Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển của huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3.Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển của huyện

3.1.3.1. Thuận lợi

- Với vị trí địa lý nằm trên vùng có điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù, có diện tích rừng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần các trung tâm chính trị (thủ đô Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên), thị trƣờng có sức mua lớn và tiêu dùng với nhu cầu cao nên Tam Đảo có tiềm năng lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch so với Sa Pa, Bắc Hà Lào Cai và Mẫu Sơn Lạng Sơn là các địa phƣơng có các điều kiện khí hậu, thời tiết và cơ sở dịch vụ du lịch tƣơng đồng.

- Tam Đảo là vùng đất Phật phát tích, với di tích Tây Thiên thờ Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trúc Lâm Thiền Viện mới đƣợc xây dựng... Đây là cơ sở để Tam Đảo đƣợc Vĩnh Phúc xác định là Trung tâm lễ hội của Tỉnh.

- Tam Đảo có hệ thống hồ với lƣu vực rộng, rừng với độ che phủ cao, diện tích lớn sẽ xây dựng và quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm kết hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ với du lịch cộng đồng tại các làng nghề ở các xã trong Huyện tạo điều kiện cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của Huyện.

- Tam Đảo là huyện mới tái lập, nên có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bài bản ngay từ ban đầu. Quy hoạch tổng thể, các ngành, lĩnh vực và triển khai các quy hoạch có nhiều thuận lợi.

- Nguồn nhân lực khá dồi dào, với tính đa sắc tộc cho phép huyện Tam Đảo có thể phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác theo hƣớng du lịch và phát triển các nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân.

- Thế mạnh của Tam Đảo về nông, lâm nghiệp và thủy sản là những sản phẩm có tính ôn đới có thể cung cấp vào mùa hè nhƣ rau su su, cá hồi (mới du nhập), dƣợc liệu,... Đây sẽ là cơ hội tạo nâng cao hiệu quả sản xuất theo hƣớng khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn ngƣời dân lao động ở địa phƣơng. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tam Đảo đƣợc sự quan tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, đƣợc sự tập trung đầu tƣ phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch. Đây là điều kiện quan trọng để Tam Đảo tập trung khai thác lợi thế, gắn hoạt động kinh tế xã hội của Huyện trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.3.2. Khó khăn

- Tam Đảo đƣợc hình thành từ một số xã, thị trấn của 3 huyện (Lập Thạch, Tam Dƣơng, Bình Xuyên) và thị xã Vĩnh Yên. Vì vậy, nếp sinh hoạt, tƣ duy không đồng nhất, tâm lý vùng, miền đã ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế, xã hội.

- Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của Huyện ảnh hƣởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế.

- Quỹ đất mới chú trọng bố trí sản xuất nông nghiệp, thiếu các quy hoạch chi tiết cho phát triển các ngành phi nông nghiệp. Khả năng đất đai mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế còn lớn.

- Đội ngũ cán bộ có chất lƣợng không đều, không ổn định. Chất lƣợng lao động biểu hiện ở trình độ văn hoá và tay nghề của ngƣời lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chƣa cao ảnh hƣởng lớn đến quá trình chuyển Tam Đảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sang giai đoạn khai thác du lịch ở quy mô lớn hơn, với yêu cầu chất lƣợng lao động cao hơn.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện Tam Đảo so với mặt bằng chung của tỉnh Vĩnh Phúc ở tình trạng thấp. Về cơ bản, Tam Đảo vẫn là huyện nghèo của Tỉnh. Các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở của ngành du lịch đang trong quá trình cải tạo, xây dựng đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ rất lớn, nguồn vốn nội lực rất hạn chế, nếu không có sự ƣu tiên về cơ chế huy động vốn sẽ khó có thể thực hiện đƣợc.

- Trên địa bàn huyện có một số cơ sở của quốc phòng nhƣ nhà máy Z95, trƣờng bắn của bộ đội tăng thiết giáp, cơ sở huấn luyện của tỉnh, 2 mỏ đá... Những sơ sở đó vừa là yếu tố cho sự phát triển, đồng thời cũng vừa là những yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng, đến phát triển du lịch của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)