đi sâu vào khai thác những vấn đề mang tính bản chất của hiện thực ở nông thôn nên những sáng tác của Nguyễn Kiên, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, sớm có được vị trí trong lòng độc giả nước nhà.

Một phần của tài liệu Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn nguyễn kiên (Trang 44)