Về nội dung lập quy hoạch và Quản lý KĐTM 30

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 43)

- Quy trình lập và phê duyệt các KĐTM

Quy trình, Nhà nước quản lý bộ khung đô thị thông qua quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu TL 1/5000 – 1/2000. Các tổ chức kinh tế phát triển các dự án ĐTM thông qua lập quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 dưới

sự điều tiết của các quy hoạch trên. Nhưng thực tế nhiều năm qua việc lập và phê duyệt các đồ án QH chung và QH chi tiết trên địa bàn các quận huyện diễn ra quá chậm, còn nhu cầu thực tế là luôn cấp bách, đa dạng và đầy biến động. Các chủ đầu tư khu dân cư, KĐTM không thể chờ đợi các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết ra đời đầy đủ rồi mới xây dựng kế hoạch phát triển cho riêng mình. Vì vậy các KĐTM xuất hiện không trong kế hoạch phát triển đô thị tạm gọi là đô thị “tự phát” ra đời. Việc ra đời KĐTM một cách “tự phát” ấy khiến bức tranh tổng thể thành phố trở nên “nham nhở”, không đồng bộ trong kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng XH không đáp ứng….

Bản thân Các đồ án QH chi tiết TL 1/2000 khi được lập làm cơ sở phát

triển các dự án phát triển khu dân cư, KĐTM còn quá cứng nhắc, sản phẩm quy hoạch lại được đóng khung quy định tính chất khu đất và khi đồ án được phê duyệt thì trở thành pháp lý, do đó các KĐTM này trở nên thiếu linh hoạt với cơ chế thị trường và trong thu hút vốn đầu tư. Việc chuyển đổi chức năng lại yêu cầu một động thái khác như điều chỉnh cục bộ chức năng hay điều chỉnh quy hoạch chi tiết... rất mất thời gian và gặp nhiều khó khăn.

Quy hoạch đô thị thực hiện theo quy trình cũ, chủ yếu là công tác kế hoạch và hoạch định. Trong các dự án quy hoạch này chưa coi các KĐTM là đối tượng và chưa có sự định hướng từ các bước quy hoạch tổng thể đối với các khu đô thị mới, vì vậy khi triển khai các dự án KĐTM được coi như một khu vực độc lập và được thiết kế một cách riêng biệt không đặt trong bối cảnh tổng thể không gian đô thị. Điều đó dẫn tới việc các không gian đô thị manh mún không thống nhất trong một tổng thể.

Nội dung và sản phẩm đồ án quy hoạch các KĐTM chủ yếu là công tác xác định các chỉ tiêu kỹ thuật và mạng lưới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, những vấn đề về thẩm mỹ đô thị và cảnh quan đô thị chiếm tỷ trọng rất ít trong quy trình nghiên cứu, thành phần hồ sơ.

Qua khảo sát thực tế và thu thập những ý kiến chuyên gia trong công tác quản lý thì công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc và trật tự xây dựng tuy được quan tâm đầu tư, tuy nhiên do thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều phiền hà, chưa kích thích các nhà đầu tư. Việc bàn giao, duy tu bảo dưỡng và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng còn bất cập; việc phân cấp quản lý giữa chủ đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về các dịch vụ công ích chưa rõ ràng, thiếu những qui định thống nhất.

Quy hoạch đô thị sau khi được phê duyệt thì công tác thực hiện quản lý và tuân thủ đầu tư theo quy hoạch rất yếu, vì vậy định hướng của quy hoạch thường bị phá vỡ căn bản. Các chế tài quản lý gắn với quy hoạch của chúng ta hiện rất thiếu, đang trong quá trình xây dựng bổ sung và không đồng bộ đã hạn chế rất nhiều năng lực của nhà quản lý và nhà đầu tư đối với việc phát triển đô thị.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)