- Tính bền vững đô thị
Khái niệm về tính bền vững xuất phát từ lĩnh vực môi trường, sinh thái được đưa vào lĩnh vực kinh tế và đã được áp dụng cho phát triển đô thị. Tính bền vững của đô thị được xem như là một trạng thái mong muốn của các đô thị, thường được đặc trưng bởi các vấn đề như vốn chủ sở hữu liên thế hệ, vốn chủ sở hữu trong các
thế hệ, bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng tối thiểu nguồn tài nguyên không tái tạo, sức sống kinh tế và sự đa dạng, cộng đồng tự chủ, hạnh phúc cá nhân và sự hài lòng của con người về các nhu cầu cơ bản,… [36].
Tính bền vững của đô thị có thể được hiểu như là năng lực của một thành phố để tạo ra và duy trì điều kiện môi trường sống lành mạnh, hấp dẫn, an toàn, hài hòa, và có chất lượng cao, tôn trọng môi trường sinh thái tự nhiên và hệ thống hỗ trợ nó. Hay đó là “Sự thiết lập khuôn khổ về phát triển các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội. Khuôn khổ đó phù hợp với những nguồn tài nguyên thiên nhiên...” Tính bền vững của đô thị cũng sẽ mất khi sự phát triển nội tại của nó vượt quá “Tải trọng” cho phép hoặc mất các quan hệ bền vững với các vùng ngoài đô thị mà nó chịu ảnh hưởng.[36]
PTĐTBV và tính bền vững của đô thị ngày nay ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà hoạch định chính sách. Sự phát triển của các đô thị và tính bền vững của nó có mối quan hệ hữu cơ tương ứng với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các vùng, địa phương.
- Hệ thống tiêu chí PTĐTBV
Xuất phát từ khái niệm phát triển bền vững của Brundtland, những lý luận về PTĐTBV. Nhiều nhà khoa học, các tổ chức, chính quyền các quốc gia... dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, bối cảnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và những tác động về mặt môi trường của từng khu vực để xây dựng các bộ chỉ tiêu khác nhau về phát triển đô thị bền vững, cụ thể ( Phụ lục 4) :
• Nhóm tiêu chí của Ngân hàng Thế giới ( World Bank): bao gồm 04 tiêu chí
như: Cạnh tranh tốt; Cuộc sống tốt; Tài chính lành mạnh; Quản trị tốt.
• Nhóm tiêu chí Thành phố bền vững về môi trường của các nước ASEAN: tập
trung xây dựng chương trình, kế hoạch bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thông qua các chỉ số: không khí sạch, nước sạch, đất sạch.
• Nhóm tiêu chí của mạng khảo sát chất lượng cuộc sống Mercer: đánh giá hàng
năm tại 420 thành phố hàng đầu thế giới, dựa trên 39 chỉ tiêu đánh giá, chia thành 10 nhóm chính: Môi trường chính trị - xã hội; Môi trường kinh tế; Môi
trường văn hóa - xã hội; Y tế và sức khỏe; Giáo dục và trường học; Dịch vụ công và vận chuyển; Giải trí; Sản phẩm tiêu dùng; Nhà ở; Môi trường tự nhiên.
• Bộ tiêu chí đánh giá thành phố sống tốt (alivible city): Nhóm yếu tố về cơ sở
hạ tầng và môi trường đô thị; Nhóm yếu tố về môi trường sống đô thị; Nhóm yếu tố phát triển bản thân con người; Nhóm yếu tố quản lý.
• Bộ tiêu chí phát triển ĐTBV thuộc chương trình “Thiên niên kỷ 21”: Trong
chuyên đề nghiên cứu về “Phân tích chính sách đô thị hoá trong quá trình đô
thị hoá tác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam”, do chương trình hỗ trợ
phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ, đã đề xuất mười nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóa.
• Bộ tiêu chí kiến nghị của Hội đồng Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN CSD): Mục tiêu chính của UN CSD là xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững phục vụ việc hoạch định chính sách tầm quốc gia. Các chỉ tiêu này bao gồm 15 chủ đề và 38 chủ đề nhánh được xây dựng nhằm cung cấp thông tin cho các quốc gia trong việc hướng tới PTBV.
• Bộ tiêu chí ở Anh: Đề án phát triển bền vững địa phương (Local Agenda 21) được chính phủ Anh khởi xướng và dẫn dắt năm 1997, dựa trên nguyên tắc của PTBV do Brundtland, gồm 4 nguyên tắc chính: (1). Tiến bộ xã hội trong đó thừa nhận nhu cầu của tất cả mọi người; (2). Bảo vệ môi trường một cách hiệu quả; (3). Sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách thận trọng; (4). Duy trì tăng trưởng kinh tế và việc làm ở mức cao và ổn định.
• Bộ tiêu chí ở Mỹ: Một mô hình đáng chú ý là của thành phố Minneapolis, tiểu
bang Minnesota. Năm 2003, chính quyền thành phố này thông qua nghị quyết 2003R-133 về kế hoạch phát triển thành phố bền vững và sử dụng các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững của thành phố. Các tiêu chí này được chia thành 3 nhóm chính: (1) Sức khỏe cuộc sống; (2) Tác động môi trường; (3) Sinh tồn của cộng đồng.
• Bộ tiêu chí Tp.HCM Xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại do Viện nghiên cứu
Môi trường chính trị và quản lý nhà nước (6 tiêu chí), môi trường kinh doanh (5 tiêu chí), môi trường văn hóa xã hội (4 tiêu chí), môi trường y tế và giáo dục (2 tiêu chí), môi trường đô thị (2 tiêu chí), môi trường tự nhiên (2 tiêu chí).
• Bộ tiêu chí PTĐTBV thuộc chương trình “Thiên niên kỷ 21” do chương trình
hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ, đã đề xuất mười nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình ĐTH tại Việt Nam: (1) Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường; (2) Nền kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo nhiều việc làm đô thị ổn định, bền vững cho mọi thành phần kinh tế và mọi người dân đô thị; (3) Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh; (4) Trình độ quản lý phát triển đô thị đủ mạnh và bền vững; (5) Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao; (6) Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; (7) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; (8) Lồng ghép quy hoạch môi trường trong quy hoạch đô thị; (9) Huy động sự tham gia của cộng đồng người dân đô thị trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị; (10) Hợp tác, phối hợp điều hành Vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và cùng phát triển.