Xây dựng nội dung và phương pháp cho các bước nghiên cứu 45

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 58)

Trên cơ sở phân tích các đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những mục tiêu chính đề tài. Xây dựng nội dung và phương pháp nghiên cứu trong luận án được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hệ thống hóa các tiêu chí PTĐTBV

Phần tổng quan chương I ( về PTĐTBV, thực tiễn phát triển KĐTM theo hướng BV) cho thấy rõ tầm quan trọng, các nội dung liên quan và xu hướng phát

triển toàn cầu hướng đến mô hình phát triển đô thị bền vững như là điều kiện tất yếu và những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình ĐTBV. Sản phẩm của bước 1 là tổng hợp một hệ thống các tiêu chí PTĐTBV, như là công cụ cho QHĐT hướng đến mô hình PTBV, làm cơ sở đánh giá những ảnh hưởng tác động từ sự hình thành các KĐTM trong cấu trúc Tp. HCM hiện nay và xây dựng các giải pháp QH trên cơ sở tích hợp hệ thống các tiêu chí này.

Bước 2: Xây dựng các cơ sở lý luận về hình thành, phát triển các KĐTM trong cấu trúc tổng thể đô thị Tp.HCM

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển các KĐTM trong cấu trúc đô thị Tp.HCM, hệ thống pháp lý của Việt Nam về đầu tư và phát triển KĐTM. Phân tích, đánh giá và nhìn nhận những thách thức tác động đến KĐTM như vấn đề đô thị hóa; nhu cầu về nhà ở, việc làm; điều kiện về nguồn tài nguyên đất đai, điều kiện địa hình; thực trạng về môi trường, phát triển giao thông đô thị; vấn đề toàn cầu hóa và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,… Nhận định rõ những yếu tố động lực hình thành các KĐTM và những tác động, ảnh hưởng của KĐTM đến cấu trúc đô thị Tp.HCM, mối quan hệ của KĐTM, nhu cầu phát triển các KĐTM trong định hướng phát triển của Tp.HCM. Kết hợp với kết quả của bước 1 (nội dung PTĐTBV) cùng với nghiên cứu về định hướng phát triển không gian đô thị của Tp.HCM trong đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM đến năm 2025 (được phê duyệt năm 2010) và đánh giá những thách thức của đô thị hiện nay nhằm đề xuất phát triển các KĐTM trong tổng thể cấu trúc đô thị Tp.HCM hướng đến PTBV trong tương lai.

Bước 3: Xây dựng các nguyên tắc, giải pháp quy hoạch KĐTM hướng đến bền vững

Trên cơ sở nghiên cứu của Bước 1 (hệ thống lý luận về PTĐTBV), và Bước 2 (cơ sở hình thành các KĐTM trong quy hoạch tổng thể Tp.HCM ). Nội dung của bước 3 trọng tâm đi vào phân tích các yếu tố liên quan đến KĐTM như quy mô, tính chất, chức năng, các thành phần trong KĐTM, sự liên kết của KĐTM trong cấu trúc đô thị,… Phân tích các lý luận, xu hướng phát triển đô thị theo hướng bền vững,

tổng hợp các nguyên tắc quy hoạch bền vững và đề xuất các nguyên tắc, giải pháp quy hoạch KĐTM hướng đến bền vững.

Bước 4: Đề xuất khung đánh giá đa tiêu chí mức độ bền vững của KĐTM

Từ kết quả của các bước nghiên cứu trên, việc xây dựng Phương pháp đánh giá đa tiêu chí dựa trên các tiêu chí mang tính định tính, định lượng góp phần đánh giá mức độ bền vững của một KĐTM từ quá trình lập quy hoạch, đánh giá tính bền vững của KĐTM đã và đang hình thành,… nhằm đề xuất các giải pháp điều chỉnh hướng đến đạt được các tiêu chí PTĐTBV trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)