Áp dụng hệ thống tiêu chí PTĐTBV trong QHĐT 120

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 133)

Năm 2009, Báo cáo Toàn cầu về Định cư Con người đã chỉ ra được sự thất bại ở phạm vi rộng của việc đáp ứng nhu cầu nhà ở của một bộ phận lớn người dân đô thị, và nêu ra phương pháp cải cách quy hoạch đô thị. Báo cáo đánh giá tính hiệu quả của quy hoạch đô thị với vai trò là một công cụ nhằm đối phó với những thách thức không lường trước được của thế kỷ 21 và thúc đẩy đô thị hóa bền vững. Tổng

thư ký và Giám đốc Điều hành Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc(Bà Anna Tibaijuka) nhận xét: “Hiện nay, có thể nhận thấy rằng, ở nhiều nơi

trên thế giới, các hệ thống quy hoạch đô thị ít thay đổi và thường gây ra những vấn đề trong đô thị chứ không phải là các công cụ nhằm cải thiện môi trường sống của con người. Vì vậy, luận điểm chính của báo cáo là, tại hầu hết các quốc gia, các phương pháp tiếp cận quy hoạch hiện tại cần thay đổi và cần xác định một vai trò mới cho quy hoạch đô thị trong quá trình phát triển bền vững”.

Phải nhìn nhận quy hoạch đô thị như “là một quá trình”, bao gồm: Quá trình nghiên cứu chiến lược phát triển (Xác định đúng bối cảnh, mục tiêu, các vấn đề chủ yếu và các đối sách chiến lược phát triển đô thị bền vững); Quá trình thiết kế triển khai, đảm bảo cho các giải pháp tối ưu; Quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo cho các mục tiêu qui hoạch đô thị khả thi và đạt chất lượng hiệu quả. Mục tiêu của quy hoạch cần được hiểu là không chỉ nhằm kiểm soát phát triển mà còn cần thúc đẩy

phát triển một cách hợp lý và hữu hiệu, hài hòa lợi ích của các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, và hài hòa với môi trường.

Việc vận dụng hệ thống tiêu chí phát triển đô thị bền vững trong quá trình quy hoạch cho phép thực hiện tính bền vững được liên tục trong suốt quá trình QH, đặc

biệt là trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng tại các đô thị Việt Nam cùng với những thách thức của toàn cầu về biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Đây chính là những công cụ trong quy hoạch đô thị nhằm: • Đảm bảo tính bền vững được tích hợp trong suốt tiến trình quy hoạch, trong

các phương pháp quy hoạch, sự tham gia của các bên liên quan, xác định những tác động ảnh hưởng từ công tác quy hoạch trong quá trình quy hoạch tại Tp.HCM.

• Thống kê, kết nối dữ liệu các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội, tình trạng đô thị hóa,... những thách thức và nhu cầu của khu vực. Tích hợp dữ liệu theo mục tiêu để tạo ra những thông tin quyết định cho quá trình quy hoạch đô thị.

• Đề xuất các hướng dẫn để đạt được các mục tiêu của một thành phố bền vững cùng với quá trình giám sát.

• Hỗ trợ những phân tích cho các bên liên quan để quản lý thành phố một cách bền vững. Hình thành các kênh giao tiếp cho mọi đối tương có liên quan đến cuộc sống của đô thị, thảo luận và xác định các chương trình kế hoạch hành động.

• Thực hiện dự án cải thiện các chỉ số bền vững và đạt được các mục tiêu đô thị hướng đến bền vững theo hướng dẫn và các thảo luận chương trình hành động trong quy hoạch đô thị.

Như vậy, sự kết hợp của hệ thống tiêu chí PTĐTBV trong bối cảnh đô thị cần phải được xem xét như là một sự bổ sung của các công cụ lập quy hoạch để dự đoán tác động của việc phát triển đô thị trong tương lai, tất cả những cân nhắc trên cơ sở phản ánh sâu sắc về môi trường sống của con người. Trong suốt quá trình này, điều quan trọng là nhận xét sự kết hợp của các yếu tố đó thường không được xem xét trong chiến lược quy hoạch đô thị truyền thống như mối quan

hệ giữa các cấu trúc đô thị, cơ sở hạ tầng và sự trao đổi chất của đô thị,... Chắc chắn, việc sử dụng hệ thống tiêu chí phát triển đô thị bền vững sẽ đóng góp cho một quy hoạch tốt hơn, các chính sách, giải pháp can thiệp thích hợp có hiệu quả cho sự phát triển bền vững.

4.1.2 Áp dụng hệ thống tiêu chí PTĐTBV phân tích đánh giá hành lang phát triển đô thị Tp.HCM, khuyến nghị giải pháp điều chỉnh QHSDĐ.

- Khu vực hành lang phát triển về phía Nam, Đông Nam tiến ra biển gắn

với huyện Cần Giờ, Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh ( Xã An Phú Tây, Tân Quy Tây, Tân Túc, Phong Phú Đa Phước, Hưng Long,…).

+ Khu vực Huyện Cần Giờ

Hiện trạng khu vực

Cấu trúc đô thị

- Vị trí: Huyện Cần Giờ ( Xã Bình Khánh, An Thới Đông). -­‐ Sử dụng đất: Phần lớn là đất phi dân cư, chủ yếu là đất nuôi trồng

thủy sản và nông nghiệp

-­‐ Mật độ xây dựng: Mật độ dân cư thấp, tập trung trên trục đường rừng sát, mật độ xây dựng thấp

-­‐ Sự liên kết của các khu vực đô thị: rất hạn chế, tuyến đường bộ rừng sát và hệ thống giao thông thủy tiếp cận.

Chất lượng môi trường đô thị

-­‐ Tính đa dạng sinh học : Khá phong phú, vùng nuôi thủy sản, xen kẽ trồng lúa, hoa màu.

-­‐ Môi trường sinh thái tự nhiên được bao bọc bởi nhánh sông Lòng Tàu, Nhà Bè, khu vực sản sinh không khí mát và trong lành Hạ tầng kỹ

thuật đô thị

-­‐ Giao thông: còn hạn chế, tuyến giao thông rừng sát kết nối và đường thủy trên sông Nhà Bè và Lòng tàu

-­‐ Cấp thoát nước năng lượng và Thông tin liên lạc: Chưa đáp ứng tốt Tính bền

vững của địa phương

-­‐ Tự cung cấp lương thực, thực phẩm: Khả năng đáp ứng cho khu vực và cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân thành phố.

Tính tổn thương của

-­‐ Tình trạng ngập lụt: hầu hết những khu vực chưa xây dựng nằm trong vùng đồng bằng ngập nước của sông Lòng Tàu và Nhà Bè và ngập do triều cường ảnh hưỡng mạnh mẽ đến khu vực này.

đô thị -­‐ Mức độ rủi ro: Tất cả những phát triển mới sẽ phải đối mặt với ngập do triều cường.

-­‐ Ô nhiễm về không khí, tiếng ồn: rất ít, do khu dân cư hiện hữu có diện tích nhỏ và hoạt động xây dựng ít.

Quy hoạch sử dụng đất theo đồ án điều chỉnh QHC XD Tp.HCM đến 2020

Quy hoạch sử dụng đất:

-­‐ Đây là khu vực dân cư nông thôn, với nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá, v.v…), không thay đổi nhiều so với hiện trạng. Chỉ mở rộng khu dân cư đô thị thêm ở mức vừa phải.

-­‐ Ước tính tỷ lệ không gian mở và không gian xanh còn lại = 80%. Mức độ

rủi ro trong tương lai

-­‐ Khu vực có nguy cơ ngập lụt cao do triều cường. -­‐ Không có thay đổi đáng kể về khí hậu đô thị.

Các đề xuất điều chỉnh quy hoạch

-­‐ Quy hoạch sử dụng đất: Hạn chế mở rộng các khu dân cư; các khu dân cư hiện hữu và phát triển mới thành Khu dân cư nông thôn, nhằm đảm bảo thông thoáng cần thiết và giảm mật độ xây dựng trong vùng có nguy cơ ngập lụt cao. Bảo vệ cân bằng nước gần với tự nhiên của những khu vực chưa xây dựng.

-­‐ Đảm bảo đầy đủ các dịch vụ dân sinh cho cộng đồng.

-­‐ Vùng đệm xanh dọc ven bờ sông Lòng Tàu và Nhà Bè, cần được khai thác mở rộng để tránh những phát triển mới ven bờ sông.

+ Khu vực huyện Nhà Bè ( Khu đô thị cảng Hiệp Phước)

Hiện trạng

Cấu trúc đô thị

- Vị trí: Huyện Nhà Bè ( Xã Hiệp Phước).

-­‐ Sử dụng đất: Phần lớn là đất nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp; Đất dân cư ở phía Tây Bắc, phía Bắc và Đông Nam là khu công nghiệp Hiệp Phước.

-­‐ Mật độ xây dựng: Mật độ dân cư thấp, tập trung trên trục đường Nguyễn Văn Tạo, mức bê tông hóa cao nhất chỉ ở khu vực cảng. -­‐ Sự liên kết của các khu vực đô thị: rất hạn chế, tuyến đường Nguyễn

Chất lượng môi trường đô thị

-­‐ Tính đa dạng sinh học: Khá phong phú, vùng nuôi thủy sản, xen kẽ trồng lúa, hoa màu, dừa nước,...Môi trường sinh thái tự nhiên được bao bọc bởi nhánh sông Nhà Bè và các kênh rạch.

-­‐ Chất lượng môi trường: khu vực sản sinh không khí mát và trong lành, khu vực cảng bị ô nhiễm bởi những hoạt động vận tải. Hạ tầng kỹ

thuật đô thị

-­‐ Giao thông: còn hạn chế kết nối, giao thông đường thủy trên sông Nhà Bè; Cấp thoát nước năng lượng và Thông tin liên lạc: Chưa đáp ứng tốt.

Tính bền vững của địa phương

-­‐ Tự cung cấp lương thực, thực phẩm: Có khả năng đáp ứng phần nào cho khu vực.

-­‐ Nhà máy điện Hiệp Phước có khả năng đáp ứng điện năng trong khu Chất lượng

môi trường sống

-­‐ Nhà ở: Đây là khu vực dân cư đô thị và nông thôn, nhà ở chưa phát triển, dàn trãi và thiếu đồng bộ

-­‐ Khả năng cung cấp các dịch vụ đô thị: còn hạn chế

Tính tổn thương của đô thị

-­‐ Tình trạng ngập lụt: Cao độ trung bình khoảng từ 0,5 đến 1,0 m, khu vực không có đất chưa xây dựng với độ cao trên 1,5m. Hiện tại tất cả những khu vực chưa xây dựng nằm trong vùng đòng bằng ngập nước của sông Nhà Bè và ngập do triều cường.

-­‐ Ô nhiễm về không khí, tiếng ồn: rất ít, do khu dân cư hiện hữu có diện tích nhỏ và hoạt động xây dựng ít. Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của Khu công nghiệp Hiệp Phước

Quy hoạch sử dụng đất theo đồ án điều chỉnh QHC XD Tp.HCM đến 2020

Quy hoạch sử dụng đất:

-­‐ Khu công nghiệp Hiệp Phước và Khu dân cư Hiệp Phước với quy mô hơn 1.500 ha; Cảng Hiệp Phước 500 ha; Phía Tây khu vực này (giáp huyện Cần Giuộc-Long An) hiện là vùng đất ngập nước (dừa nước), sẽ bị chuyển đổi sang khu xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư mới. -­‐ Một phần khu vực được quy hoạch bao gồm không gian mở và mặt

nước, ước tính tỷ lệ này còn lại khoảng 10%. Mức độ rủi

ro trong tương lai

-­‐ Rủi ro ngập lụt sẽ gia tăng nhanh chóng, khu vực có nguy cơ ngập lụt cao do đô thị hóa và triều cường. Thoát nước bề mặt sẽ tăng nhanh dẫn đến nguy cơ ngập lụt cao trong khu vực và khu lân cận.

-­‐ Những thay đổi ở đây sẽ làm thay đổi đáng kể về khí hậu đô thị, làm giảm, ngăn trở lưu chuyển không khí và sẽ ảnh hưởng đến hiện tượng đảo nhiệt khu trung tâm nội thành,

-­‐ Cần xem xét giảm quy mô cho những phát triển khu công nghiệp, khu dân cư mới và tăng không gian mở, mặt nước, không gian xanh để duy trì các hành lang thông gió và tăng diện tích cần thiết để quản lý nước mưa hiệu quả.

-­‐ Vùng đệm xanh dọc ven bờ sông Nhà Bè, nên được phân vùng quy hoạch rõ ràng và tăng cường độ rộng của chúng, mở rộng để tránh những phát triển mới ven bờ sông, tránh phát triển đô thị bất hợp lý và việc di dời hay tái định cư tốn kém trong tương lai. Những phát triển mới sẽ đòi hỏi những biện pháp phòng chống lũ lụt rõ ràng.

- Hành lang phát triển về hướng Tây, Tây - Nam ( Khu vực 1 phần huyện

Bình Chánh và Hóc Môn). Khu vực có tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, với đặc thù là cửa ngõ tiếp cận với các tỉnh miền Tây nên có nhiều dự án cầu, đường đã và đang triển khai như quốc lộ 1A, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đại lộ Võ Văn Kiệt...cụ thể:

+ Khu vực phía Tây Nam:

Hiện trạng

Cấu trúc đô thị

- Vị trí: Huyện Bình Chánh ( Xã Lê Minh Xuân, Tân Nhựt).

-­‐ Sử dụng đất: Khu dân cư, khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Khu vực xây dựng rải rác và còn tính chất nông thôn với mật độ thấp. Chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, và rừng

-­‐ Mật độ xây dựng: tập trung chỉ dọc theo các quốc lộ chính, như tỉnh lộ 10 và khu công nghiệp Bình Chánh.

-­‐ Mật độ dân số nhìn chung rất thấp.

-­‐ Sự liên kết của các khu vực đô thị: quốc lộ 1A, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đại lộ Võ Văn Kiệt tạo liên kết nhanh cho hướng phát triển khu vực.

Chất lượng môi trường đô thị

-­‐ Tính đa dạng sinh học: bị hạn chế

-­‐ Môi trường sinh thái tự nhiên bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng tự phát và phát triển các khu công nghiệp.

Tính bền vững của địa phương

-­‐ Tự cung cấp lương thực, thực phẩm: Khả năng đáp ứng một phần nhỏ cho khu vực.

Chất lượng môi trường sống

-­‐ Nhà ở: khu vực dân cư đô thị và nông thôn, thực trạng phát triển nhà ở tự phát, lộn xộn, nhà ở cho công nhân chưa được đầu tư.

Chất lượng không gian đô thị

-­‐ Cảnh quan đô thị, không gian mở: rất hạn chế trong đô thị, không gia mở chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, và rừng.

Tính tổn thương của đô thị

-­‐ Tình trạng ngập lụt: Tất cả những khu đất chưa xây dựng chủ yếu có cao độ dưới 0,5m. khu vực không có đất với độ cao trên 1,5m. Khu vực thường xuyên bị ngập do triều cường

-­‐ Ô nhiễm về không khí, tiếng ồn: bị ảnh hưởng do hoạt động giao thông, môi trường trong các khu dân cư ô nhiễm và ảnh hưởng của hoạt động sản xuất trong khu CN.

Quy hoạch sử dụng đất theo đồ án điều chỉnh QHC XD Tp.HCM đến 2020

Quy hoạch sử dụng đất:

-­‐ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng và cải tạo khu vực dân cư hiện hữu; Phía Tây khu vực phát triển khu đô thị mới

-­‐ Trong khu vực, giử lại đất nông nghiệp trồng lúa 350 ha và trên 1.000 ha trồng cây hàng năm khác. Một phần đất còn lại dành cho nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, và rừng

-­‐ Ước tính tỷ lệ không gian mở và không gian xanh còn lại: 40%.

Mức độ rủi ro trong tương lai

-­‐ Những khu vực phát triển mới với độ cao dưới mức triều cường cực đại (hơn 1,6 m) có rủi ro ngập cao do nước triều.

-­‐ Khu vực có vai trò quan trọng trong quản lý nước mưa và khí hậu đô thị, đặc biệt cho các khu định cư lân cân ( Quận Tân Bình, Tân Phú) Vì là vùng đất thấp nên khu vực đối mặt với nguy cơ ngập lụt cao. -­‐ Những thay đổi ở đây sẽ làm thay đổi đáng kể về khí hậu đô thị, làm

giảm và ngăn trở lưu chuyển không khí quan trọng.

Các đề xuất điều chỉnh quy hoạch

-­‐ Quy hoạch sử dụng đất 2020 phân vùng các khu đất chưa xây dựng hiện nay chủ

yếu thành Đất Nông Nghiệp và Khu Rừng Đặc Dụng phù hợp với thực trạng đánh giá của khu vực, nên khuyến khích và có cơ chế quản lý, thực thị.

-­‐ Khuyến nghị việc quy hoạch các khu phát triển mới, khu công nghiệp, khu đô thị

mới với các giải pháp quy hoạch làm tăng diện tích không gian mở, diện tích mặt nước, hồ điều tiết nước,… tạo thành các hành lang thông gió theo hướng Tây Nam và bảo tồn đủ diện tích cho quản lý nước mưa.

+ Khu vực phía Tây:

Hiện trạng

Cấu trúc đô

-­‐ Vị trí: Huyện Bình Chánh ( Xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn hai, Lê Minh Xuân, bình Lợi). Huyện Hóc Môn ( Xuân thới Sơn, Xuân Thới Thượng, tân Thới Nhì).

thị -­‐ Sử dụng đất: Phía Đông là khu du lịch (An Hà); khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)