Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu thực hiện cho bước 3 59

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 72)

Nội dung của bước 3: Đề xuất các nguyên tắc, giải pháp quy hoạch KĐTM hướng đến PTBV. Đây là nội dung quan trọng góp phần xây dựng KĐTM bền vững

trong tương lai, góp phần vào định hướng phát triển đô thị Tp.HCM hướng đến PTBV. Trên cơ sở nghiên cứu của Bước 1 (hệ thống lý luận về PTĐTBV) và Bước 2 (Cơ sở hình thành phát triển các KĐTM trong cấu trúc đô thị Tp.HCM, gắn kết nội dung PTĐTBV với Phát triển các KĐTM trong cấu trúc tổng thể phát triển Tp.HCM hướng đến PTBV). Phân tích khung pháp quy về QH ở Việt Nam, tập hợp những đặc trưng, xu hướng phát triển, các nguyên tắc QH bền vững của ĐT…

2.2.3.1 Cơ sở đề xuất chức năng của KĐTM

Theo phát biểu của TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng chuyện ùn tắc giao thông của các thành phố lớn từ lâu đã được coi như "chuyện đã rồi". Cơ quan quản lý đã tìm nhiều phương án để giảm bớt ùn tắc nhưng không thành công bởi cái gốc của vấn đề không phải là mở rộng không gian giao thông, mà phải là giảm bớt lưu lượng lưu thông trên đường phố. Để làm được điều này thì các KĐTM phải là các khu đô thị đa chức năng, bao gồm cả nhà ở, văn phòng, trung tâm dịch vụ mua sắm, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, công viên.

- Thực tiễn về phát triển các KĐTM của các thành phố trên thế giới đã chứng minh sự kết hợp đa chức năng trong phát triển KĐTM là một động lực tạo sức sống cho chính mình và góp phần vào định hướng phát triển bền vững cho toàn thành phố. Tại thành phố Seoul ( Hàn Quốc), mặc dù các KĐTM có hạ tầng đô thị tốt (đường sá, công viên, các không gian mở và các trung tâm thương mại), nhưng lại không cung cấp đủ nơi làm việc cho người dân và môi trường thiên nhiên bị tàn phá nhiều. Do đó, trong các dự án phát triển KĐTM, sự đa dạng trong chức năng được quan tâm trong tiêu chuẩn quy hoạch KĐTM. Dự án KĐTM “Venture Inno Polis” trên cơ sở mở rộng mạng lưới các khu công nghiệp ở ngoại vi và một hệ thống giao thông vùng được quy hoạch có xem xét đến môi trường tự nhiên hiện có, kết hợp việc nghiên cứu và phát triển kinh doanh, hỗ trợ dịch vụ và các trung tâm giáo dục, hạ tầng cộng đồng, và hành lang như hạ tầng dân cư, văn hóa, thương mại và giáo dục được xây dựng. Dự án nhằm đạt được 4 mục tiêu: một thành phố dựa trên nền tảng đổi mới công nghiệp, học tập và nghiên cứu; Thành phố văn hóa: một thành phố của sự thư giãn và văn hóa cao cấp; Thành phố sinh thái: một thành phố của sự tái xử lý nguồn nước; Thành phố giáo dục: một thành phố của giáo dục.[12]

- Các lý luận về mô hình phát triển đô thị và xu hướng phát triển Đô thị trên thế giới theo hướng bền vững (Phụ lục 3) cũng quan tâm đến sự kết hợp đa chức năng trong cấu trúc phát triển các đô thị và khu đô thị, như:

Đô thị sinh thái: Về cơ bản, đô thị sinh thái muốn nhấn mạnh quan hệ lành mạnh giữa các thành phần của thành phố với chức năng của chúng hơn là đơn

thuần nói đến hàng loạt các chỉ số đo độ xanh, sạch, đẹp của đô thị. Đối với đô thị sinh thái, “gần gũi” là điều có ý nghĩa quyết định. Nếu như có một chỉ số

đơn lẻ để xác định đô thị sinh thái, đó chính là khả năng dân cư có thể và ưa thích việc tiếp cận hầu hết dịch vụ cơ bản bằng cách đi bộ, đi xe đạp và vận chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Đô thị thông minh: áp dụng các nguyên tắc quy hoạch trong thực tiễn về

QHSDĐ hỗn hợp, sự đa dạng các công trình dịch vụ công cộng như cửa hàng, nhà hàng, dịch vụ giải trí; Đô thị hiệu quả về chức năng sử dụng, nơi người dân có thể sống làm việc và giải trí; Hệ thống giao thông hiệu quả với hệ thống giao thông công cộng, tuyến đường cho người đi bộ và xe đạp; Sự đa dạng về nhà ở dành cho nhiều mức thu nhập trong nhiều giai đoạn cuộc đời; Sự phát triển nén giúp bảo tồn không gian vùng ven; Sử dụng hiệu quả các dịch vụ công cộng và hệ thống hạ tầng cơ sở.

Đô thị nén: với các chức năng sử dụng hỗn hợp, mật độ dân cư cao hợp lý,

sự tập trung dân cư ở trung tâm đô thị. Đây là những điểm quan trọng cho sự phát triển dân cư và việc làm trong đô thị cũng như vấn đề hiệu quả năng lượng. Theo đó, đô thị được kết nối bởi giao thông công cộng và tạo điều kiện cho sự di chuyển giao thông phi cơ giới, hạn chế mở rộng các đường cho các phương tiện cá nhân, bảo vệ hệ thống tự nhiên đô thị và khả năng sản xuất lương thực. Đô thị nén sử dụng hỗn hợp tiện nghi đô thị dẫn đến khoảng cách đến các phương tiện giao thông công cộng, khoảng cách đến nơi làm việc, trường học, mua sắm, các dịch vụ hàng ngày ngắn hơn do đó tiết kiệm thời gian và năng lượng.

Đô thị năng lượng thấp: bắt nguồn từ việc cạnh tranh năng lượng và cụm từ

“An ninh năng lượng” cũng được đề cập đến nhiều. Mục đích chính của đô thị năng lượng thấp là giảm tối thiểu các nguồn tiêu thụ năng lượng chính trong đô thị, thông qua các giải pháp cụ thể như tổ chức phân khu, bố trí khu làm việc và khu ở không cách xa nhau để đảm bảo việc đi lại thuận tiện, tổ chức hệ thống cây xanh mặt nước một cách hợp lý.

Chủ nghĩa Đô thị mới: là một công cụ quy hoạch hỗ trợ ngăn chặn sự bành

trướng đô thị. Sau hai thập kỷ, nó đã trở thành một trào lưu quy hoạch và thiết kế lớn. Ý tưởng chính mà Chủ nghĩa Đô thị mới đề xuất là tạo ra việc sử dụng vỉa hè hỗn hợp thân thiện và khu vực dân cư thân ái, những ngôi nhà chỉ cách trung tâm khu vực dân cư có mấy phút đi bộ, những con đường tạo hình các mạng lưới, vì thế mà cấu trúc có sự kết nối cao…

SymbioCity - Thành phố bền vững về môi trường. Mô hình đô thị vận hành

theo tiêu chuẩn bền vững với môi trường với các nguyên tắc chính trong cấu trúc: xác định mối liên kết giữa chức năng đô thị, quy hoạch cảnh quan, công trình kiến trúc, quản lý chất thải, sử dụng năng lượng, giao thông, cấp nước... nhằm đáp ứng các yêu cầu về không gian, môi trường, xã hội và kinh tế của đô thị như nhà ở, công nghiệp, giải trí, dịch vụ, văn hóa... Điều này tạo ra một nền tảng để phát triển các giải pháp kỹ thuật và quy hoạch thành phố. Quy hoạch các chức năng của đô thị cho một thành phố bền vững có nghĩa là tạo ra một khu vực hấp dẫn, lành mạnh và an toàn để sinh sống. Câu hỏi luôn luôn được đặt ra là “làm thế nào chúng ta có thể làm điều này để tối đa hóa lợi ích cho mỗi người dân”.

Bảng 2-2 Tổng hợp những nội dung về phát triển các đô thị, khu đô thị theo hướng bền vững

Thành phần Nội dung chính

Cấu trúc đô thị

Phát triển dạng nén, tập trung

Sử dụng đất hỗn hợp (mix use), đa dạng về chức năng sử dụng, kết hợp, đan xen các công trình nhà ở, cửa hàng dịch vụ, văn phòng, không gian mở

Mật độ tập trung cao Kết hợp với mô hình TOD

Hình thức Kiến trúc với tầng cao trung bình 6 – 8 tầng

Các dịch vụ đô thị

Đảm bảo nơi học tập, giao lưu văn hóa phục vụ cho tất cả cư dân của cộng đồng.

Các dịch vụ, thương mại… Khả năng tiếp cận thuận lợi. Bán kính đi lại (400 – 800m) Chất lượng không Sức sống văn hóa giải trí

gian đô thị Khả năng đáp ứng các dịch vụ

Tạo nên khu vực hấp dẫn, nhiều hoạt động cộng đồng, tổ chức lễ kỷ niệm, lễ hội mang cư dân gần lại với nhau cần được phát triển.

Khai thác, kết hợp với môi trường tự nhiên. Duy trì, khôi phục và tôn tạo được các hệ sinh thái tự nhiên cũng như những cảnh quan đặc trưng về địa hình, hành lang ven sông...

Nhà ở

Đa dạng về loại hình

Đa dạng về hình thức sở hữu và giá trị Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường Giao thông

Phát triển GTCC Phương tiện “ xanh” Ưu tiên đi bộ và xe đạp

Giảm đi lại bằng phương tiện ôtô cá nhân Năng lượng

Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, gió…

Tiêu thụ năng lượng

Sản xuất năng lượng từ chất thải đô thị…

Chất thải

Hình thức phân loại, Mô hình thu gom,

Ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế… chất thải rắn có thể được xử lý để sinh ra khí ga sử dụng cho đô thị, chất thải hữu cơ được sản xuất thành phân vi sinh…

Công nghệ mới về môi trường ( kết hợp hồ sinh thái điều tiết và cải tạo sông rạch,

Cấp thoát nước Cung cấp nước sạch, xử lý nước thải sinh hoạt, rác thải,…

An ninh đô thị Tình trạng bạo lực, mất an ninh. Tạo nên khu vực an toàn để sinh sống Yếu tố quản lý

Hình thức quản lý

Hoạt động các đoàn thể, hội đoàn

Cung cấp và thu thập thông tin từ người dân Kiến thức của người

dân

Cung cấp những kiến thức về bền vững.

Công dân thành phố không bị áp đặt bởi những chuyên gia, nhà quy hoạch, kiến trúc sư.

Trên cơ sở đánh giá thực tế về phát triển các KĐTM tại Tp.HCM. Sự hình

thành của KĐTM Phú Mỹ Hưng là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp đa chức năng trong cấu trúc của KĐTM góp phần tạo nên môi trường cạnh tranh tốt, một môi trường sống hấp dẫn thu hút được thành phần cư dân đến sinh sống…

2.2.3.2 Cơ sở xác định quy mô KĐTM - Các quy định về pháp luật của VN

Tại điều 04 chương 01 Nghị định 02/2006/NĐ - CP quy định, Dự án KĐTM được lập có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên. Trường hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự án KĐTM có quy mô dưới 50 ha nhưng không được nhỏ hơn 20 ha.

Tại thông tư 15/2008/TT-BXD, Thông tư hướng dẫn đánh giá, công nhận KĐTM kiểu mẫu quy định diện tích KĐTM phải từ 50 ha trở lên, nếu khu vực

cải tạo đô thị hiện tại thì có thể nhỏ hơn nhưng không nhỏ hơn 20 ha. Quy mô dân số hoặc số lượng căn hộ thuộc KĐT từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương khoảng 1.000 căn hộ, hộ gia đình các loại.

Tại điều 04, Luật QH 2009 về phân loại và cấp quản lý hành chính đô thị, quy

mô dân số của đô thị được quy định từ 4000 dân trở lên.

- Các lý luận, mô hình đô thị trên thế giới

• Mô hình Polis của Hy Lạp cổ đại, trong tác phẩm Politics (Chính trị học), triết gia Aristotle đề xuất quy mô lý tưởng của một polis là 5000 công dân, một quy mô “đủ nhỏ để tiếng nói của mỗi công dân được lắng nghe bởi cả cộng động nhưng đủ lớn để có thể (hình thành nền kinh tế) tự cung, tự cấp”.

• Theo Robert Owen (1771-1858), Các “đơn vị đô thị” của ông gồm khoảng 2000 người, có dạng một hình vuông, đặt giữa các vùng đất nông nghiệp. Khu đất này rộng khoảng 1000-1500 mẫu Anh (400 – 600ha). Bên trong cái “đơn vị đô thị” hình vuông của Owen là những công trình công cộng hình chữ nhật như nhà trẻ, nhà văn hóa, giảng đường, tòa nhà thư viện, phòng nghị luận,

trường học cho người có tuổi… Nhà gắn liền với vườn, tiếp đến là các xưởng sản xuất cơ khí, và xa xa là các trang trại xen kẽ với nhà máy…

• Ebenezer Howard (1850 – 1928) với mô hình Thành phố Vườn (Garden City) đã trở thành một trong những người tiên phong có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Mô hình Thành phố Vườn do Howard đề xuất là một cộng đồng có quy mô 30.000 người sinh sống trên một diện tích 400 ha với cấu trúc hướng tâm và được bao quanh bởi vành đai xanh là 2000 ha đất nông nghiệp. Cấu trúc thành phố, theo Howard chia một thành phố thành những “phường” với dân số 5.000 người và các dịch vụ công cộng cơ bản.

• Theo Soria Y Mata, Thành phố tuyến là một hình thức phân bố dân cư theo một dãi hẹp (chỉ 500 mét rộng) và kéo dài. Các ưu điểm là khắc phục sự nguy hiểm đụng độ xã hội, ngăn cản việc nhân dân nông thôn đổ xô về thành phố, đồng thời giải quyết công bằng việc phân bố đất đai và giải quyết một cách ổn thỏa hiện tượng chiếm hữu đất đai.

• Tony Garnie, thành phố công nghiệp dự kiến cho 35.000 dân, một thành phố thỏa mãn được nhu cầu của con người trong thời đại công nghiệp hóa. Chú ý đến cấu trúc cân đối mới thành phố trên quan điểm kỹ thuật tiến bộ, chú ý đến cái đẹp quần thể, chú ý đến ảnh hưởng của các phương tiện giao thông hiện đại.Thành phố được bố cục từ tổng thể đến chi tiết, tổ chức phân vùng chức năng tỉ mỉ, loại bỏ cách bố cục đối xứng trong tổ hợp thành phố.

• Le Corbusier đề xuất một mô hình cộng đồng hoàn toàn mới với tên gọi Unité d’ Habitation, hay “đơn vị ở”, với niềm tin rằng tự do cá nhân sẽ được cân bằng với các hoạt động công cộng trong một môi trường mật độ cao. Trong hình dung của Le Corbusier, ba hoặc bốn unit hợp lại sẽ tạo thành một khu dân cư riêng biệt với quy mô dân số khoảng 4000 người và nhiều những khu dân cư như vậy sẽ tạo thành một thành phố.

• Nhà quy hoạch Clarence Perry phát triển ý tưởng về “đơn vị ở”. Ông đề xuất các nguyên lý thiết kế nhằm tạo ra những khu dân cư an toàn, có ranh giới và đặc trưng rõ rệt, khuyến khích sự giao tiếp giữa các cư dân và tương tác giữa cư dân và địa danh nơi họ sinh sống. Quy mô dân số của một “đơn vị ở” phải

đảm bảo tối thiểu cho một trường tiểu học hoạt động, kinh nghiệm phát triển các đơn vị ở có quy mô hợp lý khoảng 7000-8000 dân.[21]

• Đô thị tuyến tính của Michel Kosmin bao gồm những nguyên tắc (đơn vị nhỏ nhất với dân số 25 000 người): Bố trí toàn bộ đô thị tuyến tính dọc theo những trục giao thông quan trọng (xa lộ, quốc lộ, đường sắt, đường thuỷ); Bố trí các khu chức năng song song với các trục giao thông nói trên; Ở một bên của một trục thẳng đứng với trục đô thị, bố trí khu trung tâm, gồm có 3 khu chức năng chính: khu buôn bán, khu hành chính, và khu sinh hoạt văn hoá. Ở hai bên trục thẳng đứng và khu trung tâm, là các khu nhà ở; Khu công nghiệp nằm tách riêng ở bên kia trục giao thông chính.

2.2.3.3 Phân tích các lý luận về quy hoạch bền vững (QHBV) - Vai trò của QHĐT và QHBV đô thị

Quy hoạch đô thị cơ bản là vấn đề phân bổ dân cư, các nguồn lực để thực hiện cùng với việc tổ chức các chức năng sử dụng đất kèm theo các công trình xây dựng trong không gian 3 chiều (cấu trúc đô thị, quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian), quy hoạch giúp cho đô thị phát triển, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, và ngược lại nó có thể làm ngừng trệ, rối loạn các hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong xã hội, dẫn đến sự phát triển không ổn định thiếu bền vững.

Mục tiêu của quy hoạch cần được hiểu là không chỉ nhằm kiểm soát phát triển mà còn cần thúc đẩy phát triển một cách hợp lý và hữu hiệu, hài hòa lợi ích của các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, và hài hòa với môi trường. Mục tiêu của

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)