Định hướng phát triển KĐTM trong cấu trúc tổng thể đô thị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 91)

Về cơ sở, luận án phân tích và đề xuất dựa trên đồ án điều chỉnh QHC xây dựng Tp.HCM đến năm 2025 (do Sasaki và viện QH Tp.HCM thực hiện, được phê duyệt năm 2010) và đồ án QH vùng Tp.HCM (do Phân viện QHĐT và NT chủ trì ).

Theo định hướng phát triển của thành phố, về cấu trúc đô thị với các hướng phát triển không gian cơ bản bao gồm vị trí các lõi thương mại dịch vụ, các khu vực phát triển công nghiệp, các khu vực phân luồng giao thông (đầu mối giao thông nội địa), các khu đô thị, các khu phát triển đô thị có kiểm soát, các mạng lưới giao thông trên diện rộng sẽ thành lập mới. Phát triển không gian, cấu trúc đô thị được phân tích tổng hợp dựa trên những quan điểm, nguyên tắc quy hoạch chủ chốt sau: (1) Kết hợp chức năng với các trung tâm đô thị và khu phát triển công nghiệp tập trung bên ngoài địa giới thành phố bằng mạng lưới giao thông trên diện rộng; (2) Phát triển các trung tâm đô thị mới (trung tâm cấp khu vực và đô thị vệ tinh) trên cơ sở cần bằng giữa các khu vực trên địa bàn thành phố, kết hợp mạng lưới giao thông hiệu quả; (3) Phân bố các khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) và khu vực phân luồng giao thông (đầu mối giao thông nội địa) dọc theo các hành lang giao

thông chiến lược; (4) Chọn đất xây dựng các khu đô thị hóa và khu đô thị hóa có kiểm soát trên cơ sở xem xét kỹ điều kiện đất đai và tiềm năng phát triển; (5) Khuyến khích phát triển khu ngoại thành bằng cách xây dựng hệ thống giao thông công cộng trung chuyển dọc hành lang phát triển đô thị; (6) Gìn giữ môi trường thiên nhiên ở những khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái. Cụ thể đề xuất hướng Phát triển các KĐTM trong cấu trúc đô thị Tp.HCM như sau:

3.1.3.1 Phát triển các KĐTM trên cơ sở phát triển các “Hành lang phát triển chiến lược” gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng.

Nhằm tận dụng nguồn lực hạn chế, nguồn vốn đầu tư của nhà nước cần được tập trung vào một số khu vực chiến lược. Khuyến khích phát triển đô thị dọc hành lang phát triển chiến lược bằng cách tập trung vốn đầu tư vào công tác phát triển cơ sở hạ tầng và nhà ở. Đặc biệt, các dự án đường sắt như các tuyến UMRT (Đường sắt cao tốc nội đô khối lượng lớn) sẽ là công cụ hiệu quả nhất giúp đẩy mạnh quá trình phát triển đô thị dọc theo các hành lang này. [ Hình 3-1]

Hiện nay, hệ thống đường sắt cao tốc nội đô khối lượng lớn (UMRT) được xem là một trong những nội dung đề xuất quan trọng của đồ án quy hoạch chung giao thông của thành phố. Các tuyến đường sắt cao tốc nội đô khối lượng lớn được quy hoạch dọc theo các hành lang phát triển đô thị chính trải toàn thành phố và kết nối hiệu quả với các tuyến nhánh. Phát triển các KĐTM theo trục giao thông trung chuyển được xem là biện pháp thiết thực nhằm kết hợp hiệu quả mạng lưới giao thông công cộng theo quy hoạch với phát triển đô thị.

Áp dụng mô hình phát triển đô thị theo trục giao thông trung chuyển (TOD) để thúc đẩy phát triển đô thị, cụ thể: Phát triển các KĐTM tập trung ở gần các trạm giao thông công cộng trong khoảng cách đi bộ được; Phát triển đô thị mật độ trung bình cao dọc theo các hành lang trung chuyển với dịch vụ vận chuyển tuyến thu gom và phát triển đô thị tập trung đa chức năng như thương mại, kinh doanh, dân cư, công trình công cộng.[Hình 3-2]

- Các Hành lang phát triển về hướng Tây Bắc dọc theo quốc lộ 22 và hành lang Tây Nam dọc Xa lộ Hà Nội được xem là có rất nhiều tiểm năng phát triển do

điều kiện đất đai tốt và theo kế hoạch, tuyến UMRT sẽ được xây dựng dọc theo hành lang này. Đặc biệt, ở các khu vực xung quanh ga UMRT, tiềm năng phát triển sẽ gia tăng đáng kể. Do đó, cần khuyến khích, đẩy mạnh phát triển các KĐTM và tái thiết đô thị dọc theo các hành lang này.

- Hành lang phát triển về hướng Đông Bắc, tại các khu vực cửa ngõ mới của thành phố: Dự kiến sân bay quốc tế mới sẽ được xây dựng tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đây sẽ là sân bay quan trọng nhất của Vùng đô thị Hồ Chí Minh trong tương lai. Trung tâm TPHCM và sân bay mới ở Long Thành sẽ được kết nối với nhau bằng hệ thống đường quốc lộ ( đường cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây) và đường sắt quốc gia dự kiến đi qua địa bàn Quận 2 và Quận 9. Hành lang này là cửa ngõ quan trọng đón tiếp người dân từ sân bay mới vào TPHCM. Do vậy quá trình phát triển đô thị, gồm cả việc hình thành đô thị cấp khu vực dọc theo hành lang này sẽ được đẩy nhanh trong tương lai.

- Hành lang phát triển mới phía Nam: Thành phố đã có kế hoạch thiết lập hệ thống cảng, bến bãi và các cơ sở sản xuất quy mô lớn ở khu vực phía Nam huyện Nhà Bè, Hiệp Phước. Lưu lượng giao thông đông đúc phục vụ cho các cơ sở này sẽ được đảm nhận bởi mạng lưới đường giao thông liên vùng, đường quốc lộ và đường sắt. Hoạt động đi lại chủ yếu thông qua tuyến đường cấp I (đường Nguyễn Hữu Thọ) nối liền Hiệp Phước với trung tâm thành phố. Do vậy, khu vực dọc theo tuyến đường cấp I sẽ là hành lang phát triển mới ở phía Nam. Do điều kiện đất đai dọc hành lang này không được tốt, cần cân nhắc kỹ các điều kiện tự nhiên và tìm các giải pháp quy hoạch và khai thác không gian thích hợp.

- Hành lang phát triển mới Nam Sài Gòn: KĐTM Nam Sài Gòn là dự án quy mô lớn nhằm phát triển khu đô thị đa chức năng. Quá trình xây dựng được tiến hành từ thập niên 90, đến nay nhiều hạng mục công trình đã được hoàn tất, chủ yếu ở phần phía đông của khu vực. Do được nối kết tốt về mặt giao thông với trung tâm thành phố, dự đoán khu vực này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, khu dự án tọa lạc chủ yếu trên vùng đầm lầy trũng thấp, trong quá trình phát triển cần cân nhắc kỹ các vấn đề, ví dụ không nên san lấp các khu vực với chức năng

điều tiết nước hiện hữu nhằm tránh các tác động tiêu cực đến các khu vực xung quanh. [Hình 3-3;3-4]

3.1.3.2 Phát triển các KĐTM trên cơ sở hình thành các trung tâm đô thị mới

Theo định hướng QHCXD, cấu trúc đô thị tương lai của TPHCM - một siêu đô thị với đầy đủ các chức năng bao gồm khu lõi trung tâm thành phố mới và những trung tâm đô thị mới trên cơ sở xem xét mở rộng khu đô thị hóa và các hoạt động đô thị. Do đó các trung tâm đô thị mới bao gồm trung tâm cấp khu vực và đô thị vệ tinh sẽ được quy hoạch ở những vị trí thích hợp sao cho phạm vi phục vụ của chúng trải đều trên toàn bộ diện tích thành phố. [Hình 3-5]

Về cơ bản, các trung tâm đô thị cấp khu vực có vị trí tọa lạc cách khu CBD (lõi trung tâm đô thị) hiện hữu của TPHCM khoảng 10 – 15km. Các trung tâm cấp khu vực mới hình thành và khu CBD hiện hữu sẽ cùng nhau chia sẻ các chức năng đô thị cần thiết.

Bảng 3-5 Phát triển các trung tâm cấp khu vực

(Nghiên cứu điều chỉnh QHC xây dựng Tp.HCM đến năm 2025) Trung tâm

cấp khu vực

Quan điểm phát triển Đặc điểm vị trí

Bắc

Trung tâm phức hợp các hoạt động kinh doanh và tương tác quốc tế làm đầu tàu cho sự phát triển của TPHCM

- Cách trung tâm thành phố từ dưới 10km đến 20km (Củ Chi 20km đến 30km)

- Gần sân bay.

- Gần công viên phần mềm - Cửa ngõ đi Củ Chi, Campuchia - Lắp đặt tuyến đường sắt

Đông Khu vực cửa ngõ từ sân bay quốc tế mới hình thành

- Cách trung tâm từ 10km đến 20km - Dọc đường trục nối trung tâm thành phố với sân bay Long Thành Đô thị sôi động với tương tác

giữa giáo dục công nghiệp và giáo dục đào tạo

- Gần các khu công nghiệp với chức năng nghiên cứu và phát triển

- Gần các trường đại học đã quy hoạch

thông đường sắt

- Môi trường thiên nhiên phong phú

Nam

Đô thị nằm giữa hành lang nối kết khu CBD với khu vực cảng mới, với phức hợp đô thị phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên đặc biệt

- Cách trung tâm từ 10km đến 20km - Cửa ngõ đi trung tâm phân phối phía Nam và Cần Giờ

- Môi trường thiên nhiên phong phú - Tiềm năng lớn về đô thị tập trung dân cư đi làm việc tại lõi trung tâm thành phố

Tây

Phát triển đô thị thông qua sự tập trung ngành Nghiên cứu và phát triển chuyên sâu cùng với các chức năng đô thị phục vụ cư dân quanh vùng

- Cách trung tâm từ 10km trở xuống - Cửa ngõ phía tây của TPHCM - Tiềm năng lớn về đô thị tập trung dân cư đi làm việc tại lõi trung tâm thành phố và dịch vụ cho dân cư

+ Vị trí các trung tâm đô thị mới: Các địa điểm thích hợp để đặt trung tâm

cấp khu vực được xác định theo các tiêu chí: Diện tích đất hơn 100ha; Điều kiện giao thông tốt, nằm gần các trục đường cao tốc hoặc các đầu mối giao thông công cộng; Tình hình sử dụng đất hiện hữu có thể giải phóng mặt bằng khu vực (là đất trống, gồm đất có điều kiện thổ nhương xấu, đất công nghiệp, đất quân sự, sẽ được di dời trong tương lai)

Bảng 3-6 Vị trí đề xuất cho các trung tâm đô thị mới

Vị trí được chọn Lý do vị trí được chọn

Lõi trung tâm phía Bắc

Trung tâm cấp khu vực phía bắc: gần nút giao giữa QL 22 và QL 1A

Gần 2 tuyến trục giao thông trọng yếu

Có khoảng giãn cách cân đối với các trung tâm đô thị mới và các CBD khác

Tiểu trung tâm phía Bắc: dọc QL 22, nằm giữa đô thị vệ tinh ở Củ Chi và Trung tâm cấp khu vực phía bắc

Sẽ đảm nhiệm chức năng dịch vụ cho khu vực giữa đô thị vệ tinh ở Củ Chi và Trung tâm cấp khu vực phía Bắc. Có quỹ đất trống

Lõi trung tâm phía Đông

Trung tâm cấp khu vực phía đông: dọc đường quốc lộ đi

Sẽ là khu vực cửa ngõ quan trọng từ sân bay mới Long Thành

Long Thành và đường liên vùng dự kiến

Sẽ đảm nhiệm chức năng dịch vụ cho khu vực phía đông thành phố Tiểu trung tâm phía đông:

dọc xa lộ Hà Nội và gần sông Đồng Nai

Giữ vai trò là cửa ngõ phía đông thành phố (là điểm kết nối với TP. Biên Hòa)

Sẽ đảm nhiệm chức năng dịch vụ cho khu vực đông thành phố

Lõi trung tâm phía Tây

Trung tâm cấp khu vực phía tây: dọc QL 1A và khu vực trạm đầu cuối của tuyến UMRT số 2

Dễ tiếp cận đường trục giao thông và trạm đầu cuối dự kiến của tuyến UMRT

Lõi trung tâm phía Nam

Tiểu trung tâm phía Nam: nằm giữa khu CBD và Hiệp Phước

Có khoảng giãn cách cân đối với khu CBD và các trung tâm đô thị mới khác.

Sẽ đảm nhiệm chức năng dịch vụ cho các khu vực xung quanh.

3.1.3.3 Phát triển các KĐTM trên cơ sở tái cơ cấu kinh tế và hình thành các KCN/KCX trong tương lai

Với chủ trương của chính quyền TPHCM phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến với hàm lượng khoa học công nghệ cao như điện/viễn thông, công nghệ thông tin, hóa học, cơ khí và tập trung các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ vào trong các KCN ở ngoại thành hoặc di dời sang các tỉnh xung quanh. Để thực hiện chủ trương này, khoảng 9.000 ha đất được quy hoạch để phát triển mới các KCN/KCX. (dự kiến khoảng 20 KCN tập trung và 30 cụm CN địa phương).[Hình 3-6]

Trên cơ sở phát triển các KCN, việc định hình phát triển các khu dân cư, KĐTM kế cận hoặc kết hợp trong một cấu trúc chung nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm, nhà ở cung cấp cho công nhân, chuyên gia, hình thành các dịch vụ đô thị,...

3.1.3.4 Phát triển các KĐTM gần khu vực trung tâm thành phố:

Ngoài những khu vực đã nêu trên, ở những khu vực gần trung tâm thành phố có nhiều dự án phát triển đô thị quy mô lớn và vừa đang được triển khai. Nguyên nhân là vì ở những khu vực này có những khu đất phi đô thị hóa rộng lớn mặc dù có

điều kiện đất xấu (chủ yếu là các vùng đất trũng thấp, đầm lầy). Đối với những khu vực này, điều quan trọng là phải kiểm soát đô thị hóa và khuyến khích phát triển hợp lý với đầy đủ cơ sở hạ tầng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Đối với những khu đô thị hóa tập trung đã đề xuất, cần thiết phải quy định các chỉ tiêu khống chế như hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng và tầng cao xây dựng cho từng khu vực.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)