Đánh giá mức độ bền vững của khu ĐTM là công việc đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, nhiều hệ thống các tiêu chí đánh giá khác nhau như: về vị trí khu đất, các thành phần chức năng, từng lĩnh vực hoạt động, từng khía cạnh phát triển, tính cạnh tranh. Sự bền vững chỉ có thể có được khi KĐTM đạt được tổng thể các tiêu chí đề ra.
Đề xuất khung đánh giá mức độ bền vững của KĐTM trên cơ sở tổng hợp nội dung của các bước trên. Từ tổng hợp thống tiêu chí PTĐTBV, thực tiễn phát triển các KĐTM, những nội dung liên quan đến KĐTM,… đến kết hợp với các phương
pháp, công cụ đánh giá mức độ bền vững của khu đô thị khác như: Bộ tiêu chí đánh giá “Khu đô thị kiểu mẫu” của Bộ Xây dựng theo TT số 15/2008/TT-BXD; bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững đơn vị ở của phòng chính sách quy hoạch Ealing, LonDon (Anh); Hệ thống phân loại khu ở của LEED ( Leadership in Energy and Environmental Design), Mỹ; Bộ tiêu chí đô thị bền vững của Hiệp định môi trường LHQ 2005; Bộ tiêu chí đánh giá thành phố xanh của Liên minh Châu Âu; bộ tiêu chí đánh giá thành phố bền vững về môi trường của ASEAN … ( Phụ lục 4)
Nhìn chung, các nhóm tiêu chí bao quát các nội dung phát triển của đô thị. Tuy nhiên nhiều chỉ số đánh giá còn nằm rải rác, một số dữ liệu thống kê phức tạp, thiếu thống nhất. Bộ tiêu chí đô thị kiểu mẫu chỉ tập trung đánh giá khi đô thị đã hình thành, chưa quan tâm đến việc đánh giá vị trí phát triển của KĐTM, tác động từ việc hình thành KĐTM đến các khu lân cận, những rủi ro của khu vực…; Hệ thống tiêu chí LEED quan tâm nhiều đến công trình cụ thể; hệ thống tiên chí đánh giá của LonDon chỉ quan tâm đến các chỉ số quy hoạch, các giải pháp quy hoạch trong đánh giá đồ án QH trước khi phê duyệt.
Việc xây dựng khung đánh giá mức độ bền vững KĐTM phải có khả năng lượng hóa cao, việc lượng hóa các chỉ số phải có tính khách quan trong quá trình đánh giá. Để làm được điều này, các vấn đề đánh giá cần được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, chỉ số cụ thể trên cơ sở phân tích rõ về bản chất, cấu trúc, chức năng, phạm vi của KĐTM. Việc cụ thể hóa thành các chỉ tiêu giúp chúng ta làm tốt hơn về mặt lý luận và khả năng thực hiện đánh giá được thuận lợi hơn, tuy nhiên các tiêu chí về một đô thị bền vững là rất có thể lượng hóa một cách chi tiết.
Xây dựng khung đánh giá mức độ bền vững giúp chúng ta xác định các lợi ích và các tác động xấu tới môi trường, kinh tế và xã hội trong quá trình lập quy hoạch, xét duyệt, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị. Là công cụ giúp cho các nhà làm công tác quy hoạch, nhà quản lý, các chủ đầu tư và công đồng dân cư tham khảo trong quá trình phát triển các KĐTM.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU