- Thuật ngữ “KĐTM” được dùng rất hạn chế trong các dự án phát triển đô
thị của thành phố, đa phần là dự án phát triển khu dân cư… điều này cho thấy khái niệm KĐTM còn chứa đựng nhiều thành phần sử dụng đất hay chức năng sử dụng trong KĐTM. KÐTM không chỉ đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho chính mình mà còn có các hoạt động kinh tế, thương mại, hay các lĩnh vực hoạt động sản xuất mang tính “đặc trưng”, thu hút nhiều đối tượng đến sinh sống. Như việc hình thành khu ĐTM Phú Mỹ Hưng (nằm trong tổng thể Khu ĐTM Nam Thành Phố) là một ví dụ điển hình cần quan tâm.
- Những hạn chế của KĐTM
Việc phát triển các KĐTM đã góp phần tích cực vào kết quả phát triển nhà ở của thành phố, góp phần tạo không gian đô thị mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị... Tuy nhiên, thực trạng phát triển KĐTM còn thể hiện nhiều bất cập sau:
+ Nhiều KĐTM ra đời, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân cư thành phố, nhưng với quỹ nhà ở này nhiều người dân đô thị không có khả năng tiếp cận, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, công chức, viên chức.
+ Nhiều KĐTM tập trung chủ yếu vào khai thác bất động sản, phân lô bán nền, xây dựng các công trình nhà ở để kinh doanh,… còn các tiện ích đô thị, các công trình giáo dục, y tế, thương mại, công viên khu vui chơi giải trí,… thì để ngõ, thiếu sự quan tâm và chưa được đầu tư.
+ Nhiều KĐTM thiếu đồng bộ kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu với hạ tầng đô thị, cụ thể là sự liên thông và kết nối giao thông, thoát nước, xử lý nước thải.... Các KĐTM phát triển không có sự gắn kết với nhau trong một quy hoạch tổng thể chung của đô thị. Mỗi KĐTM là một hệ thống hạ tầng kỹ thuật manh mún, độc lập gây hậu quả là ách tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường...
+ Mặc dù các KĐTM đều được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch nhưng qua một số khu đô thị cho thấy thiếu, thậm chí không có các giải pháp về thiết kế đô thị, thiếu sự quan tâm đến kiến trúc cảnh quan trong khu vực.
+ Mạng lưới giao thông khung chính của đô thị chưa được đầu tư và phát triển kịp tốc độ hình thành các KĐTM, một số tuyến giao thông chính đô thị có lộ giới nhỏ so với quy mô phát triển các KĐT dọc hành lang này (như đường Nguyễn Hữu Thọ,…) dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào khu vực trung tâm hiện hữu và gây nguy cơ tắt nghẽn giao thông trong tương lai gần.
+ Công tác quản lý sau QH được phê duyêt chưa được quan tâm, quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế, nhiều KĐTM không đồng bộ về không gian kiến trúc, lộn xộn, thiếu thậm chí không có sự quản lý không gian công viên cây xanh, không gian mở, cao độ đường phố, vỉa hè,…
+ Bên cạnh đó, một số KĐT được hoạch định với quy mô quá lớn duy ý chí không dựa trên khả năng nguồn lực thực thi quy hoạch, đặc biệt là khả năng về tài chính và nhịp độ cũng như tốc độ phát triển kinh tế,… một trong những nguyên nhân dẫn đến đầu tư dàn trải, dễ làm khó bỏ lại, lãng phí và không tạo lập được môi trường sống đô thị hoàn chỉnh.
+ Cấu trúc Khu ĐTM trong tổng thể đô thị Tp.HCM: Như phân tích ở trên
về vị trí phát triển các KĐTM cho thấy một sự phát triển bất hợp lý, cụ thể:
• Nhiều khu dân cư và KĐTM được lập và xét duyệt QH tập trung nhiều ở khu vực phía Nam và Đông của thành phố bởi những ưu điểm như vị trí và việc đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông tốt. Tuy nhiên, đây là một vùng trũng thấp với kênh rạch chằng chịt, sự mở rộng đô thị san lắp kênh rạch, nâng cốt cao độ nền trong ranh các dự án đã làm ngập lụt diện rộng trong cho các khu vực lân cận, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng.
• Khu vực phía Tây và phía Bắc, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự tập trung dân cư đông, do tác động bởi sự phát triển các khu công nghiệp ( KCN
Tân Bình, Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, …) thu hút lực lượng lao động nhập cư. Tuy nhiên trong giai đoạn dài thiếu định hướng quy hoạch hình thành các KĐTM có quy mô tập trung, cùng với những yếu kém trong công tác quản lý dẫn đến tình trạng đô thị phát triển theo vết dầu loang, nhiều khu ở có quy mô nhỏ được hình thành trên cơ sở tách thữa, phân lô phố…do đó, những không gian xanh, công trình công cộng thiếu trầm trọng hay hệ thống hạ tầng xã hội không được quan tâm đầu tư, hạ tầng kỹ thuật thiếu sự kết nối…, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân.
• Tổng thể cấu trúc đô thị Tp.HCM phát triển trong thời gian qua cho thấy không gian đô thị phát triển theo vết dầu loang ảnh hưởng từ khu vực trung tâm hiện hữu. thiếu sự định hướng và kiểm soát những khu vực được QHXD phát triển, những khu vực hạn chế… dẫn đến đô thị phát triển dàn trải, bê tông hóa vùng đất tự nhiên rất lớn, gây ảnh hưởng đến quỹ đất dự trữ và phát triển của thành phố trong tương lai.