Những nội dung trọng tâm của KĐTM 84

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 97)

Phát triển KĐTM không đơn thuần chỉ là những khu vực cung cấp nhà ở giải quyết tình trạng tăng dân số của đô thị, mà có nghĩa quan trọng tạo dựng một môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư trong tương lai, góp phần thay đổi diện mạo đô thị thành phố. KĐTM phải là nơi hấp dẫn, có sức thu hút cộng đồng dân cư đến làm ăn sinh sống, cơ hội việc làm ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh của đô thị. Xu thế phát triển các KĐTM đòi hỏi các dự án đầu tư phải xác định đầy đủ và chắc chắn về nhu cầu thị trường, khả năng đón bắt cơ hội và các điều kiện về cư dân trong khu đô thị. KĐTM cần được quan tâm trong việc tổ chức không gian phù hợp; chú trọng đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; hệ thống các công trình hạ tầng xã hội phải hoàn chỉnh và đồng bộ bao gồm nhà ở, hệ thống giáo dục, công trình văn hoá xã hội (các câu lạc bộ, các trung tâm vui chơi giải trí), các công trình thương mại dịch vụ (cửa hàng, hệ thống siêu thị), các công trình chăm sóc sức khoẻ, các không gian xanh (vườn hoa, công viên)... đáp ứng nhu cầu của người dân, đáp ứng trước mắt cũng như lâu dài.

Phát triển KĐTM phải tạo sự liên kết thuận tiện với các cơ sở hạ tầng và khu chức năng quan trọng của thành phố, gắn kết với các khu vực sản xuất, các khu vực có lượng lao động lớn và các khu vực có nhu cầu về đô thị rõ ràng, xây dựng các

KĐTM theo phương châm “sống - làm việc - vui chơi”. Việc hình thành và phát

triển các KĐTM đòi hỏi phải phù hợp với cấu trúc đô thị toàn thành phố trên cơ sở kết nối mạng lưới giao thông đô thị, phù hợp với điều kiện quỹ đất phát triển, đồng thời các KĐTM cần phải chia sẽ, hỗ trợ thêm những chỉ tiêu kỹ thuật cho các khu

đô thị hiện hữu như chỉ tiêu cây xanh, các công trình hạ tầng xã hội,… KĐTM được xác định và quy định cụ thể trong quy hoạch chung của thành phố để đảm bảo sự hình thành khu đô thị không phá vỡ kết cấu hạ tầng của khu vực.

Điều kiện tài chính và năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đầu tư phát triển các dự án bất động sản cần được xác định rõ ràng, minh bạch để đảm bảo sự chắc chắn trong đầu tư. Ngoài ra trong thực tế phát triển, các nhà đầu tư với những ý tưởng đột phát được sự cộng tác của nhà thiết kế nhiều kinh nghiệm, sáng tạo nên những khu đô thị chất lượng cũng thúc đẩy sự thành công của khu đô thị đó.

- Về tính chất, chức năng khu đô thị mới

KĐTM là các khu đa chức năng để đảm bảo việc tính toán kết cấu hạ tầng phù hợp, đặc biệt tổ chức chức năng làm việc sản xuất và nghỉ ngơi cho khu đô thị đảm bảo tiện nghi cho hoạt động KĐTM hiện nay. KĐTM được phát triển như là một cấu trúc hỗn hợp các thành phần chức năng ( ở, làm việc, nghỉ ngơi giải trí) nhằm duy trì và phục vụ cho sự phát triển.

Trong cấu trúc tổng thể đô thị, phát triển các KĐTM kết hợp với các khu chức năng chuyên đề (khu đại học, khu công nghệ cao,…) để tạo đặc trưng cho hoạt động đô thị.

- Quy mô khu đô thị mới

+ Quy mô về dân số trong KĐTM

Quy mô dân số là đặc điểm xác định tính bền vững của KĐTM, cần xác định cụ thể quy mô dân số phù hợp để có thể thiết lập các mối quan hệ mật thiết giữa mọi cư dân trong đó và giữa cư dân với chính quyền địa phương..

Dựa trên những phân tích các mô hình đô thị, cấu trúc đô thị trên nền tảng phát triển mô hình đơn vị ở, quy mô hợp lý của đơn vị ở,… và thực tế việc thực hiện QH tại VN dựa trên cấu trúc đơn vị ở. Nghiên cứu đề xuất quy mô dân số trong KĐTM nên xác định tối thiểu tương đương với quy mô của một đơn vị ở từ 7.000

trở lên và đây cũng là modul cơ bản cần xem xét lập quy hoạch các KĐTM có quy mô lớn trong cơ cấu phân khu chức năng KĐTM.

+ Quy mô khu đất phát triển KĐTM

Trên cơ sở khái niệm về KĐTM là hệ thống đồng bộ về hạ tầng cơ sở và tạo sự cân bằng về hoạt động của con người bao gồm sống, làm việc và nghỉ ngơi là cơ sở để chúng ta xác định được quy mô hợp lý và phù hợp. Điều này ảnh hưởng bởi việc đang biến đổi tính chất các KĐTM từ chức năng ở đơn thuần thành đa chức năng.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển các KĐTM tại Tp.HCM cho thấy việc tồn tại nhiều KĐTM có diện tích nhỏ dưới khoảng 20 - 50 ha đã gây không ít khó khăn trong việc triển khai các hạng mục đầu tư trong khu đô thị. Và để một KĐTM thật sự trở thành một khu dân cư đa chức năng, chúng cần có diện tích tối thiểu là 50 ha. Các KĐTM có quy mô lớn sẽ thuận lợi cho việc tổ chức hoàn chỉnh mô hình đa chức năng trong tổng thể KĐTM.

Như vậy, KĐTM nên có giới hạn thấp nhất là 50 ha. Việc đầu tư các KĐTM có quy mô lớn cho phép chúng ta đầu tư một kết cấu hạ tầng đầy đủ đồng bộ và khép kín trong cùng một dự án, hạn chế sự phụ thuộc vào các dự án khác.

Quy mô của KĐTM dự kiến chia thành 3 loại: • KĐTM rất lớn : lớn hơn 500 ha • KĐTM lớn : 200 – 500 ha • KĐTM trung bình : 50 – 200 ha

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 97)