Các vấn đề nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh 40

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 53)

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, tỉ lệ đô thị hóa năm 1999 là 23,6%, năm 2004 là 25,8%, năm 2010 là 33% và đến năm 2025 sẽ đạt đến 45%. Là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước, Tp.HCM cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đô thị hóa với tốc độ nhanh đã mang lại nhiều thay đổi cho thành phố, đặc biệt là quy mô, mật độ dân số, tỷ lệ dân cư thành thị,... [10] . Là thành phố đông dân nhất cả nước, nhìn lại 30 năm trước đây thì dân số Tp.HCM hiện nay đã tăng gấp đôi, đặc biệt là trong vòng 10 năm trở lại tốc độ tăng dân số khá nhanh với các luồng dân nhập cư từ các tỉnh đổ dồn về thành phố. Theo dự báo tính toán cho năm 2020 và 2025 cho thấy quy mô dân số có thể lên đến 10 triệu và 12 triệu, trở thành một siêu đô thị (megacity). Quy mô dân số lớn là một điều kiện khó khăn trong việc tổ chức mô hình thành phố văn minh hiện đại và sống tốt.

Bên cạnh thách thức về quy mô dân số lớn, thì sự phân bố dân cư không đồng đều thể hiện rất rõ nét thông qua mật độ dân số 3 vùng: vùng nội thành cũ (13 quận) là 25.500 người/km2, vùng các quận mới là 4.200 người/km2 và vùng nông thôn (các huyện) là trên 600 người/km2.[6] Hiện trạng phân bố dân cư ở TP.HCM bị mất cân đối nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển đô thị trong tương lai. Trong thời gian qua, tuy có một sự di chuyển dân cư từ nội thành ra vùng ven nhưng không đáng kể. Khu nội thành chật hẹp, dân đông khó có thể bảo đảm một sự phát triển hài hòa. Qua khảo sát cho thấy mức sống của người dân Tp.HCM không

ngừng tăng lên và hiện nay thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.500 USD/năm. Khảo sát cũng cho thấy chỉ có khoảng 24,3% hài lòng với mức thu nhập của mình và con số không hài lòng cao hơn, chiếm 35%. [28]

Dân số đô thị tăng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 3% đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng ở các thành phố và tăng thêm gánh nặng trong việc cung cấp nhà ở cho người dân. Theo thống kê, trên 30% các hộ gia đình ở có diện tích nhà ở dưới 36 m2, 25% hộ gia đình có nhà ở kiên cố và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ, cấu trúc không bền vững được làm từ các nguyên vật liệu rẻ tiền. [10]. Thị trường nhà ở cho thuê chưa phát triển tương xứng với nhu cầu xã hội, đặc biệt đối tượng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp cần khối lượng lớn với yêu cầu nhà giá rẻ, đòi hỏi có sự tham gia của các thành phần trong xã hội, từ các doanh nghiệp bất động sản, vai trò của chính quyền.

Ngoài vấn đề quy mô dân số đông và phân bố dân cư tập trung ở khu vực nội thành, thì cơ sở hạ tầng đô thị còn nhiều yếu kém. Các chỉ số kỹ thuật đô thị bình quân đầu người về đường sá, cây xanh, cấp nước, cấp điện, thoát nước còn ở mức độ khá thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

Với hơn 50% diện tích đất trong thành phố cao hơn mặt nước biển chưa tới 2m, nên có nhiều khả năng bị ngập lụt [6], đặc biệt là sự phát triển đô thị hiện nay trên vùng đất thấp ở phía Đông và Đông Nam thành phố, vùng đất trũng dọc theo sông rạch với vai trò đảm nhiệm chức năng quan trọng làm nơi hút và thoát nước mưa ra sông. QHĐT và những chiến lược QH phát triển ĐT cần phải quan tâm đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Những chuyển đổi quá lớn này, cùng với tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu, đang gây khó khăn cho các nhà đầu tư, các nhà lãnh đạo quản lý đô thị và kéo giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Cuối cùng trong bối cảnh toàn cầu hóa, TPHCM đang bị một sức ép lớn, một yêu cầu bức bách về phát triển kinh tế. Sức ép này đôi khi làm cho những nhà làm chính sách chú trọng quá mức về kinh tế và quên đi yêu cầu phát triển bền vững.

Với thực trạng, khó khăn và thách thức như trên, Vấn đề cải tạo những bất hợp lý hiện nay trong quy hoạch phát triển đô thị để tiến tới việc xây dựng một thành phố theo hướng bền vững là một bài toán cực kỳ nan giải.

Các nghiên cứu và những lý luận trên thế giới về phát triển đô thị đã chứng tỏ sự quan tâm đến phát triển ĐTBV và tầm quan trọng của nó đến sự phát triển của thành phố, quốc gia và trên thế giới. Đồng thời đề xuất nhiều nhiều giải pháp quy hoạch, xây dựng các nguyên tắc thiết kế, phương pháp và tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của đô thị,… cũng như việc xây dựng các tiêu chí phát triển đô thị bền vững nhằm hướng tới việc áp dụng, lồng ghép chúng như những công cụ trong quy hoạch đô thị nhằm phát triển các ĐTBV trong tương lai. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của luận án, kết quả nghiên cứu sẽ là những đóng góp trong việc hình thành hệ thống khung tiêu chí PTĐTBV trong quy hoạch đô thị, làm cơ sở để phân tích đánh giá và chọn lựa trong đề xuất các giải pháp quy hoạch các KĐTM hướng đến phát triển bền vững.

Việc hình thành các KĐTM cần quan tâm và góp phần giải quyết những bài toán khó khăn cho thành phố như cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống, góp phần giảm tình trạng ngập lụt, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp,… trong hiện tại và tương lai thông qua những giải pháp quy hoạch, chính sách phát triển, áp dụng những công cụ phát triển ĐTBV…. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần định hướng phát triển các KĐTM theo hướng bền vững, góp phần hỗ trợ vào sự phát triển chung bền vững của Tp.HCM trong tương lai.

CHƯƠNG II.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KĐTM PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)