Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN tại huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN tại huyện Tam Đảo

Phòng Tài chính – KH có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán do các xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu quyết toán do địa phƣơng lập và số quyết toán đã qua Kho bạc Nhà nƣớc huyện; xét duyệt quyết toán của các cơ quan, đơn vị dự toán theo đúng thẩm quyền quy định tại Thông tƣ số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 hƣớng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ và ngân sách các cấp. Hiện nay do hạn chế về thời gian và nhân lực (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tam Đảo hiện nay có 07 công chức đang làm việc trên 08 biên chế đƣợc UBND huyện giao), công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán một đơn vị bình quân là một ngày, nên khi xét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ duyệt, thẩm định số liệu quyết toán chủ yếu là chọn mẫu để kiểm tra, đánh giá, tùy theo đặc thù từng cơ quan, đơn vị mà tổ công tác xét duyệt quyết toán phù hợp. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách huyện những năm qua:

Kiểm tra chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ thu, chi so với chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định. Qua một số biên bản thẩm tra, xét duyệt quyết toán của các cơ quan, đơn vị thì hầu hết các đơn vị tuân thủ theo quy định, nhƣng vẫn còn một số tồn tại nhƣ : thu tiền từ nhân dân nộp vào NSNN hoặc tài khoản tiền gửi qua KBNN chƣa đầy đủ, chƣa kịp thời dẫn đến số liệu thu, nộp phản ảnh vào quyết toán thu NSNN huyện còn thấp so với thực tế thu; về chứng từ chi chƣa đầy đủ, thiếu hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, thiếu chữ ký của một số thành phần trên chứng từ kế toán ( phiếu thu, phiếu chi)..., sau khi kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền đã cho phép các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn hoàn chỉnh, bổ sung chứng từ để đƣa vào lƣu trữ.

- Kiểm tra biểu mẫu quyết toán, sổ kế toán theo quy định của Chế độ kế toán. Đối với nội dung này do phần lớn các đơn vị đã dùng phần mềm kế toán để thực hiện nên số sách và biểu mẫu quyết toán là đảm bảo, tuy nhiên do năng lực công tác của một số kế toán mới còn yếu, nên có một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng thiếu báo cáo thuyết minh quyết toán làm cho việc đánh giá nguyên nhân và một số yêu cầu cần phải theo dõi riêng để tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

- Kiểm tra việc tuân thủ hạch toán kế toán và ghi vào mục lục ngân sách. Qua kiểm tra thì sai sót ở khâu này là rất ít.

- Kiểm tra nguồn kinh phí cơ quan, đơn vị sử dụng và quyết toán trên cơ sở dự toán chi từ ngân sách và nguồn thu thực tế đơn vị đƣợc để lại sử dụng, số liệu chi không đƣợc vƣợt quá nguồn của hai nội dung trên vì Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát điều kiện chi rất chặt chẽ, nhất là khâu dự toán.

Đối với công tác thẩm tra số liệu quyết toán dự án hoàn thành : trên cơ sở hồ sơ trình duyệt của chủ đầu tƣ, cơ quan tài chính tiến hành thẩm tra hồ sơ pháp lý (chấp hành trình tự và thủ tục đầu tƣ xây dựng, trình tự và thủ tục chọn thầu, tính pháp lý của hợp đồng kinh tế); thẩm tra nguồn vốn của dự án (đối chiếu với số vốn đã cấp, cho vay...để xác định số vốn đầu tƣ thực tế, so với cơ cấu các nguồn với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quyết định đầu tƣ); thẩm tra chi phí đầu tƣ (đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với điều kiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công với giá trúng thầu và các tài liệu liên quan...; thẩm tra các khoản chi phí khác (tƣ vấn và các khoản chi phí do chủ đầu tƣ trực tiếp thực hiện so dự toán, tiêu chuẩn, định mức); thẩm tra chi phí đầu tƣ thiệt hại không tính vào giá trị tài sản; thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tƣ; thẩm tra tình hình vật tƣ, công nợ, thiết bị tồn đọng; xem xét việc chấp hành kết quả thanh tra, kiểm toán... trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá, kiến nghị đối với việc quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và chi phí quản lý dự án của chủ đầu tƣ.

Trong thời gian vừa qua triển khai công tác thẩm tra dự án hoàn thành của huyện còn rất chậm và báo cáo quyết toán của các chủ đầu tƣ lập còn nhiều sai sót, giá trị quyết toán giảm nhiều ở năm 2011, năm 2012 vì 02 năm này khối lƣợng công trình đề nghị quyết toán nhiều nên không tránh khỏi sai sót, đến năm 2013 số dự án thẩm tra là nhiều nhất 614 dự án nhƣng giá trị quyết toán giảm so với đề nghị quyết toán là thấp nhất. Cụ thể số liệu tại bảng 3.11:

Bảng 3.11: Kết quả thẩm tra báo cáo quyết toán công trình dự án hoàn thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)