Tổng quan về phát triển các KĐTM trên thế giới theo hướng bền vững 17

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 30)

+ Tại Singapore, các nhà quản lý đô thị Singapore quan niệm "đô thị hóa là

quá trình tất yếu, chúng ta không nên lảng tránh mà phải xem đó là những thách thức cho các doanh nghiệp tạo dựng nên hình ảnh đô thị thịnh vượng, sống tốt nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố bền vững với thời gian”[30]. Do đó, quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông minh và phát triển bền vững là bài học thực tiễn quý giá của

Singapore trong phát triển đô thị cũng như hình thành các KĐTM. Do tập trung phát triển ngành công nghiệp sạch và các dịch vụ đô thị nên Singapore xây dựng các KĐTM xung quanh các khu công nghiệp, kết hợp các khu dịch vụ đô thị,… theo phương châm “sống - làm việc - vui chơi”. Mục đích là để giảm chi phí đi lại, tiết kiệm trong sinh hoạt và giải quyết lao động tại chỗ.

QH các KĐTM khuyến khích sự đa dạng, phát triển toàn diện - tạo nên sự khác biệt và phong phú của KĐTM, làm nên cá tính của đô thị và làm cho mọi người sống gần gũi và tương tác lẫn nhau; Đưa thiên nhiên gần gũi với con người, tôn trọng thiên nhiên, hòa quyện thiên nhiên vào đô thị để giúp đô thị được “mềm hóa” các khía cạnh “thô cứng” của một khung cảnh đô thị đầy dẫy hàng loạt các cao ốc; Tối ưu hóa không gian công cộng, phát huy triệt để tiềm năng của không gian công cộng bằng cách kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài lòng cho người dân; Ứng dụng giao thông xanh và kiến trúc xanh, ứng dụng chiến lược năng lượng thấp trong các tòa nhà, đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả; Tạo cảm giác an toàn, ứng dụng thiết kế đô thị tiện lợi, dễ dàng tiếp cận và an ninh đô thị để người dân có cảm giác bình an và không phải lo lắng ngay cả khi “đi sớm về hôm”; Tạo nên khu dân cư có mức sống giá cả phải chăng để người dân có thể có niềm tin về một cuộc sống của thành phố sống tốt. Các khu dân cư trong KĐTM của Singapore luôn có sự kết hợp của phát triển công cộng và tư nhân với đầy đủ các cơ sở vật chất giá cả phải chăng; Kết hợp chặt chẽ giữa các đối tác, tất cả các bên liên quan cần phải hợp lực cùng nhau để tìm ra giải pháp sao cho không có những hậu quả đáng tiếc làm giảm chất lượng cuộc sống của các bên liên quan. Tại Singapore, hàng loạt KĐTM được xây dựng rất đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật từ những năm 1980, nhiều hệ thống được xây dựng trước theo định hướng phát triển đáp ứng nhu cầu của tương lai. Chính sách của Chính phủ Singapore nhằm cung cấp nhà ở cho mọi gia đình, tạo điều kiện cho họ làm chủ sở hữu căn nhà đó, thông qua Cơ quan phát triển nhà ở.

+ Tại Hàn Quốc, trong những năm 1980, chính phủ ban hành “Luật đẩy mạnh

phát triển đất đai phục vụ cho nhà ở” để cung cấp đất đai cho mục đích nhà ở nhanh chóng trên quy mô rộng. Nhiều dự án phát triển KĐTM được thực hiện theo Luật

này. Tại đô thị Seoul, các KĐTM bao gồm Bundang, Ilsan và Sanbon được xây dựng từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 và các KĐTM Dongtan, Seongnam Pangyo, Suwon Y-eui, Osan, Asan đã được xây dựng liên tiếp trong những năm 2000. Năm 2005, Bộ xây dựng và giao thông Hàn Quốc đã tiến hành một bước quyết định để giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng “Tiêu chuẩn quy hoạch cho KĐTM bền vững”. Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chuẩn quy hoạch

đảm bảo tính bền vững về kinh tế; tính bền vững về mặt văn hóa, xã hội; tính bền vững về môi trường; quản lý và tạo dựng cảnh quan; phòng chống tội phạm và thảm họa.[12]

+ Tại Brazil, Chính sách của Thành phố Curitiba về phát triển các KĐTM: Ưu

tiên phát triển giao thông công cộng và bộ hành, coi đường xe đạp và khu đi bộ là bộ phận cấu thành hữu cơ của mạng lưới đường sá và hệ thống giao thông công cộng trong các KĐTM. Với chiến lược sử dụng đất phức hợp kết hợp với giao thông công cộng, tầm nhìn dài hạn là xây dựng hệ thống giao thông công cộng tích hợp.

+ Tại Trung Quốc, các KĐTM phát triển nhanh chóng do nền kinh tế phát

triển mạnh mẽ và nhu cầu về nhà ở của nhân dân tăng cao. Cùng với chủ trương phát triển, Trung quốc thực hiện ba phương thức cung cấp nhà ở: Nhà ở có tiêu chuẩn cao và khá cao được xây dựng phục vụ mục đích kinh doanh, bán cho các đối tượng có thu nhập cao; Nhà ở thích hợp xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế của các gia đình có thu nhập vừa và thấp; Nhà cho thuê với giá rẻ, xây dựng phục vụ cho các đối tượng nghèo với mức tiêu chuẩn khá thấp do Nhà nước quản lý. Ngoài ra, Nhà nước còn mở rộng, phát triển và cải thiện công tác lưu thông tiền vốn nhà ở, kéo dài thời hạn cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân vay vốn mua nhà ở, đồng thời quản lý tốt giá cả, thúc đẩy, cải cách giá cho thuê nhà. Hầu hết nhà ở được xây dựng dưới dạng Chung cư cao từ 4 đến 30 tầng.

+ Tại Nhật Bản, Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị thực hiện khắc phục tình trạng thiếu nhà ở tại các trung tâm đồng thời xúc tiến quá trình đổi mới đô thị nhằm tạo ra môi trường đô thị tốt với hình thức đa dạng. Nhà nước Nhật Bản chủ trương đẩy mạnh xây dựng các KĐTM với nhà ở nhiều loại hình với sự phối hợp giữa chính quyền trung ương, địa phương và cộng đồng dân cư trên cơ sở những chương trình dài hạn và toàn diện, tạo cơ hội cho mọi người lựa chọn nhà ở phù hợp

với tình trạng và khả năng của mình, như: các khu đô thị có chất lượng tốt hoặc quy mô lớn, có công năng sử dụng hợp lý, có môi trường sống theo tiêu chí phát triển bền vững; nhà ở cho thuê giá rẻ, nhà ở cho người ở xa gia đình, người già yếu, người khuyết tật. Nhật Bản đã xây dựng những bộ luật và những quy ước hoạt động cho tất cả các thành viên trong khu ở cũng như các quy định cụ thể về trách nhiệm của từng đối tượng đối với phần tài sản trong nhà ở chung mà mình sở hữu, ban hành các biểu, bảng để kê khai, kiến nghị đề xuất tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng chung cư đề đạt các ý kiến của mình. Tổ chức các Ban quản lý khu chung cư trong đó các thành viên và cả Ban Giám đốc điều hành đều do hội nghị toàn thể các gia đình trong chung cư bầu ra, đồng thời quy định rõ về hoạt động và hạch toán của Ban này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)