3.2.2.1 Quan điểm về KĐTM bền vững
Trên cơ sở những khái niệm về PTĐTBV, các thành phần chức năng trong KĐTM, mối quan hệ KĐTM với tổng thể đô thị và những quan điểm chung về PTĐTBV, một khái niệm chung về KĐTM bền vững cần quan tâm:
- Hệ thống bên ngoài KĐTM: Sự tác động của cấu trúc tổng thể của đô thị, sự tương tác giữa các khu chức năng và các KĐTM khác (kể cả ở trong cấu trúc tổng thể của thành phố và ở các khu vực tỉnh thành lân cận với cấu trúc vùng đô thị…) mà nó chịu ảnh hưởng và những tương tác như: yếu tố về nguồn việc làm, nguồn
cung cấp nước, điện, nguồn nguyên nhiên liệu, nơi sử lý rác thải, tiêu thụ sản phẩm của đô thị, sự cạnh tranh phát triển giữa các KĐT, mạng lưới giao thông đô thị....
- Hệ thống bên trong KĐTM, Coi sự phát triển bền vững KĐTM trên cơ sở phát triển bền vững của ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường và điều khiển sự phát triển bền vững của chúng, cụ thể: KĐTM có tính hấp dẫn, lành mạnh, an toàn và công bằng.
Từ những quan điểm trên, có thể định nghĩa cơ bản về KĐTM bền vững là : “ Khu xây dựng mới có chức năng tổng hợp đạt được và duy trì được sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cấu trúc và khuôn khổ quan hệ của nó, trong hiện tại cũng như tương lai.”
3.2.2.2 Các yếu tố của KĐTM phát triển theo hướng bền vững
- Quy mô và vị trí:
KĐTM bền vững cần có một quy mô thích hợp để đảm bảo phát triển hỗn hợp đầy đủ các thành phần chức năng phục vụ cuộc sống của dân cư, có thể được đáp mọi nhu cầu hàng ngày của dân cư. Quy mô tối thiểu có thể tương đương với quy mô cấp đơn vị ở có thể phát triển. KĐTM bền vững cần phát triển ở những vị trí thuận lợi xây dựng và phát triển, phù hợp với định hướng QHC đô thị, có ranh giới vững chắc để đảm bảo duy trì sự phát triển và duy trì các đặc trưng riêng của khu vực. Vị trí phát triển các KĐTM có thể được xác định dọc các tuyến giao thông cấp đô thị, tại khu vực ven đô thị, ở các vùng ngoại ô hay trong khu vực nội thành, các hành lang phát triển các khu sản xuất, các khu chức năng chuyên biệt của đô thị, …
- Cấu trúc đô thị phát triển hỗn hợp đa chức năng
Phát triển hỗn hợp các chức năng sử dụng là đặc điểm mấu chốt của một KĐTM bền vững được quan tâm. Sự phát triển này đặc biệt quan trọng trong các mô hình phát triển đô thị với những lợi ích về phát triển giao thông đi bộ, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm gia tăng nhiệt độ trong đô thị, gia tăng sức khỏe cộng đồng. Cấu trúc khu đô thị khai thác tốt chức năng sử dụng đất và tăng cường sử dụng giao thông công cộng, tiếp cận các khu chức năng bằng khả năng đi bộ với một quãng đường
vừa phải, mọi cư dân đều có thể tiếp cận dễ dàng với một loạt các chức năng sử dụng mà họ mong muốn. Điều đó cũng có nghĩa là các hoạt động sống, làm việc và nghỉ ngơi của dân cư cần được phát triển trong cùng một giới hạn không gian của KĐTM. Có thể nói KĐTM là một tổng thể cân bằng của các hoạt động cư trú, làm việc, học tập, mua sắm, nghỉ ngơi, giải trí…
Mật độ dân số luôn là yếu tố quan trọng để duy trì sự bền vững, thông thường, mật độ cao nhất nằm ở khu vực trung tâm và giảm dần ra ngoài. Một mật độ thích hợp sẽ khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động đi bộ, nhấn mạnh các không gian mặt phố, không gian mở công cộng, lối đi bộ và các trạm GTCC. Mật độ dân số thích hợp là khoảng 150 – 200 người/ha.
Mật độ xây dựng tại các khu vực công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, (thường có mật độ cao) cần tương thích hay có sự chuyển tiếp phù hợp với mật độ xây dựng tại các khu nhà ở liền kề (thường có mật độ xây dựng thấp hơn).Mật độ xây dựng có thể tham khảo như sau:
Bảng 3-7 Bảng chỉ tiêu mật độ xây dựng trong KĐTM. Chức năng sử dụng Mật độ xây dựng (%)
Khu vực trung tâm Ngoài trung tâm Công trình công cộng 50 – 60 40 – 50
Công trình thương mại dịch vụ, văn
phòng, hỗn hợp 60 – 70 50 – 60
Nhà ở chia lô mặt phố 70 – 80 60
Nhà ở chung cư 40 – 50 30 – 35
Khu phố trung tâm < 60 ---
Khu phố phát triển hỗn hợp < 50 < 40
Khu phố nhà ở < 40 < 30
Như vậy, cấu trúc đô thị phát triển tập trung thu gọn là một đặc điểm quan trọng trong cấu trúc KĐTM bền vững nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm thời gian đi lại, giảm chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng như chi phí bảo trì. Phát triển tập trung thu gọn còn khuyến khích, tăng cường các mối quan hệ cộng đồng
thông qua các không gian hay các công trình công cộng được bố trí gần nhau như công viên, quảng trường, trung tâm hành chính, văn hóa, khu thương mại…xét về cấu trúc tổng thể đô thị, phát triển tập trung thu gọn góp phần tránh tình tình trạng phát triển dàn trải của đô thị, góp phần cân bằng và bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Đô thị phát triển, tồn tại và liên kết được với nhau bởi hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KĐTM đảm bảo đồng bộ, đúng theo tiêu chuẩn xây dựng, sẵn sàng đấu nối cho các công trình xây dựng và kết nối với hệ thống hạ tầng chung của đô thị. Cụ thể:
+ Giao thông
Mạng lưới giao thông: QH giao thông bền vững cần coi trọng phần lớn sự đi lại diễn ra bằng các phương tiện phi cơ giới và tất cả các quy hoạch đó cần ưu tiên cho việc đi bộ, đạp xe và phát triển phương tiện công cộng. Trong KĐTM bền vững, tùy theo từng quy mô khác nhau mà tạo lập mạng lưới đường hợp lý, tạo khả năng kết nối tốt trong khu vực và kết nối với tổng thể của đô thị. Một mạng lưới GTCC, liên kết các tuyến đi bộ với khu vực trung tâm, khu vực làm việc, các công trình công cộng và các khoảng mở công cộng sẽ tạo điều kiện tăng cường các mối quan hệ và sự giao tiếp trong cộng đồng. Mạng lưới đường phố bền vững tạo ra nhiều lựa chọn, với cùng một điểm đến, có rất nhiều sự lựa chọn về tuyến đường và khoảng cách, qua đó, làm giảm ách tắc giao thông, tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng khuyến khích việc đi bộ hay xe đạp. Mạng lưới đường nội bộ, lòng đường cần đủ hẹp để hạn chế tốc độ và lưu lượng xe (đặc biệt là xe ô tô). Điều này cũng rất phù hợp với việc thiết kế theo tỷ lệ con người, tạo thành một môi trường không gian gần gũi, khuyến khích các hoạt động đi bộ, xe đạp hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và bảo vệ dư dân khỏi các tai nạn giao thông.
Lối đi bộ: Bên cạnh chức năng giao thông và liên kết các bộ phận chức năng, lối đi bộ chính là không gian quan trọng cho các hoạt động công cộng, tăng cường các mối quan hệ và trao đổi trong cộng đồng. Lối đi bộ cần được thiết kế đẹp, thuận tiện và dễ nhận biết nhằm khuyến khích các hoạt động đi bộ, tăng cường các cảm
nhận về không gian và địa điểm, đặc biệt lưu ý các vấn đề liên quan tới người già, trẻ nhỏ và người tàn tật. Bên cạnh đó, để tạo sự kết nối và thuận lợi cho không gian đi bộ KĐTM bền vững cần quan tâm đến tổ chức những bãi đỗ xe gắn liền với từng khu vực chức năng cụ thể và sự linh hoạt trong tổ chức.
Phương tiện vận chuyển: KĐTM bền vững khuyến khích việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và sử dụng chung các phương tiện cá nhân nhằm giảm bớt lượng xe cộ lưu thông trên đường và tiết kiệm năng lượng. Trung tâm KĐTM với sự tập trung các hoạt động thương mại dịch vụ, các hoạt động của cộng đồng là địa điểm lý tưởng để đặt một điểm trung chuyển hay trạm dừng công cộng. Khuyến khích cộng đồng sử dụng phương tiện xe đạp trong KĐTM, tiếp cận các khu chức năng và các trạm giao thông công cộng, cung cấp hệ thống dịch vụ xe đạp công cộng hợp lý. Phát triển mạng lưới giao thông xe đạp trong KĐTM góp phần bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan đường phố thân thiện.
+ Năng lượng:
Yếu tố năng lượng bao hàm các vấn đề liên quan tới việc khai thác và sử dụng năng lượng đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của con người. xây dựng chính sách tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh, hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng không thể tái tạo, áp dụng công nghệ sản xuất năng lượng từ chất thải đô thị…
+ Cấp thoát nước
Yếu tố nước bao hàm các vấn đề liên quan tới nguồn nước, dự trữ bảo tồn nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, các chu trình tuần hoàn nước…Khả năng đáp ứng lượng nước cấp bình quân đầu người, chất lượng nguồn nước cấp, tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường (có hệ thống thu gom và xử lý nước thải ). Bên caṇh đó KĐTM bền vững còn phải có giải pháp thiết kế thu gom và sử dụng nước mưa, bằng việc tăng khả năng thẫm thấu nước trong khu vực, giảm bê tông hóa bề mặt, loại bỏ ô nhiễm nước bề mặt,…
Mức độ hiện đại và trình độ tổ chức hệ thống thu gom rác thải là điều kiện tiên quyết để hạn chế ô nhiễm môi trường trong và xung quanh khu vực đô thị. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt tiêu chuẩn, có phân loại tại nguồn, xử lý thu gom rác độc hại. Phương tiện vận chuyển đúng tiêu chuẩn môi trường; đảm bảo đường phố luôn luôn sạch, đẹp.
KĐTM bền vững cần đạt được các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe về môi trường, KĐTM cần duy trì và hòa nhập vào hệ sinh thái tự nhiên của nó và bao quanh nó. Các giải pháp mang tính hệ thống về chu trình sử dụng nước khép kín, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh, giảm thiểu chất thải, giảm thiểu và tái sử dụng nguyên vật liệu,… cần được áp dụng triệt để trong quy hoạch KĐTM.
- Đa dạng các loại hình nhà ở và các hình thức sở hữu
Nhà ở là vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi gia đình. Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở chính là yếu tố cơ bản đem lại sự bền vững cho KĐTM khi nó đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư với nhiều mức thu nhập khác nhau. Mọi cư dân sống trong KĐTM đều có thể lựa chọn và có được loại hình nhà ở phù hợp với cuộc sống của mình.
+ Đa dạng về loại hình nhà ở: KĐTM cần cung cấp nhiều loại hình nhà ở như nhà ở phù hợp với phong tục tập quán, phù hợp với điều kiện kinh tế… nhiều dạng nhà ở như chia lô liền kề mặt phố (nhà ở đô thị), nhà biệt thự, căn hộ chung cư... Mỗi một loại hình nhà ở cần được phân chia theo nhiều quy mô khác nhau, ví dụ như trong cùng một chung cư sẽ có các căn hộ 60m2, các căn hộ 80m2 hay lớn hơn 100m2, thậm chí có những căn hộ khoảng 40m2,… Điều đó sẽ tạo ra nhiều mức giá, nhiều sự chọn lựa khác nhau phù hợp với nhiều mức thu nhập, độ tuổi, giới tính,… của cộng đồng. Quy định về ưu tiên quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển khu dân cư, KĐTM chiếm 20% quỹ đất.
+ Đa dạng về loại hình sở hữu nhà ở: Đa dạng về hình thức sở hữu nhằm đáp ứng hiệu quả bài toán giải quyết nhu cầu nhà ở trong đô thị, đáp ứng nhu cầu
nhà ở cho đa dạng đối tượng có nhu cầu cũng như những thành phần dân cư có thu nhập thấp…
- Chất lượng các dịch vụ đô thị
Các công trình hạ tầng xã hội như hành chính, thương mại, dịch vụ, trường học các cấp, bệnh viện, nhà văn hoá, các công trình thể thao,… phù hợp đúng theo quy hoạch, phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn về số lượng, quy mô diện tích đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân, thuận lợi trong quá trình tiếp cận sử dụng và bán kính đi lại phù hợp.
Trong KĐTM cần tạo ra nhiều không gian mở, giao tiếp trong khu vực, nhằm khuyến khích, tăng cường các mối quan hệ xã hội trong KĐTM. Thông qua các hoạt động xã hội trong không gian này, các giá trị văn hóa dân gian, các lễ hội truyền thống được phát huy, cộng đồng dân cư có thể học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển và cùng duy trì sự bền vững riêng của KĐTM cũng như sự bền vững chung của tổng thể.
Các không gian mở cần được phân bố đều khắp và là đặc điểm nổi bật cần được ưu tiên trong quy hoạch KĐTM bền vững. Các không gian mở là nơi diễn ra các hoạt động của cộng đồng, tạo lập các mối quan hệ và giao tiếp xã hội giữa mọi thành phần dân cư trong khu vực. Đây là thành phần không thể thiếu trong việc tạo lập môi trường và cảnh quan của KĐTM.
- Tính hấp dẫn, tạo nét đặc trưng riêng của KĐTM
Kinh nghiệm phát triển đô thị trên thế giới chỉ ra rằng sự tồn tại cân bằng và lâu dài của các cộng đồng dân cư truyền thống có được là nhờ một phần vào những nét đặc trưng riêng của chúng. Ngày nay, điều này cũng là một phần không thể thiếu trong việc duy trì sự bền vững của một khu vực. Bất cứ một đặc điểm nào nổi bật hay khác thường cũng có thể tạo nên nét đặc trưng riêng hấp dẫn cho KĐTM. Đó có thể là một đặc điểm về văn hóa, một đặc điểm tự nhiên vốn có, một phong cách kiến trúc hay là một công trình xây dựng nổi tiếng. Điều này chúng ta thấy rõ thông qua KĐTM Phú Mỹ Hưng với những hình ảnh về sông rạch được khai thác giữ lại kết hợp trong không gian đô thị và đặc biệt với tác phẩm “Cầu ánh sao”
trong khu Hồ Bán Nguyệt đã góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng trong toàn khu vực và thu hút sự tập trung sinh hoạt của công đồng dân cư không chỉ trong khu PMH mà các khu vực xung quanh.
KĐTM bền vững cần duy trì và hòa nhập vào hệ sinh thái tự nhiên của nó và bao quanh nó. Các đặc điểm môi trường tự nhiên của khu vực như hồ nước, sông rạch, địa hình dốc,… đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi một quá trình quy hoạch thiết kế cẩn trọng khai thác hợp lý, hiệu quả yếu tố tự nhiên, kết hợp tổ chức mạng lưới hạ tầng xanh với hệ thống giao thông xanh, sử dụng hiệu quả năng lượng; tạo thêm nhiều không gian xanh, mặt nước trong đô thị, tạo môi trường thân thiện.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đô thị và từng khu đô thị phải có năng lực cạnh tranh thì mới phát triển phồn vinh được, tức là hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại đó được thị trường ưa chuộng, đô thị thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhà kinh doanh và khách du lịch... Chất lượng sống tốt là điều kiện cần để đô thị có năng lực cạnh tranh, nhưng để có đủ năng lực cạnh tranh mạnh mẽ thì đô thị còn phải tổ chức tiếp thị đô thị, còn gọi là kinh doanh đô thị, xây dựng thương hiệu đô thị, hình tượng đô thị. Các nhân tố bảo đảm cho đô thị có năng lực cạnh tranh là tầm