Những hạn chế trong công tác quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Tam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.Những hạn chế trong công tác quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Tam

Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.2.1. Công tác lập dự toán

Có một số đơn vị dự toán thuộc huyện lập và nộp dự toán đến cơ quan tổng hợp còn chậm, dẫn đến tổng hợp dự toán ngân sách huyện thiếu chính xác vì theo quy định dự toán ngân sách huyện phải đƣợc xây dựng từ dự toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên (quy trình lập dự toán là từ dƣới lên). Vì vậy, công tác lập dự toán NSNN của huyện chƣa thật sự xuất phát từ dƣới lên mà chủ yếu là dựa vào số quyết toán năm trƣớc và nhiệm vụ phát triển KT-XH năm kế hoạch và số kiểm tra của cấp trên giao để xây dựng dự toán cho năm kế hoạch. Đơn vị dự toán cấp dƣới và các địa phƣơng thƣờng xây dựng dự toán thu thấp (dấu nguồn thu), dự toán chi cao để đƣợc ngân sách cấp trên bổ sung cân đối.

Điều này làm cho dự toán ngân sách đƣợc giao chƣa sát với đặc điểm tình hình KT-XH của từng địa phƣơng. Một số xã, thị trấn xây dựng nguồn thu không sát với thực tế nên có nơi vƣợt thu nhiều thì tăng thu, bổ sung nhiệm vụ chi vào cuối năm, sử dụng ngân sách không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, có xã thu không đạt thì rơi vào tình trạng lúng túng bị động trong chi tiêu. Công tác lập dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ toán thu ngân sách hầu hết dựa vào số kiểm tra Tỉnh giao, trên cơ sở đó huyện giao dự toán thu cho các xã, thị trấn và cơ quan thu tăng so với số kiểm tra từ 5% trở lên theo quy định của Luật NSNN.

Hiện nay, tiêu chí phân bổ ngân sách chƣa khoa học, thiếu tính tự chủ và linh hoạt. Cụ thể hiện nay định mức phân bổ chi quản lý hành chính theo biên chế huyện đồng bằng là 53,0 trđ/biên chế/năm, sự nghiệp giáo dục phân bổ theo tiêu chí dân số trong độ tuổi đến trƣờng từ 1 đến 15 tuổi, huyện đồng bằng là 2,3 triệu đồng/ngƣời/ năm...Việc phân bổ này không phụ thuộc vào đặc điểm của từng đơn vị cụ thể. Thực tế có một số cơ quan nhƣ : Phòng Nội vụ, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Tài chính – KH, Phòng Kinh tế Hạ tầng với khối lƣợng công việc khá lớn nên phải chi tiêu nhiều hơn so với các phòng ban khác trong khi đó lại có cùng một định mức chi tiêu nên cần phải điều chuyển từ nguồn khác để bổ sung. Việc phân bổ dự toán cho các đơn vị mang tính định mức theo quy định nên chƣa phát huy tính tự giác, năng động, sáng tạo trong mỗi cán bộ, công chức và từng tập thể đơn vị vì họ mang tính ỷ lại, thụ động “làm nhiều cũng nhƣ không làm”, định mức nhƣ nhau . Công tác lập dự toán và điều hành ngân sách trong năm chƣa hƣớng mạnh vào việc tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng để xây dựng nguồn thu ngân sách huyện đảm bảo cân đối chi. Việc xây dựng dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị còn mang tính đối phó, chỉ chú trọng đến kiểm soát đầu vào mà chƣa chú trọng đến kiểm soát chất lƣợng đầu ra cũng nhƣ hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và các mục tiêu đã đặt ra. Thuyết minh dự toán và cơ sở tính toán còn sơ sài, chất lƣợng thấp. Vì vậy, gây khó khăn cho công tác thẩm định của cơ quan tài chính. Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quan tâm chƣa đúng mức đến công tác lập dự toán, chƣa bao quát hết nhiệm vụ chi, dẫn đến trong năm phát sinh nhiệm vụ chi thì không có nguồn để chi hoặc chƣa có nội dung chi theo dự toán đƣợc duyệt, đơn vị rất bị động trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc huyện giao trong năm. Do công tác xây dựng dự toán chi chƣa chuẩn xác, chƣa bao quát hết nhiệm vụ và cũng do nguồn thu có hạn nhƣng nhu cầu chi quá lớn, đơn vị thƣờng bị động trong việc thực hiện nhiệm vụ và tạo ra “cơ chế xin, cho” dễ dẫn đến tiêu cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo quy định, điều hành ngân sách trong năm đúng theo dự toán đƣợc duyệt đầu năm. Tuy nhiên, trong năm các đơn vị thƣờng đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự toán để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo thực tế, dẫn đến việc lập dự toán hàng năm chỉ là hình thức. Công tác cải cách hành chính trong đăng ký, kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hóa đơn, tuy có một số tiến bộ bƣớc đầu, nhƣng kết quả còn hạn chế, chƣa đồng bộ, chƣa tạo thuận lợi đầy đủ cho sản xuất kinh doanh phát triển. Sự kết hợp giữa đội thuế và hội đồng tƣ vấn thuế của xã chƣa cao, có lúc, có nơi còn mang tính chất khoán thu cho đội thuế. Công tác quản lý hộ gia đình kinh doanh chƣa đƣợc quan tâm, chƣa có biện pháp hoặc chƣa hợp lý trong công tác thu thuế kinh doanh vận tải, kinh doanh thầu xây dựng tƣ nhân, thuế thuê nhà. Đối với thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thu lệ phí trƣớc bạ do hộ cá nhân sử dụng đất chƣa chấp hành đúng quy định của Nhà nƣớc nên làm thủ tục chƣa kịp thời. Tình hình kinh doanh ở một số địa bàn không ổn định. Việc quản lý thu về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Công tác quản lý diện hộ phức tạp, một số hộ kinh doanh không thực hiện đúng thời gian trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhƣ kinh doanh vận tải, xây dựng và cho thuê nhà, nhà nghỉ và dịch vụ ăn uống... Mặc dù, cơ quan thuế đã có nhiều biện pháp thu nợ nhƣng vẫn không đạt kế hoạch thu nợ hàng năm vì công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan có chức năng chƣa thật sự chặt chẽ, chƣa có chế tài đủ mạnh để xử lý các đối tƣợng nợ thuế, có nhiều đối tƣợng có khả năng nộp thuế nhƣng chây ì, trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc.

Việc sử dụng chứng từ thu chƣa đúng quy định, còn sử dụng chứng từ thu là phiếu thu, ký tên ngƣời nộp tiền trên danh sách.... Các loại chứng từ thu không đúng quy định trên rất khó quản lý nguồn thu vì những chứng từ này không có số sê ri đánh số nhảy nhƣ các loại biên lai thu tiền của cơ quan tài chính và biên lai thu phí, lệ phí của cơ quan thuế phát hành. Nguồn thu ngân sách trong năm không đều đặn, tập trung vào cuối năm, lúc cần thì không có tiền để chi làm ảnh hƣởng đến triển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Cuối năm khi có đủ nguồn thu thì cấp cho đủ kế hoạch, dẫn đến chi tiêu không hợp lý, xảy ra tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trạng chạy khối lƣợng, nghiệm thu khống khối lƣợng trong xây dựng cơ bản. Trong chi thƣờng xuyên thì tìm mọi cách hợp lý hoá chứng từ để sử dụng hết kinh phí, gây thất thoát ngân sách.

Chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng còn chƣa thực hiện đúng chế độ tài chính và chƣa có hiệu quả nhƣng vẫn chƣa đƣợc điều chỉnh. Điều này là trái với quy định của Luật NSNN.

Các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chƣa nghiêm túc nhƣ công tác phí, chi hội nghị, chi viết bài, báo và các nội dung chi phục vụ các ngày lễ lớn còn lãng phí, nhiều cuộc hội thảo, hội nghị còn phô trƣơng hình thức, đặc biệt chi hành chính nhiều nội dung không thiết thực. Các khoản chi thƣờng xuyên của nhiều đơn vị chƣa thực hiện đúng chế độ chứng từ hoá đơn theo quy định. Nhiều đơn vị chi tiêu với số tiền lớn nhƣng chỉ có chứng từ viết tay là không hợp lệ, nhƣng vẫn đƣợc thanh quyết toán (theo quy định mua hàng có giá trị trên 100.000 đồng phải có hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính).

Có một số nội dung chi của các ngành nhƣ: văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp giáo dục – đào tạo chƣa có định mức chi tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật hoặc sử dụng định mức của ngành khác có loại hình tƣơng tự nên công việc lập dự toán cấp phát kinh phí, kiểm soát chi tiêu thiếu căn cứ pháp lý. Các cơ quan, đơn vị thiếu sự phối hợp kịp thời để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số định mức, tiêu chuẩn chi quá lạc hậu, không thể thực hiện đƣợc, hoặc nếu muốn thực hiện thì cơ quan, đơn vị phải vận dụng nhƣ kê khai thêm đối tƣợng, hoặc biến tƣớng thành các nội dung và hình thức khác để thanh toán. Về nguyên tắc dự phòng chi ngân sách để chi cho các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn... mà đầu năm chƣa bố trí đƣợc trong dự toán. Tuy nhiên, do nguồn thu chƣa cân đối đƣợc nhiệm vụ chi thƣờng xuyên, thƣờng thì đến những tháng cuối năm huyện sử dụng nguồn dự phòng để chi cho nhiệm vụ chi thƣờng xuyên ngoài dự toán, không đúng theo quy định của Luật NSNN.

Đối với các đơn vị giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí chi hành chính theo Nghị định 130/NĐ-CP; tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 43/NĐ-CP:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣa có cơ sở tính toán việc phân bổ kinh phí một cách khoa học, mà chỉ căn cứ trên tình hình thực tế chi của các năm trƣớc để làm căn cứ giao dự toán năm đầu của thời kỳ giao quyền tự chủ, chƣa có công cụ, thƣớc đo kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị, chƣa phân định rạch ròi các chứng từ chi, nội dung chi của nguồn kinh phí không tự chủ, dẫn đến hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN chƣa cao. Việc triển khai thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP cho các đơn vị sự nghiệp thuộc ngân sách huyện còn chậm, đến nay toàn huyện chỉ có 02 đơn vị sự nghiệp đang triển khai thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP.

Nhiều khoản chi mang tính chất đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông để bảo dƣỡng các tuyến đƣờng, sửa chữa lớn các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, vẫn chƣa đƣợc quản lý theo văn bản quản lý đầu tƣ và xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc, gây lãng phí và thất thoát.

Chi ngân sách cho đầu tƣ xây dựng cơ bản thông qua kênh cấp phát, thƣờng chia nhỏ, dàn trải. Nguyên nhân một phần do sản phẩm xây dựng cơ bản dở dang hàng năm lớn, một phần do chỉ tiêu kế hoạch thông báo chậm, thủ tục đầu tƣ xây dựng cơ bản phức tạp, dự án và nguồn vốn đầu tƣ cho dự án không đi song song với nhau dẫn đến kéo dài, đồng nghĩa với lãng phí, thất thoát, vi phạm chế độ quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Nói tóm lại hiệu quả sử dụng vốn ngân sách không cao.

Công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên nhiều công trình giao thông hiệu quả chƣa cao, chi phí đầu tƣ lớn, nhƣng số ngƣời và phƣơng tiện tham gia giao thông rất ít, hàng năm phải bố trí kinh phí sữa chữa rất lớn thì mới đảm bảo lƣu thông. Chất lƣợng công tác tƣ vấn thiết kế chƣa cao nên trong quá trình thực hiện phải bổ sung do phát sinh, dẫn đến kéo dài thời gian đầu tƣ, công tác tƣ vấn giám sát thiếu chặt chẽ nên có một số công trình chất lƣợng kém.

Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản là cần thiết để xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất cho phát triển kinh tế xã hội, nhƣng trong thời gian vừa qua cơ cấu chi ngân sách cho xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách huyện hàng năm tuy có tăng về số tuyệt đối nhƣng chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng chi ngân sách, số liệu đƣợc thể hiện tại dẫn đến việc bố trí kinh phí cho việc duy tu, bảo dƣỡng và chi cho các hoạt động sự nghiệp và phát triển các ngành kinh tế khác bị ảnh hƣởng. Mặt khác, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cơ cấu chi đầu tƣ phát triển thì cơ cấu chi cho sự nghiệp giao thông và đầu tƣ hệ thống kênh mƣơng chiếm tỷ lệ lớn (đầu tƣ về vùng nông thôn : giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mƣơng, đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu mía ở vùng nông thôn...), việc bố trí chi đầu tƣ phát triển cho các công trình trọng điểm của huyện chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, phần lớn còn ỷ lại vào nguồn trợ cấp có mục tiêu từ ngân sách Tỉnh và Trung ƣơng, cơ cấu vốn ngân sách huyện trong việc bố trí vốn hàng năm còn thấp.

3.3.2.3. Quyết toán ngân sách huyện

Qua kiểm tra thực tế cho thấy nhìn chung công tác quyết toán ngân sách đúng quy định nhƣng đạt chất lƣợng chƣa cao. Các đơn vị, địa phƣơng chƣa chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê về chế độ chứng từ, về nguyên tắc ghi sổ, hạch toán mục lục NSNN. Cán bộ kế toán chƣa thật sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tổng hợp còn chậm. Theo quy định của Bộ Tài chính thì thời gian gửi báo cáo quyết toán nhƣ sau: Đơn vị dự toán cấp I gửi chậm nhất là ngày 25 sau khi kết thúc quý (đối với báo cáo kế toán hàng quý), chậm nhất là ngày 15/2 năm sau ( đối với báo cáo năm), đối với UBND các xã, thị trấn chậm nhất là ngày 15 sau khi kết thúc quý, và ngày 15/2 năm sau. Nhƣng các cơ quan, đơn vị thƣờng không lập và không gửi báo cáo quyết toán quý và sau tháng 3 mới gửi báo cáo quyết toán năm, điều này làm ảnh hƣởng đến tiến độ lập báo cáo ngân sách của huyện và việc phân tích, đánh giá công tác chấp hành dự toán ngân sách trong năm.

Tại điều 6 Luật NSNN quy định “Các khoản thu, chi của NSNN phải đƣợc hạch toán, kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời đúng chế độ” vào NSNN. Nhƣng có một số đơn vị đã vi phạm Luật NSNN khi để ngoài sổ kế toán các khoản kinh phí từ ngân sách nhƣ thu tiền đất, tiền cho thuê mặt đất, mặt nƣớc, các khoản thu phí, lệ phí Ngoài ra còn vi phạm Pháp lệnh kế toán thống kê.

Các đơn vị dự toán của các cấp ngân sách lập báo cáo quyết toán chất lƣợng còn thấp, thuyết minh còn sơ sài, báo cáo chƣa đầy đủ theo các mẫu biểu quy định. Việc tổ chức xét duyệt và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán thƣờng chậm, chất lƣợng chƣa cao, nên số liệu tập hợp vào tổng quyết toán ngân sách chƣa chuẩn xác cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, xử lý sai phạm chƣa triệt để, có những sai phạm trong khâu quyết toán hoặc thanh tra ngân sách phát hiện nhƣng vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng chƣa thực hiện qua nhiều năm nhƣng huyện cũng chƣa có biện pháp xử lý nghiêm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88)