5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Công tác lập dự toán NSNN cấp huyện
Lập dự toán là khâu đầu tiên của chu trình quản lý NSNN, quyết định nhiệm vụ và quy mô thu, chi ngân sách trong một năm của ngân sách huyện cũng nhƣ của một đơn vị dự toán huyện. Lập dự toán quyết định chất lƣợng quản lý vì quản lý ngân sách trƣớc hết là quản lý theo dự toán đƣợc duyệt. Dự toán ngân sách là bản dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định, đƣợc HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện quyết định là căn cứ để thực hiện thu, chi NSNN huyện.
Dự toán ngân sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện thu, chi NSNN hàng năm. Để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển KT-XH và các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện và đạt hiệu quả cao, đòi hỏi dự toán ngân sách huyện đƣợc xây dựng hàng năm phải khoa học, chính xác, sát với thực tế và đúng chính sách chế độ của Nhà nƣớc. Thông qua việc lập dự toán ngân sách để tính khả năng và nhu cầu về kinh tế, tài chính của huyện trong từng năm, từng giai đoạn từ đó phát huy đƣợc những thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại.
Lập dự toán ngân sách phải đảm bảo: Dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển. Đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn theo quy định tại Thông tƣ 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và Thông tƣ hƣớng dẫn về yêu cầu nội dung và thời hạn lập dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính và phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.
Dự toán ngân sách huyện phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc: thu bằng chi, nếu thu thấp hơn chi thì ngân sách tỉnh sẽ bổ sung cân đối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quy trình lập dự toán NSNN cấp huyện: Vào tháng 6 hàng năm, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định lập kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau, trên cơ sở đó Bộ Tài chính hƣớng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập và thông báo số kiểm tra đối với các ngành, địa phƣơng để lập dự toán từ cơ sở.
Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế tổ chức làm việc với UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách huyện về dự toán ngân sách; cơ quan tài chính có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chƣa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chƣa hợp lý, chƣa tiết kiệm, chƣa phù hợp với khả năng ngân sách và định hƣớng phát triển KT-XH của huyện. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, cơ quan tài chính chỉ làm việc khi UBND các xã, thị trấn khi có đề nghị; trong quá trình làm việc nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dƣới, cơ quan tài chính phải báo cáo UBND huyện quyết định.
Cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách theo lĩnh vực ở cấp mình. Đề xuất các phƣơng án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách.
Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN huyện : Sau khi nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND tỉnh; UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phƣơng và phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách chi từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và giao nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho từng xã, thị trấn trƣớc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND quyết định dự toán ngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, UBND huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính. Phòng Tài chính – Kế hoạch kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp xã, trong trƣờng hợp cần thiết báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh lại dự toán ngân sách cấp xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/