• Diện tích xanh tùy theo điều kiện nên được phát triển, loại đất tốt cho sinh thái tuyệt đối nên được bảo tồn.
• Khu vực gần sông rạch nên bố trí các tiện ích cho công đồng, công viên dọc sông gắn với môi trường thiên nhiên, hạn chế xây dựng các công trình. Các hạ tầng này phải được kết nối với các công viên cạnh đó hoặc các diện tích xanh, và nên hạn chế xây đường sá ở sát bờ sông.
• Để không phá hủy cảnh quan khu vực sông, chiều cao và số lượng các tòa nhà phải hạn chế.
- Mật độ phát triển
Các khu phố thương mại với mật độ cao nên được đa dạng giữa kinh doanh, dân cư, công cộng và sử dụng đất thương mại, trong khi đó khu ngoại ô nên có mật độ thấp với một mạng lưới giao thông công cộng thuận tiện, đường cho người đi bộ và đường cho xe đạp để dễ dàng tiếp cận khu phố thương mại, cấu trúc đô thị có thể ứng dụng mô hình TOD.
Khoảng cách xây dựng giữa các hạ tầng
• Các hạ tầng cơ bản trong KĐTM như trường tiểu học, điểm sinh hoạt cộng đồng, công viên, cửa hàng thương mại, dịch vụ,… dựa trên quy mô cấu trúc của cấp đơn vị ở với bán kính < 500m.
• Các hạ tầng cấp Khu ở như bưu điện, bệnh viện, trung tâm cộng đồng, trung tâm thương mại dịch vụ: 500m - 1km.
• Hạ tầng đô thị như công trình hành chánh, văn hóa, TDTT, nhà hát: trên 1km.
- Xây dựng hệ thống giao thông công cộng
Để xây dựng hệ thống giao thông ở khu đô thị mới, cần xem xét các vấn đề sau: hệ thống giao thông công cộng, hệ thống giao thông thông minh, giao thông an toàn, thiết kế không rào chắn, hệ thống qua đường đa cấp, khu vực đỗ xe quanh trạm giao thông công cộng.
• Đề xuất QH mạng lưới GTCC trong KĐTM kết nối với mạng lưới GTCC cấp đô thị. Đối với những KĐTM với khoảng 100.000 dân đề xuất đưa hệ thống BRT
áp dụng cho khu vực, khai thác mạng lưới Metro của thành phố kết nối với khu vực.
• Đường dành cho người đi bộ và đường dành cho xe đạp được kết nối với một mạng lưới GTCC, kết nối thuận lợi đến văn phòng, trường học, đi mua sắm,… Quy hoạch và thiết kế mạng lưới bải đậu xe thân thiện với môi trường, khu đỗ xe được xây dựng ở khu văn phòng và thương mại, khu vực công cộng. Giải pháp thiết kế thân thiện với môi trường, hạn chế bê tông hóa bề mặt
- Diện tích xanh
• Tùy theo vị trí phát triển của từng KĐTM, quy mô. Diện tích xanh nên trên 25% đối với KĐTM trên 500ha , và 20% đối với KĐTM trên 300 ha và 15% đối với KĐTM trên 50 ha.
• Rừng hoặc khu vực có môi trường sinh thái được tạo ra ở vùng đệm dọc theo đường phố. Trồng cây gây rừng được áp dụng để khôi phục tự nhiên bị phá hủy. • Sông, rạch và môi trường tự nhiên cũng được xem xét để khôi phục giá trị tự
nhiên. Quỹ đất canh tác có giá trị, hiệu quả,… được nghiên cứu giữ lại trong không gian đô thị góp phần tạo mãng xanh, giử gìn văn hóa địa phương và tham gia vào cảnh quan đô thị.
- Tái tạo năng lượng và tài nguyên
• Quy hoạch đô thị nên quan tâm đến sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm pin nhiên liệu, máy phát điện dùng hydrogen, năng lượng gió, mặt trời,…
• Ánh sáng tự nhiên và hệ thống thông gió cũng nên được xem xét tổ chức không gian đô thị, bố cục công trình. Nước mưa được quan tâm lưu trữ dưới lòng đất hoặc trên bề mặt mà không bị chảy tràn ra.
- Môi trường sạch
• Nên giảm thiểu ô nhiễm không khí do giao thông, nên có diện tích xanh đệm dọc đường sá, và trồng các loại cây làm sạch và hút chất ô nhiễm, giảm ô nhiễm tiếng ồn với diện tích xanh.
• Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải trong các KĐTM thành hệ thống xử lý nước thải sử dụng các bồn chứa thực vật và các sinh vật khác để làm sạch, nước tái chế sử dụng cho quá trình tưới cây, làm vườn, tạo cảnh quan
• Quản lý chất thải: quản lý chất thải nên được bắt đầu từ giai đoạn sản xuất và phân phối của hoạt động kinh tế thông qua tái sử dụng và tái chế. Tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, bảo đảm thu gom 100% rác thải, triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị; đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn theo đúng phương thức hợp vệ sinh. • Đầu tư và sắp xếp hợp lý các thùng rác công cộng, kêu gọi các tổ chức, các hội,
các cá nhân ủng hộ
Bảng 4-1 Tổng hợp những tiêu chuẩn quy hoạch hướng đến PTBV Lĩnh vực Nội dung
Tiêu chuẩn quy hoạch đảm bảo tính bền vững về kinh tế
Tỷ lệ đất và các loại hình hạ tầng tự cung tự cấp: các hạ tầng thương mại bao gồm cả cửa hàng, văn phòng gồm cả trung tâm hội nghị, các hạ tầng nghiên cứu như trường đại học và viện nghiên cứu, hạ tầng phân bổ gồm cả kho, hạ tầng công nghiệp đô thị như nhà máy, và hạ tầng du lịch gồm cả công viên giải trí
Tiêu chuẩn quy hoạch đảm bảo bền vững về xã hội
Phát triển xã hội: các tiêu chuẩn về cộng đồng, hạ tầng giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội và diện tích xanh.
Đa dạng xã hội: tỷ lệ đa dạng đất xây dựng nhà ở theo loại hình nhà ở, tỷ lệ đa dạng số lượng hộ gia đình theo diện tích căn hộ, và tỷ lệ đa dạng sở hữu nhà ở.
Tính bền vững về lịch sử và văn hóa: bảo tồn tài nguyên lịch sử và văn hóa, xây dựng viện bảo tàng và nhà triển lãm, thực hiện các chương trình liên quan
Tiêu chuẩn quy hoạch đảm bảo tính bền vững môi trường
Môi trường tự nhiên: phát triển phù hợp với thiên nhiên, phát triển không gian quanh khu vực sông nước.
Khả năng tiếp cận: khoảng cách thích hợp giữa hạ tầng đô thị và hạ tầng khu lân cận.
Mật độ phát triển: mật độ phát triển dân số, phân bổ và sắp xếp đất theo mục đích sử dụng
Giao thông mới: Bus, BRT, ,…
Xây dựng mạng lưới đường cho người đi bộ và đường dành cho xe đạp và đường giao thông an toàn
lượng mặt trời, sử dụng nước mưa, tái xử lý rác thải…
Môi trường sinh thái: tỷ lệ cây xanh, xây dựng những đường xanh, diện tích thiên nhiên được tái tạo và sông tự nhiên, tỷ lệ áp dụng diện tích sinh thái.
Môi trường sạch: xử lý rác thải, giảm tiếng ồn và độ rung, giảm ô nhiễm không khí, và hệ thống chôn lấp rác thải tự động.
Bảng 4-2 Bảng chỉ tiêu diện tích không gian xanh đô thị bình quân đầu người Tiêu chuẩn (m2/người)
Tòan thành 10 – 15
Khu dân dụng 5 – 8
Khu dân cư 3 – 5
Nguồn: Luật xây dựng Việt Nam , (Tiêu chuẩn đối với đô thị loại I hoặc loại II )
Bảng 4-3 Bảng chỉ tiêu diện tích đất trong đơn vị ở Loại đô thị Chỉ tiêu đất (m2/người)
Nhà ở Giao thông Công cộng Cây xanh Tổng Cấp I – II 19 – 21 2 – 2,5 1,5 – 2 3 – 4 25 – 28
Nguồn: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tập I, Phần II, Chương 5, Điều 5.7
Bảng 4-4 Bảng chỉ tiêu diện tích đất trong đơn vị ở tham khảo trên thế giới Chức năng Chỉ tiêu đất (m2/người)
Nhà ở 40 – 45
Công trình công cộng 14 – 16
Giao thông 3 – 4
Không gian mở, cây xanh 5 – 8
Tổng cộng 60 - 70
Bảng 4-5 Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ bản
Loại công trình Cấp quản lý Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu Chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu Đơn vị tính Chỉ
tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu 1. Giáo dục
a. Trường mẫu giáo Đơn vị ở chỗ/1000người 50 m2/1 chỗ 15 b. Trường tiểu học Đơn vị ở chỗ/1000người 65 m2/1 chỗ 15 c. Trường trung học
cơ sở
Đơn vị ở chỗ/1000người 55 m2/1 chỗ 15 d. Trường phổ thông
trung học, dạy nghề Đô thị chỗ/1000người 40 m
2/1 chỗ 15 2. Y tế
a. Trạm y tế Đơn vị ở trạm/1000người 1 m2/trạm 500 b. Phòng khám đa
khoa
Đô thị Công trình/đô thị 1 m2/trạm 3.000 c. Bệnh viện đa khoa Đô thị giường/1000người 4 m2/giườngbệnh 100 d. Nhà hộ sinh Đô thị giường/1000người 0,5 m2/giường 30 3. Thể dục thể thao
a. Sân luyện tập Đơn vị ở m2/người
ha/công trình
0,5 0,3 b. Sân thể thao cơ
bản
Đô thị m2/người
ha/công trình
0,6 1,0
c. Sân vận động Đô thị m2/người
ha/công trình
0,8 2,5
d. Trung tâm TDTT Đô thị m2/người
ha/công trình
0,8 3,0 4. Văn hoá
a. Thư viện Đô thị ha/công trình 0,5
b. Bảo tàng Đô thị ha/công trình 1,0
c. Triển lãm Đô thị ha/công trình 1,0
d. Nhà hát Đô thị số chỗ/ 1000người 5 ha/công trình 1,0 e. Cung văn hoá Đô thị số chỗ/ 1000người 8 ha/công trình 0,5 g. Rạp xiếc Đô thị số chỗ/ 1000người 3 ha/công trình 0,7 h. Cung thiếu nhi Đô thị số chỗ/ 1000người 2 ha/công trình 1,0
5. Chợ Đơn vị ở
Đô thị
công trình/đơn vị ở 1 ha/công trình 0,2 0,8 Nguồn: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - QH xây dựng, QCXDVN 01: 2008/BXD