Khái quát tình hình KT-XH của huyện giai đoạn 2009-2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Khái quát tình hình KT-XH của huyện giai đoạn 2009-2013

3.1.2.1. Về kinh tế

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhƣng sau 9 năm đƣợc tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt đƣợc những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 9 năm từ 2004 - 2013 kinh tế Tam Đảo luôn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2009-2013 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện 2009 - 2013 là 14 - 16%/năm). Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình quân đầu ngƣời tăng từ 3,6 triệu đồng năm 2009 lên 7,96 triệu đồng năm 2013 và từ 4,7 triệu đồng năm 2004 lên 17,75 triệu đồng năm 2013 tính theo giá thực tế.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GTSX ngành nông, lâm, thủy sản Tỷ.đồng 139.06 146.44 178,26 203,87 230,12 GTSX ngành C.nghiệp, xây dựng Tỷ.đồng 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 GTSX ngành T Mại, dịch vụ Tỷ.đồng 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 Tổng GTSX Tỷ.đồng 280,22 345,69 428,11 481,19 569,25

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

0 100 200 300 400 500 600 2009 2010 2011 2012 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản và các ngành dịch vụ. Đối với nông, lâm, thủy sản: Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trƣởng khá cao về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân chung 12,55% giai đoạn 2009 - 2013. Sự tăng trƣởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng nhanh của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng trƣởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phải có mức tăng trƣởng rất cao.

Trên thực tế, công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có tốc độ tăng trƣởng cao nhất với mức tăng bình quân là 27,22% giai đoạn 2009-2013. Dịch vụ là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với mức tăng bình quân 22,45% , nhƣng lại có tỷ trọng lớn, nên sự tăng trƣởng của các ngành dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới tăng trƣởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo 2009 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng giá trị sản xuất 428,83 576,49 884,44 1,013,85 1.269,34

Nông, lâm, thủy sản 202.638 269,060 463,449 530,798 644,92 CN, TTCN, xây dựng 105,689 143,202 169,034 193,307 259,03 Dịch vụ 120,500 164,231 251,954 289,747 365,39

Cơ cấu giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp 47,25 46,67 52,40 52,35 50,80 CN, TTCN, XD 24,65 24,84 19,11 19,06 20,04

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TM, DV 28,10 28,49 28,49 28,59 29,16

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2009 2010 2011 2012 2013

Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Trên thực tế, cơ cấu kinh tế đã chuyển theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2009, các ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 7,6% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2010, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên đến 24,65%. Do xuất phát điểm của công nghiệp và xây dựng thấp, sau khi tái lập huyện, các công trình xây dựng đƣợc tăng cƣờng, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đƣợc triển khai. Đặc biệt, các mỏ đá đã đi vào khai thác làm cho giá trị công nghiệp, trƣớc hết là công nghiệp khai thác khoáng sản tăng lên đột biến vào năm 2010 và tăng cao các năm 2011-2013.

3.1.2.2. Về xã hội

Trong những năm qua, công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn Huyện luôn đƣợc chú trọng củng cố và tăng cƣờng.

Công tác quân sự địa phƣơng đảm bảo duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định, hoàn thành tốt kế hoạch công tác quân sự quốc phòng đã đề ra. Tăng cƣờng nắm chắc tình hình ở địa bàn trọng điểm, tổ chức tuần tra canh gác đảm bảo giữ gìn an ninh, chính trị ổn định. Công tác huấn luyện dân quân tự vệ đã đổi mới về nội dung và phù hợp với nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Đã chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, giữa quốc phòng với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vấn đề văn hoá xã hội, có các phƣơng án phòng thủ trên toàn địa bàn Huyện cũng nhƣ từng xã, thị trấn.

Tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc tăng cƣờng thực hiện thƣờng xuyên.

Về trật tự an toàn xã hội, tuy có xảy ra một số vụ việc phạm pháp hình sự, kinh tế, tai nạn, tệ nạn xã hội... nhƣng các lực lƣợng chức năng của địa phƣơng vẫn thƣờng xuyên tăng cƣờng kiểm tra, nhắc nhở ngƣời dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Giao thông.

Nhìn chung, công tác giáo dục quán triệt nhiệm vụ an ninh, quốc phòng của Huyện trong thời gian qua đã đƣợc chú trọng và thực hiện có chất lƣợng tốt, có chiều sâu. Các chỉ tiêu tuyển quân hàng năm đều đạt và vƣợt mức, lực lƣợng dự bị động viên đƣợc quản lý, các lực lƣợng vũ trang địa phƣơng không ngừng đƣợc củng cố. An ninh chính trị đƣợc giữ vững. Trật tự an toàn xã hội đƣợc tăng cƣờng, các vụ án nghiêm trọng đã giảm rõ rệt. Các tệ nạn xã hội đƣợc phòng ngừa.

Hệ thống chính trị của địa phƣơng đƣợc giữ vững, an ninh chính trị và trật tự và an toàn xã hội thƣờng xuyên đƣợc đảm bảo. Các lực lƣợng an ninh hoạt động tƣơng đối hiệu quả, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và triệt phá các hoạt động gây mất an ninh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)