5. Bố cục của luận văn
1.4.2. Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về NSNN và những yêu cầu cơ bản về quản lý NSNN huyện có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào việc quản lý NSNN ở một số huyện nhƣ sau:
Một là, huyện cần tuân thủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật và các văn bản hƣớng dẫn.
Hai là, các huyện khác nhau có quá trình phát triển KT-XH khác nhau, có phƣơng thức tạo lập ngân sách khác nhau nhƣng đều phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách gồm: Cải cách chủ thể, cơ chế quản lý thu, chi cho phù hợp với tiến trình phát triển chung; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực trong dân và các tổ chức trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển; hƣớng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.
Ba là, chính quyền cấp huyện cần coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc, vì NSNN liên quan đến nhiều tổ chức, đối tƣợng, chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hƣởng.
Bốn là, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế; phân cấp quản lý thu, chi ngân sách cho các cấp chính quyền địa phƣơng trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ.
Năm là, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách xuyên suốt chu trình quản lý ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
Từ các vấn đề đƣợc nêu trên, ta thấy việc quản lý ngân sách huyện là cần làm rõ nội dung quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi trong từng khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và công tác kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ toán ngân sách, đồng thời tìm ra những nhân tố tác động đến công tác quản lý ngân sách huyện.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu không phải chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi chính phƣơng pháp nghiên cứu quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Với đề tài “hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp thu thập số liệu; phƣơng pháp xử lý số liệu; phƣơng pháp phân tích số liệu và sử dụng các số liệu khác để nghiên cứu, …