Đánh giá mức độ bền vững của KĐTM là công việc đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp đánh giá, nhiều hệ thống tiêu chí đánh giá khác nhau về từng khía cạnh phát triển khác nhau, các thành phần chức năng, các hoạt động,…trong KĐTM. Sự bền vững chỉ có thể đạt được khi KĐTM đạt được tổng thể mọi tiêu chí. Đặc điểm chủ yếu của khu đô thị có chất lượng sống tốt là: Công năng hỗn hợp (cư trú, học hành, chăm sóc sức khỏe, mua sắm, giải trí, làm việc); Tăng trưởng trật tự, có kiểm soát; Mạng giao thông thuận tiện, đường phố và không gian công cộng tiện đi bộ; dịch vụ hạ tầng đầy đủ; Đa dạng, có bản sắc; Có khu trung tâm hấp dẫn, sống động; Kiến trúc phong phú, hài hòa. Khu đô thị sống tốt còn được đánh giá trên các mặt như: Đảm bảo an toàn và sức khỏe, tạo được “cảm nhận an toàn”; môi trường xã hội thân thiện, tạo được cảm nhận cộng đồng; Môi trường sinh thái tốt; nhiều cơ hội giải trí thư giãn; Kiến trúc và cảnh quan đặc sắc, nhiều di sản văn hóa, lịch sử, tạo được “cảm nhận nơi chốn”… Từ nội dung đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng đồng và mức độ phát triển bền vững tại các KĐTM về kinh tế,
xã hội, chất lượng môi trường,... Mục tiêu của khung đánh giá mức độ bền vững KĐTM nhằm xác định những lợi ích, hiệu quả và những tác động xấu ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của cộng đồng liên quan đến các yếu tố môi trường, hoạt động kinh tế và xã hội trong qúa trình hình thành, xây dựng và quản lý của KĐTM. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống thông qua các giải pháp quy hoạch, thiết kế đô thị, giải pháp kỹ thuật và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình lập quy hoạch, thực thi xây dụng và quản lý các KĐTM, góp phần hướng đến phát triển bền vững.