Phát triển ĐTBV là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội, là một lựa chọn mang tính chiến lược và là mục tiêu hướng tới mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm. Mỗi quốc gia sẽ dựa vào những đặc điểm riêng của mình để hoạch định chiến lược phát triển bền vững sao cho phù hợp nhất.
Tổng hợp những quan điểm, lý luận về phát triển ĐTBV theo hướng nỗ lực chung cho chất lượng sống đô thị. Những kết luận chung về một ĐTBV khi nó được định hướng đạt các mục tiêu:
• Cung cấp một môi trường sống đầy đủ, an toàn và lành mạnh.
• Cung cấp đủ điều kiện phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống • Làm giảm thiểu các tác động sinh thái trên lãnh thổ.
• Có mối quan hệ liên kết mật thiết với khu vực và vùng.
• Bảo vệ, bảo tồn và phục hồi các di sản văn hóa, thiên nhiên và lịch sử. • Thúc đẩy công bằng, sự gắn kết cần thiết và hội nhập lãnh thổ và xã hội. • Quy hoạch và quản lý thống nhất, thúc đẩy sự tham gia của tất cả các cơ quan
xã hội tham gia quản lý lãnh thổ.
Một số điểm quan trọng được xem xét ở đô thị bền vững như: Hình dáng cấu trúc của đô thị liên hệ chặt chẽ với tính chất sử dụng; Sự liên kết cao hơn giữa các khu vực tự nhiên và khu vực xây dựng; Đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng là hình thức cơ bản của giao thông đô thị; Bảo tồn văn hoá và tài nguyên tự nhiên cho các thế hệ mai sau; Cung cấp các cơ hội công bằng về chất lượng sống cho mọi người trong cộng đồng; Giảm chi phí về năng lượng và tài nguyên; Giảm mức độ chất thải do tái chế; Sự tham gia của dân cư trong việc quyết định chính sách và phát triển cộng đồng;…
Nguyên tắc bao trùm của phát triển bền vững là: thỏa mãn các nhu cầu phát triển của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai. Cụ thể, PTĐTBV dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
* Xu hướng phát triển của đô thị không làm thế hệ tương lai phải trả giá bởi sự yếu kém về: Chiến lược phát triển, quy hoạch và quản lý đô thị, gây nợ nần, suy thoái môi trường, cũng như các hậu quả xấu khác của thế hệ hiện tại để lại...
* Phát triển đô thị cần bằng giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nói một cách khác, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển, đó là sự thay thế liên tục từ trạng thái cân bằng này đến trạng thái cân bằng khác
* Một đô thị chỉ phát triển bền vững trong mối quan hệ bền vững với vùng lãnh thổ đô thị, các vùng và các đô thị khác mà nó chịu ảnh hưởng cũng phát triển bền vững (thông qua các luồng trao đổi vật chất, thông tin, văn hóa...)
Mặc dù, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, chính quyền có cách nhìn nhận khác nhau về PTĐTBV, nhưng tựu chung lại PTĐTBV phải đảm bảo các yêu cầu chung nhất mang tính quy luật của PTĐTBV, đó là sự kết hợp tối ưu giữa các quy luật vận động của tự nhiên và các quy luật vận động kinh tế- xã hội của đô thị, nhằm xây dựng nên một môi trường nhân tạo, đảm bảo mối quan hệ hài hòa về: Kinh tế, xã hội và môi trường trong đô thị, vùng lãnh thổ đô thị và ngoài vùng lãnh thổ đô thị theo những giai đoạn phát triển nhất định. Điều đó có nghĩa là: đô thị sẽ có những biến đổi về chất và lượng theo không gian và thời gian
3.1.1.2 Những yêu cầu đối với PTĐTBV
- Phát triển kinh tế: Đô thị cần được tính toán phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có và triển vọng phát triển kinh tế của địa phương. Cân đối vốn đầu tư theo khả năng tăng trưởng KT-XH theo từng giai đoạn, theo từng nhóm ngành, theo kế hoạch phát triển đô thị ngắn và dài hạn đã được duyệt. Tạo việc làm và thu nhập tốt, ổn định. Kinh tế đô thị cần được tính toàn sử dụng hiệu quả và giảm thiểu năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
- Phát triển dân số lành mạnh: Về yếu tố xã hội, đô thị cần được đánh giá đầy
đủ về dân số lao động, tỷ lệ đô thị hóa, dòng dịch cư và xu hướng di dân, sức chứa tối đa, khả năng chịu tác động của thiên tai, tác động của địa chấn đến phát triển dân số đô thị. Tăng cường quản lý dân số từ ngoài thành phố vào, điều chỉnh phân bố dân cư thúc đẩy phát triển dân số hài hòa với phát triển KT-XH và bảo vệ giữ gìn tài nguyên môi trường.
- Quy hoạch xây dựng đô thị tạo sự hấp dẫn cho đô thị: Quy hoạch xây dựng
đô thị phải đánh giá đầy đủ điều kiện địa lý và nguồn tài nguyên để đánh giá đúng vị trí, chức năng, vai trò của từng đô thị. Cân đối đất đai, cơ sở vật chất và tạo lập môi trường thích hợp cho người dân đô thị được sống, làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất để tái tạo sức lao động cao nhất cho xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai đô thị phải được lập theo hướng cân bằng giữa đô thị và nông thôn, giữa phát triển mới và cũ và có kế hoạch dài hạn với các khu đất dự phòng. Quy hoạch phải đề xuất được một hệ thống kết nối không gian tạo sự hấp dẫn cho đô thị (hấp dẫn mang cả ý nghĩa tạo vẻ đẹp cho đô thị và tạo sự hấp dẫn cho các nhà phát triển)
- Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng kỹ thuật đô thị cần
được quan tâm xây dựng và quản lý đồng bộ các mặt như: Chuẩn bị kỹ thuật đô thị; Hệ thống giao thông đô thị; Hệ thống cấp nước và thoát nước đô thị; Hệ thống cấp năng lượng điện, chất đốt đô thị và chiếu sáng đô thị; Hệ thống quản lý tái chế chất thải rắn, nước thải, vệ sinh môi trường đô thị; Hệ thống quản lý nghĩa trang và các chất phát thải.
Việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ này phải được thực hiện trên quan điểm tiết kiệm, chống hao mòn thất thoát, chống gây ô nhiễm môi trường và phải triệt để tuân thủ theo QHXD ĐTBV đã được duyệt.
- Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên: Môi trường
đô thị cần quan tâm xử lý môi trường ô nhiễm (gồm phòng chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm tiếng ồn, điện tử, hóa chất độc hại và các chất phóng xạ). Đảm bảo các quy định về chất lượng môi trường.
Cải thiện môi trường sinh thái đô thị (gồm xây dựng các tuyến vành đai xanh đô thị, tăng cường bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng).
Tạo dựng môi trường cảnh quan, môi trường văn hóa - xã hội phù hợp với sinh thái địa phương và thể hiện rõ tất cả các giá trị vật chất và tinh thần của đô thị.
- Xã hội hóa công tác quy hoạch và phát triển đô thị: Xã hội hóa công tác phát triển đô thị trên cơ sở quan tâm nâng cao sự hiểu biết của chính quyền địa phương và cộng đồng về công tác phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững, đồng thời khuyến khích họ tham gia vào công tác lập, thực hiện và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị.
- Quản lý hành chính đô thị: Quản lý thực hiện phát triển đô thị phải được phối
hợp hai chiều từ cấp quản lý trung ương, quản lý địa phương đến người dân và ngược lại. Đề xuất quy chế, gắn kết quy hoạch với thể chế quản lý hành chính công tại địa phương
- Tài chính đô thị: Huy động và cân đối hợp lý các nguồn tài chính đô thị trên
cơ sở tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài ra quản lý phát triển đô thị cần quan tâm điều chỉnh công tác quản lý hành chính và phân phối vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản theo định kỳ, hàng năm, và dài hạn