Công tác chấp hành dự toán NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.Công tác chấp hành dự toán NSNN cấp huyện

Chấp hành ngân sách là một trong các khâu của chu trình ngân sách. Chấp hành ngân sách là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán ngân sách hàng năm của huyện thành hiện thực.

Mục tiêu của chấp hành dự toán là trên cơ sở không ngừng bồi dƣỡng phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác, đảm bảo đạt và vƣợt kế hoạch do tỉnh, nghị quyết HĐND huyện giao, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp huyện đã đƣợc hoạch định trong dự toán chi và đảm bảo chi đầy đủ, kịp thời phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chƣơng trình KT-XH đã đƣợc hoạch định trong năm kế hoạch sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả.

Sau khi ngân sách đƣợc phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu thì việc thực hiện ngân sách đƣợc triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN và bố trí cấp phát kinh phí của NSNN cho các nhu cầu đã đƣợc phê chuẩn. Nhiệm vụ chấp hành ngân sách thuộc về tất cả các pháp nhân và thể nhân, mà ngƣời điều hành là UBND huyện, Phòng Tài chính – KH là cơ quan tham mƣu có vị trí quan trọng giúp UBND huyện cụ thể hóa các nội dung trên.

Đối với công tác chấp hành dự toán thu ngân sách : Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp chậm nộp mà không đƣợc phép sẽ bị cƣỡng chế thu nộp theo quy định của các luật, pháp lệnh thuế và quy định tại Điều 46 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Toàn bộ các khoản thu của ngân sách phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nƣớc, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Trong năm các cơ quan thu (Thuế, Phòng Tài chính – KH , UBND các xã, thị trấn và các đơn vị sự nghiệp ...) không ngừng phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp khai thác, nuôi dƣỡng nguồn thu sao cho đạt và vƣợt tỷ lệ theo dự toán đƣợc HĐND huyện phê chuẩn. Các cơ quan thu xây dựng dự toán theo quý, năm; đồng thời lập bộ thu, tính mục thu và ra thông báo thu. Quản lý, đôn đốc các đối tƣợng nộp tiền theo đúng chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ độ quy định và nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách hoặc tài khoản tiền gửi qua xác nhận của KBNN.

Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách : kê khai đầy đủ các khoản nộp theo đúng chế độ và chấp hành nghiêm thông báo nộp ngân sách của cơ quan thu; có quyền khiếu nại về việc cơ quan thuế ra thông báo thu và xử lý thu không đúng chế độ quy định. Đối với công tác chấp hành dự toán chi ngân sách : Căn cứ vào dự toán chi ngân sách hàng năm đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan Tài chính và KBNN thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi ngân sách theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho ngƣời hƣởng lƣơng, ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ và ngƣời nhận thầu (gọi chung là đối tƣợng thụ hƣởng).

Chấp hành dự toán chi nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc về thực hiện các chƣơng trình KT- XH đã đƣợc hoạch định trong năm kế hoạch. Thực hiện thông báo dự toán chi thƣờng xuyên và cấp phát kinh phí chi đầu tƣ xây dựng cơ bản trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn, đúng kế hoạch đƣợc duyệt. Quy trình quản lý công tác chấp hành dự toán NSNN huyện:

UBND Huyện thực hiện quyền phân bổ và giao dự toán chi tiết theo bốn nhóm mục chi thanh toán cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sữa chữa và chi thƣờng xuyên khác cho các đơn vị dự toán cấp dƣới và cũng là cơ sở cho KBNN thực hiện kiểm soát chi theo quy định. Phòng Tài chính-KH có trách nhiệm thẩm định phƣơng án phân bổ của đơn vị dự toán cấp I.

Đơn vị dự toán toán thực hiện quyền của mình đối với dự toán ngân sách đƣợc cấp có thẩm quyền giao: Căn cứ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức, các đơn vị tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đƣợc giao cả năm và tự phân chia nhu cầu chi theo quý, tháng theo bốn nhóm mục để đảm bảo tiến độ công việc của đơn vị. Phòng Tài chính – KH lập kế hoạch điều hành ngân sách theo quý để chủ động bố trí nguồn vốn thanh toán và điều hành ngân sách trong quý cũng nhƣ cả năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nội dung và trách nhiệm tham mƣu điều ngân sách: Cụ thể hóa dự toán cả năm do HĐND huyện giao làm cơ sở cho cơ quan thu, phòng Tài chính-KH, KBNN tổ chức thực hiện điều hành ngân sách chủ động điều hành trong năm.

Trên cơ sở dự toán ngân sách đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao, KBNN huyện tổ chức thu và thực hiện kiểm soát chi thanh toán theo đề nghị của đơn vị dự toán theo chế độ quy định. Căn cứ vào dự toán NSNN đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách ra quyết định chuẩn chi gửi KBNN, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện (theo quy định của khoản 2 điều 5 Luật NSNN theo phƣơng thức thanh toán trực tiếp). KBNN đơn giao dịch căn cứ vào hồ sơ thanh toán, thực hiện chi trả thanh toán trên cơ sở đủ các điều kiện chi theo quy định gồm: Đã có trong dự toán NSNN đƣợc giao; chi từ nguồn tăng thu so với dự toán đƣợc giao và từ nguồn dự phòng theo quyết định có thẩm quyền; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi. Ngoài ra, trong trƣờng hợp sử dụng NSNN để đầu tƣ XDCB, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc ... tùy theo giá trị, quy mô mà áp dụng theo văn bản chi đầu tƣ XDCB và chi mua sắm đúng theo các quy định hiện hành.

Trong trƣờng hợp chƣa có đủ điều kiện để thanh toán trực tiếp qua KBNN thì đƣợc phép cấp tạm ứng đối với một số khoản chi theo quy định của Bộ trƣởng Bộ tài chính. Sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển tạm ứng thành thực chi theo quy định. Các chứng từ rút dự toán bằng hình thức tạm ứng hoặc thực chi:

+ Giấy rút dự toán NSNN bằng tiền mặt/chuyển khoản (tạm ứng/thực chi). + Bảng kê chứng từ thanh toán

+ Chứng từ gốc và chứng từ kế toán (nếu là thực chi).

Cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền: Các khoản chi không thƣờng xuyên mà NSNN cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách nhƣ: Kinh phí tinh giảm biên chế, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất các khoản chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới, chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trả nợ, viện trợ và một số khoản chi đặc biệt khác theo quyết định của Thủ trƣởng và cơ quan Tài chính, quy trình cấp nhƣ sau: Căn cứ vào dự toán ngân sách đƣợc duyệt và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, cơ quan tài chính xem xét, kiểm tra yêu cầu chi và nếu đảm bảo đủ các điều kiện thanh toán theo quy định thì ra lệnh chi trả cho đơn vị; KBNN thực hiện xuất quỹ ngân sách theo lệnh của cơ quan tài chính chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị thụ hƣởng. Đối với các chi để lại quản lý sử dụng qua NSNN nhƣ các khoản phí, lệ phí phải nộp NSNN nhƣng đƣợc để lại đơn vị chi theo chế độ quy định, hàng năm đơn vị căn cứ vào số thu phí, lệ phí đã sử dụng, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, làm thủ tục ghi thu NSNN và ghi chi cho đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)