Bàn luận về khả năng áp dụng khung tiêu chí đánh giá mức độ bền vững

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 155)

KĐTM cho các KĐT đã đang hình thành tại Tp.HCM

Với mục đích đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư và mức độ phát triển bền vững tại các KĐTM ở TpHCM về kinh tế, an sinh xã hội, chất lượng môi trường,… Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước trong quá trình quy hoạch và xây dụng các khu đô thị mới, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Áp dụng mẫu vào đánh gía mức độ bền vững KĐTM An Phú An Khánh

- Tổng quan về dự án: KĐTM An Phú – An Khánh, Quận 2, TP.HCM - là

một vùng đất rất lý tưởng. Về thế đất, nằm ngay sát sông Sài Gòn, địa thế cao ráo, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 3 - 4km qua nhánh sông Sài Gòn. Dự án được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết sử dụng đất 1/2000 tại Quyết định số 13764/KTS.T.QH ngày 15/11/1999. Tọa lạc tại 03 phường Bình An, Bình Khánh, An Phú, Quận 2; vị trí ngay cửa ngõ phía Đông Tp.HCM; giao thông thuận tiện đi các nơi (đường Lương Định Của qua Cầu Thủ Thiêm; Đại Lộ Đông Tây qua hầm Thủ Thiêm về Trung tâm quận 1, Xa Lộ Hà Nội). Đây là nơi mà các trục đường lớn đi qua dẫn lên phía đông bắc nối vào các tỉnh thành phát triển năng động nhất như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa ‒ Vũng Tàu, Bình Thuận.

Theo Đồ án QHCT 1/2000, với quy mô 131 ha KĐTM được chia thành 5 khu, gồm: khu A, khu B, khu C, khu D và khu E. Trong đó, các khu A, B, C, D là khu ở chính kết hợp với công trình công cộng như: nhà trẻ, mẫu giáo, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, phòng khám đa khoa, công viên, …); khu E được bố trí ở trung tâm khu đô thị với chức năng là trung tâm dịch vụ công cộng (khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại,…) phục vụ cho khu đô thị và khu vực lân cận. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung: Chỉ tiêu đất ở: 21,8m2/người; Chỉ tiêu đất cây xanh, TDTT: 4.3 m2/người; Chỉ tiêu đất giao thông: 13,59 m2/người; Chỉ tiêu đất công trình công cộng: 3.7 m2/người

Hiện nay, theo khảo sát đánh giá thực tế, KĐT đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, (khoảng hơn 60% lấp đầy diện tích xây dựng), hệ thống hạ tầng khung tương

đối hoàn thiện và ổn định. Riêng khu vực trung tâm (Khu E) và khu D đang chuẩn bị triển khai xây dựng. ( Hình 4 -1; 4-10)

- Đánh giá mức độ bền vững:

Dựa theo số liệu từ đồ án QHCT 1/2000, lập thống kê và đánh gía các chỉ tiêu sử dụng đất trong khu vực, đánh giá chất lượng đồ án, mức độ can thiệp vào môi trường tự nhiên, tổ chức không gian trong đô thị. Dựa trên kết quả từ phiếu khảo sát cộng đồng cư dân sống trong khu vực và khảo sát thực tế (Phụ lục 6). Áp dụng khung đánh giá bền vững trong khu vực và kết quả đánh giá (Phụ lục 7).

Bảng 4-6 Bảng tổng hợp điểm đánh giá STT Tiêu chí đánh giá Điểm tổng

đánh giá Đánh giá chung Đạt Chưa đạt 1 Vị trí 8 X 2 Sử dụng đất 5 X 3 Giao thông 3 X 4 Năng lượng 4 X

5 Hạ tầng cơ sở cấp thoát nước 4 X

6 Vệ sinh môi trường 3 X

7 Nhà ở 5 X

8 Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cho cộng đồng

4 X

9 Tính hấp dẫn của KĐT 3 X

10 Tính tổn thương của khu vực 5 X

11 An toàn đô thị 6 X 12 Quản lý QH XD 5 X 13 Quản lý vận hành va khai thác 4 X 14 Sự hài lòng của cộng đồng và các hoạt động phát triển cộng đồng 4 X 15 Tính cạnh tranh của KĐTM 6 X Tổng cộng 69 X - Kết quả đánh giá:

Theo khung đánh giá đề xuất của luận án, với tổng là 69 điểm ( thấp hơn thang điểm trung bình cần đạt là 75 điểm). Như vậy, KĐTM An Phú An Khánh gần đạt mức bền vững ổn định.

Dựa vào kết quả đánh giá trên có thể nhận thấy những thuận lợi và hạn chế của khu đô thị An Phú An Khánh trong tiến trình hướng đến phát triển bền vững:

+ Điểm thuận lợi:

Vị trí: khu vực có vị trí thuận lợi trong cấu trúc đô thị TP.HCM, gần khu trung tâm và khả năng tiếp cận dễ dàng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của khu vực.

Sử dụng đất: dù chưa hoàn thành cấu trúc toàn khu đô thị, nhưng việc phân bố chức năng sử dụng đất theo QHCT hợp lý và có khả năng khai thác hiệu quả giá trị quỹ đất cũng như bán kính phục vụ.

Mức độ ô nhiễm của khu vực rất thấp, môi trường trong lành, sạch sẽ, khí hậu mát mẽ là điều kiện để thu hút dân cư sinh sống.

Vấn đề nhà ở: loại hình nhà ở đa dạng tạo ra nhiều sự lựa chọn và phục vụ đầy đủ cho nhu cầu ở của phần lớn dân cư khu vực, chất lượng nhà ở đảm bảo tốt.

Khu đô thị ít chịu tổn thương từ các thiên tai, nền đất xây dựng tốt và ít bị ngập lụt. Khu vực có tính an toàn, không có tệ nạn và bạo lực, xã hội ổn định.

Khu vực có tính cạnh tranh và hiện tại người dân khá hài lòng khi sống trong khu đô thị mới này.

+ Những hạn chế:

Về giao thông: Tính kết nối giao thông trong khu vực chưa tốt, giao thông công cộng chưa kết nối trong khu vực, khả năng tiếp cận các trạm giao thông công cộng trên hành lang xa lộ Hà Nội còn hạn chế, chưa quan tâm đến môi trường đi bộ và xe đạp và sử dụng phương tiện công cộng.

Các dịch vụ đô thị: các dịch vụ cơ bản chưa hoàn thiện (khu vực trung tâm chưa được xây dựng), thiếu đa dạng, chất lượng dịch vụ ở mức trung bình.

Sử dụng năng lượng: sử dụng chung mạng lưới thành phố, Chưa quan tâm đến năng lượng sạch, không có khả năng tự cung cấp.

Vấn đề cấp nước: hoàn toàn phụ thuộc vào mạng lưới cấp nước chung của đô thị, hệ thống thoát nước sinh hoạt không có hệ thống xử lý riêng cho khu vực, mà vẫn còn phụ thuộc nhiều vào mạng lưới chung đô thị. Chưa chú trọng cải tạo chất lượng nước mặt ( kênh, rạch, ao ) trong khu vực và khả năng phát triển bền vững.

Vệ sinh môi trường: chưa thực hiện triệt để, chưa quan tâm đến hình thức phân loại rác tạo nguồn, rác thải được thu gom và vận chuyển đi nơi khác xử lý, không có hệ thống tái chế và xử lý rác thải tại nguồn. Bố trí các thùng rác công công chưa được quan tâm. Chất lượng môi trường chỉ ở mức trung bình, chưa đa dạng về hệ sinh thái

Không gian đô thị thiếu hấp dẫn, tổ chức không gian hơi đơn điệu, thiếu các dịch vụ, chưa có bản sắc riêng, tính hấp dẫn chưa cao.

Mối quan hệ cộng đồng trong từng ô phố tốt, nhưng tổng thể khu đô thị thiếu những kết nối không gian sinh hoạt công đồng, các hoạt động lễ hội, các chương trình phát triển cộng đồng,… chưa được quan tâm.

Kết luận: KĐTM An Phú An Khánh với nhiều yếu tố thuận lợi trong quá trình

phát triển, thu hút lượng dân cư tập trung sinh sống và đầu tư phát triển, tuy nhiên để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai, bản thân KĐTM này cần phải khắc phục những hạn chế và cần các chính sách phát triển phù hợp, kết hợp với công tác tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia vào xây dựng và phát triển khu đô thị hướng đến bền vững hơn trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Xây dựng hệ thống tiêu chí PTĐTBV và định hướng phát triển KĐTM trong cấu trúc tổng thể phát triển đô thị tại Tp.HCM.

PTĐTBV đã trở thành mục tiêu chiến lược cho toàn cầu, từng quốc gia, từng khu vực cũng như từng đô thị. PTĐTBV là một lĩnh vực đặc thù, cần sự phối hợp phát triển đa nghành, đa cấp và của đại bộ phận dân cư. PTĐTBV thể hiện một cách thức suy nghĩ và một hướng giải quyết về đô thị hóa mà trong đó việc xây dựng các đô thị sẽ được diễn giải trên cơ sở duy trì những hiểu biết về kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường, hướng đến một quan điểm chung về mục tiêu con người, vì chất lượng sống của con người, để cho con người sống xứng đáng với cuộc sống vô cùng quý báu của chính họ và cũng để bảo đảm cho chất lượng sống của các thế hệ tương lai. Nghiên cứu về PTĐTBV, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đô thị toàn diện trên quan điểm PTBV là lấy con người là gốc. Nó vừa đẩy mạnh xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đô thị, vừa thúc đẩy xây dựng về tổ chức quản lý đô thị và tác phong tư tưởng, quan niệm đạo đức... của mọi người, từ đó thúc đẩy phát triển môi trường nhân văn đô thị.

Hệ thống tiêu chí PTĐTBV được tổng hợp và hệ thống hóa dựa trên các

nhóm thuộc tính chung: Nhóm thuộc tính về đô thị lành mạnh; Nhóm thuộc tính về

đô thị hấp dẫn; Nhóm thuộc tính về đô thị an toàn; Nhóm thuộc tính về chính sách, quản lý. Việc vận dụng hệ thống tiêu chí phát triển đô thị bền vững trong quá trình

quy hoạch cho phép thực hiện tính bền vững được liên tục trong suốt quá trình QH, đặc biệt là trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng tại các đô thị Việt Nam cùng với những thách thức của toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Việc xây dựng và phát triển các KĐTM là một xu hướng tất yếu cuả các đô thị trong quá trình đô thị hóa, phát triển các KĐTM trong cấu trúc đô thị của Tp.HCM phải phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Phát triển các

KĐTM theo hành lang phát triển hệ thống giao thông khung chính của đô thị kết hợp khai thác mạng lưới GTCC và cấu trúc KĐTM theo mô hình phát triển theo trục giao thông trung chuyển (TOD) cần được quan tâm khai thác. Phát triển các KĐTM trên cơ sở liên kết với các lõi trung tâm mới trong cấu trúc đa trung tâm của thành phố cũng như có tính liên kết tốt với các chức năng khác của đô thị như (Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, làng đại học,…). Phát triển các KĐTM cân đối trong điều kiện đất đai của thành phố và tác động của biến đổi khí hậu, đề xuất những giải pháp quy hoạch phù hợp cũng như hình thành mối liên kết trong cấu trúc khu vực và toàn thành phố như mô hình phát triển đô thị theo cụm hay hình thành hành lang sinh thái,.... Cần kiểm soát và hạn chế tối đa tình trạng phát triển các KĐTM trên cơ sở phủ kín những không gian trống trong cấu trúc hiện hữu thành phố như hiện nay, thông qua đề xuất tổng thể phát triển đô thị và khu vực kiểm soát phát triển.

2. Việc hình thành các KĐTM cần xác định rõ trong định hướng phát triển cấu trúc chung của đô thị, gắn liền với tính chất, chức năng cũng như dự kiến quy mô cho các KĐTM. Quy mô các KĐTM nên hướng theo quy mô lớn, hạn chế các KĐTM có quy mô nhỏ để đảm bảo phát triển các khu đô thị có nhiều chức năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân cư đô thị, hướng đến khả năng xây dựng được một khu đô thị “khép kín”, theo phương châm “sống - làm việc - vui chơi”. Quy mô

tối thiểu của KĐTM là 50ha.

Quy hoạch phát triển các KĐTM theo hướng bền vững cần xác định các cơ sở hình thành phát triển và có những định hướng cụ thể đối với sự phát triển của các khu đô thị. Xây dựng các nguyên tắc và giải pháp quy hoạch KĐTM theo hướng bền vững.

3. Xây dựng khung đánh giá mức độ bền vững KĐTM là một nghiên cứu cần thiết và quan trọng làm cơ sở đánh giá mức độ bền vững đạt được của KĐTM. Kết quả của luận án xây dựng khung tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của KĐTM dựa trên 15 tiêu chí chính và đề xuất áp dụng vào đánh giá các KĐTM hiện hữu tại Tp.HCM .

Kiến nghị

1. Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án, cần có những nghiên cứu sâu hơn để xây dựng bộ tiêu chuẩn quy phạm cụ thể đối với phát triển KĐTM nói chung và phát triển KĐTM tại Tp.HCM nói riêng. Từng bước hoàn thiện khung đánh giá mức độ bền vững các KĐTM. Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý, các tiêu chuẩn, làm cơ sở cho công tác thiết kế quy hoạch, quản lý đầu tư và khai thác phát triển KĐTM.

2. Cần nâng cao chất lượng quy hoạch, lồng ghép hệ thống tiêu chí PTĐTBV trong quá trình QHĐT.

3. Tăng cường phân cấp quản lý đô thị; Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn cho chủ đầu tư trong việc quản lý xây dựng các công trình trong các KÐTM cũng như đề xuất khung xử phạt cụ thể đối với các chủ đầu tư không thực hiện theo đúng quy hoạch phê duyệt trong quá trình xây dựng khu đô thị.

4. Phát huy vai trò và trách nhiệm làm chủ của cộng đồng, của người dân trong KĐTM. Phát huy công tác tuyên truyền; vận động cộng đồng xã hội tham gia vào PTBV, để cộng đồng nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm tham gia xây dựng và quản lý đô thị được cụ thể hóa ngay từ trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng của đô thị.

5. Chính quyền thành phố cần có cơ chế thích hợp thu hút vốn đầu tư cho các công trình dịch vụ công cộng như trường học, y tế, văn hóa công đồng, công viên, trung tâm TDTT,... đặc biệt có chính sách phát triển nhà ở quan tâm đến đối tượng thu nhập thấp, xây dựng nhà ở xã hội trong các KĐTM. Cụ thể, cần nâng cao trách nhiệm và vai trò của chủ đầu tư trong việc đầu tư xây dựng các hạng mục trên trong KĐTM.

6. Chính quyền cần đẩy nhanh việc đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông khung chính và hạ tầng kỹ thuật đi kèm trong tổng thể đô thị, tạo điều kiện hình thành các KĐTM cũng như thúc đẩy các KĐTM đã hình thành sớm phát triển. Góp phần giảm bớt sự quá tải ở đô thị hiện hữu, từng bước cải thiện chất lượng môi trường đô thị

trong khu vực nội thành. Xây dựng cơ chế khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào phát triển các KĐTM theo hướng bền vững.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

v Các công trình khoa học:

1. Tham gia đề tài NCKH cấp Bộ Xây dựng do PGS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa chủ trì:“ Phương pháp thiết kế cải tạo và nâng cấp các khu chung cư ở thành phố Hồ Chí

Minh qua ví dụ Cư xá Thanh Đa”, năm 2002-2005.

2. Tham gia đề tài NCKH cấp Sở do PGS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa chủ trì: “ Giải pháp tăng cường hiệu quả của các dự án cải tạo giao thông đã được thực hiện tại Tp.HCM trong thời gian qua”, năm 2005 – 2007

3. Tham gia đề tài cấp Bộ do PGS.TS.KTS Nguyễn Thanh Hà chủ trì: “ Xây dựng chương trình đổi mới ngành Quy hoạch đô thị”, năm 2008 – 2010.

v Các bài báo khoa học và các nghiên cứu khác:

1. Tích hợp hệ thống tiêu chí đô thị bền vững trong quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh – Tạp chí Kiến trúc số 205-05-2012.

2. Khu đô thị mới và các vấn đề phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh – Tạp chí Xây

dựng số 01-2012.

3. Khai thác giá trị cảnh quan khu vực núi Xuân Vân-Vũng Chua và núi Bà Hỏa phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng và phát triển đô thị ( hướng đến mô hình phát triển bền vững cho thành phố Quy Nhơn) - Tham luận Hội thảo khoa học – Ý tưởng quy hoạch

phát triển thành phố Quy Nhơn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, năm 2009.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)