Nhiệm vụ trọng tâm của bước 1 là tổng hợp một hệ thống các tiêu chí PTĐTBV trên cơ sở tổng hợp, thống kê, so sánh tất cả những lĩnh vực liên quan đến PTĐTBV, các yếu tố liên quan tác động đến tính bền vững của đô thị. Đây là một bước quan trọng của quá trình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố liên quan hướng đến PTĐTBV trong QHĐT, đặc biệt những lý luận, quan điểm và kinh nghiệm thực tiễn của các đô thị trên thế giới.
Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ở bước 1 là thu thập những thông tin - số
liệu liên quan đến nội dung PTĐTBV của các tổ chức, quốc gia trên thế giới và VN. Tiến hành thống kê, phân loại các lĩnh vực liên quan và xác định những nội dung trọng tâm của PTĐTBV: Đô thị phát triển cân bằng giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; Phát triển trong mối quan hệ bền vững với vùng lãnh thổ đô thị; phát triển của đô thị không làm thế hệ tương lai phải trả giá, bởi sự yếu kém về chiến lược phát triển – quy hoạch và quản lý đô thị.
Trên cơ sở phân tích các nhóm tiêu chí PTĐTBV ở phần tổng quan chương I, có thể nhận thấy, việc xây dựng các tiêu chí này gắn liền với nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, mỗi quốc gia, trải qua quá trình tham vấn, khảo sát kĩ lưỡng,... Nội dung bước này sẽ tổng hợp các tiêu chí thành những nhóm rõ ràng theo những nhận định, khái niệm về PTĐTBV và tính bền vững của đô thị, cụ thể:
+ Nhóm thuộc tính về đô thị lành mạnh: kết hợp các chỉ số liên quan đến chất lượng môi trường đô thị, cấu trúc đô thị và tính bền vững của hệ thống đô thị trong mối liên hệ khu vực.
+ Nhóm thuộc tính về đô thị hấp dẫn: xem xét môi trường sống và chất lượng không gian đô thị thông qua các chỉ tiêu như khả năng tiếp cận với các dịch vụ đô thị, chất lượng của không gian công cộng, sức hấp dẫn của thành phố và cảnh quan đô thị.
+ Nhóm thuộc tính về đô thị an toàn: xem xét mức độ an toàn trong bối cảnh
thành phố và phân tích an toàn của con người như quyền sử dụng đất, an ninh, an toàn đô thị, tính tổn thương của khu đô thị, chỉ số thất nghiệp và tình trạng nghèo đô thị…
+ Nhóm thuộc tính về đô thị hiệu quả, công bằng: liên quan đến năng lực thể chế, các chỉ số phản ánh sự tồn tại và hiệu quả của các công cụ về chính sách, kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội... để quản lý và quản trị nguồn lực.