1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới biểu tượng trong thơ haiku của matsuo basho

149 2,7K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ----- ----- Nguyễn thị minh ngọc Thế giới biểu tợng trong thơ haiku của matsuo basho Chuyên ngành: lý luận văn học Mã Số: 60 22 32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.TS nguyễn văn hạnh 1 1. 1 Vinh - 2008 LờI CảM ƠN Mở đầu luận văn, tôi xin đợc gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo s - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, ngời thầy đã tận tình hớng dẫn, khích lệ tôi hoàn thành đề tài thú vị nhng đầy khó khăn này! Tôi cũng xin đợc chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo: Thầy Phan Nhật Chiêu (ĐH KHXH và NV thành phố Hồ Chí Minh), TS Nguyễn Thị Ngân Hoa, TS Nguyễn Thị Mai Liên (ĐH S Phạm Hà Nội I) đã cung cấp cho tôi nhiều t liệu quý trong quá trình thực hiện luận văn. Xin đợc cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn tr- ờng Đại học Vinh cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập, nghiên cứu. Xin đợc cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bè bạn, những ng- ời ủng hộ tôi về mặt tinh thần trong suốt thời gian viết đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 10 tháng 12 năm 2008 Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Minh Ngọc 2 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đề tựa cho công trình đồ sộ Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới của hai học giả người Pháp Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, nhà sử học Guy Schoeller đã khẳng định: “Sẽ là quá ít, nếu nói rằng chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”[4, 02]. Như vậy, biểu tượng chiếm giữ một vai trò vô cùng lớn lao trong đời sống của con người, từ văn hoá, phong tục, lối sống cho đến cả tôn giáo, nghệ thuật và nhất là thơ ca . Người ta đã nói nhiều về thơ ca, một thể loại văn học, nghệ thuật gắn liền với thế giới tình cảm, tâm hồn và tâm linh con người. Từ công trình lý luận Nghệ thuật thơ ca của Arixtôt cho đến hôm nay, nghiên cứu về thơ đã có gần hai mươi thế kỉ vận động, phát triển. Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định một nguyên lý cơ bản rằng: “Đỉnh cao của nghệ thuật thơbiểu tượng”. Bởi biểu tượng, với sức dồn nén, ẩn chứa chiều sâu văn hoá tinh thần, tâm linh của cá nhân, cộng đồng trong nó, được xem là nguồn năng lượng vĩnh cửu, không có giới hạn của thơ ca. Do đó, tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ ca (của một tác giả, một thời đại hay một dân tộc) thông qua việc giải mã thế giới biểu tượng là một hướng đi có nhiều ý nghĩa. Nó mở ra khả năng khám phá chiều sâu của các tác phẩm để thấy được “dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng, sự phân nhánh củatrong vỉa tầng kí ức của chúng ta” [4, 02]. Cho nên, khi lựa chọn đề tài Thế giới biểu tượng trong thơ Haiku của Matsuo Basho chúng tôi tin rằng mình đã chọn đúng hướng đi để giải mã một thể loại thơ còn nhiều mới lạ này. 3 1. 1 1.2. Nhật Bản là "đất nước mặt trời mọc", đất nước của hoa đạo, trà đạo, Thiền tông và của cả thi đạo. Với người Nhật Bản, thơ ca không đơn thuần là một thể loại văn học mà còn là một tôn giáo. Tôn giáo tinh thần được biểu hiện bằng ngôn ngữ và những biểu tượng đa nghĩa. Trong đó, Thơ Haiku (còn gọi là Haicư hay Hài cú: có nghĩa là bài thơ chỉ có một câu) là một thể thơ độc đáo, đặc sắc, một nét tâm hồn riêng mà người Nhật vô cùng tự hào khi đóng góp nó cho nền thơ ca nhân loại. Thể thơ nhỏ nhắn, mơ hồ như một làn hương thoáng nhẹ, diệu kỳ này đã tích tụ cả “ba nghìn thế giới thơm” và luôn mời gọi sự khám phá của người đọc. Mặc dù vậy, để hiểu được chiều sâu của thơ Haiku không phải là một điều dễ dàng. Bởi nói như nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu “Thơ ca ấy là lối đi dưới lá. Hoặc là một cửa động cô tịch. Bạn gọi thì nó sẽ thưa. Nghĩa là cửa động sẽ mở khi có tri âm: Vừng ơi, mở ra! Có nguy cơ là cửa động vẫn đóng im lìm .vì ta chưa tìm ra tiếng gọi” [5, 09]. Do đó, việc chúng ta tiếp cận thơ Haiku của M.Basho, người được xem là linh hồn của thể thơ này, thông qua thế giới biểu tượng, sẽ mở ra con đường để ta đi vào thế giới thơ Haiku còn nhiều mới lạ và đầy sức hấp dẫn . 1.3. Thơ Haiku, đặc biệt là những bài thơ của M.Basho được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT lớp 10 phân ban (cả chương trình cơ bản lẫn chương trình nâng cao). So với chương trình sách giáo khoa cải cách cũ, văn học Nhật Bản đã góp thêm hai đại diện nữa là M.Basho và Y.Buson ngoài nhà văn Y.Kawabata vốn trở nên quen thuộc trong chương trình văn học 12. Có thể nói, đây là một nỗ lực lớn của nhóm biên soạn sách giáo khoa nhằm giúp các em học sinh hiểu sâu sắc hơn nền văn chương một dân tộc khá gần chúng ta về phương diện địa lý song cũng còn những khác biệt trong phong tục, văn hóa, thơ ca. Nhìn ra ngoài thế giới, ta thấy học sinh THCS ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ đã sớm được tiếp xúc với thơ Haiku, thơ Basho với tư cách là một đại diện tiêu biểu của nền 4 1. 1 văn học phương Đông. Đồng thời, các em cũng tập sáng tác thơ Haiku để rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ. Như vậy, việc đưa thơ M.Basho vào chương trình Ngữ văn 10 là một quyết định đúng theo xu thế dạy học đổi mới, tích cực. Tuy nhiên trên thực tế, cho đến nay cả người dạy, người học đang gặp không ít khó khăn, thậm chí lúng túng trong hướng tiếp cận các bài thơ Haiku của Basho. Bởi thế, đi vào đề tài nghiên cứu Thế giới biểu tượng trong thơ Haiku của Matsuo Basho chúng tôi hy vọng góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, giúp cho bản thân, đồng nghiệp, các em học sinh cùng những người yêu thơ tìm ra được con đường, cánh cửa bí mật dẫn tới một “cửa động thơ” đang còn chờ những tiếng gọi tri âm. 1.4. Ngoài ra, với cá nhân người viết, lý do chúng tôi lựa chọn đề tài còn xuất phát từ tình yêu, sự say mê dành cho thơ ca Nhật Bản và thơ Haiku của Matsuo Basho. Thế giới thâm trầm, bình dị, đơn sơ mà u huyền trong những vần thơ Haiku của Basho đã có sức hấp dẫn, thu hút chúng tôi đi vào đề tài mới mẻ và khó khăn này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ lí do chọn đề tài đã nêu trên, chúng tôi đặt ra các mục đích chủ yếu trong luận văn này như sau: Thứ nhất: Khảo sát, thống kê, phân loại thế giới biểu tượng trong thơ Haiku của Bashô theo các nhóm chính. Thứ hai: Dựa vào kết quả khảo sát, thống kê, phân loại để đi vào giải mã ý nghĩa biểu trưng của các biểu tượng trong từng nhóm. Thứ ba: Qua thế giới biểu tượng đa dạng, phong phú trong thơ Haiku của M.Basho đi đến nhận diện phong cách thơ Sofu (Tiêu phong) của ông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích đó, đề tài có ba nhiệm vụ: 5 1. 1 Một là: khảo sát, thống kê, phân loại thế giới biểu tượng trong thơ Haiku của Basho. Hai là: giải mã ý nghĩa của các biểu tượng trong thơ Haiku của tác giả Basho. Ba là: từ góc nhìn của đặc trưng phản ánh nghệ thuật, chỉ ra những đặc sắc trong lối thể hiện bằng biểu tượng của M.Basho trong thơ Haiku. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thế giới biểu tượng trong thơ Haiku của Basho qua 180 bản dịch mà chúng tôi tập hợp được từ công trình của ba nhà nghiên cứu, dịch giả văn học Nhật là: Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thanh Châu . 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong tình hình nguồn tư liệu về thơ Haiku nói chung, thơ Basho nói riêng ở Việt Nam còn khá ít ỏi, chúng tôi phải tập hợp tư liệu từ nhiều cuốn sách của các dịch giả khác nhau. Trong đó chủ yếu là tư liệu của ba dịch giả đồng thời là ba nhà nghiên cứu về văn học Nhật Bản: + Các bản dịch của Nhật Chiêu + Các bản dịch của Vĩnh Sính trong Lối lên miền Oku của M.Basho, dịch giới thiệu và chú thích Vĩnh Sính – NXB Thế giới Hà Nội 1999 + Các bản dịch của Thanh Châu + Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số bản dịch của Đàm Trung Pháp, Đoàn Lê Giang song không đưa vào phạm vi tư liệu khảo sát mà chỉ dùng để đối sánh khi cần thiết. 4. Lịch sử vấn đề Lịch sử nghiên cứu văn học thơ ca Nhật Bản từ góc độ biểu tượng nói chung, biểu tượng thơ Haiku Matsuo Basho nói riêng chưa có nhiều thành tựu. Vì vậy, chúng tôi sẽ khảo sát lịch sử vấn đề trên hai cấp độ chính: 4.1. Các công trình nghiên cứu về thơ Haikuthơ Basho 6 1. 1 Nằm trên một đảo quốc xinh đẹp, thiên nhiên mĩ lệ, con người tinh tế, nền thơ ca Nhật Bản được hình thành khá sớm với những vần thơ trữ tình Waka (hay còn gọi là Hòa ca hoặc Tanka) nhỏ nhắn, cô đọng trong 31 âm tiết. Để rồi, từ 31 âm tiết này, người Nhật lại sáng tạo thêm thể thơ Haiku vẻn vẹn chỉ gói trọn 17 âm tiết, một thể thơ ngắn nhất thế giới song lại làm chúng ta kinh ngạc vì "nhỏ nhoi là vậy, thơ Haiku vẫn có thể chứa đựng ba nghìn thế giới" ”[5, 06]. Bắt đầu được sáng tác với tư cách một thể thơ độc lập tách khỏi bài Waka từ thế kỉ XVI, được hoàn thiện, định hình dưới bàn tay của Matsuo Bashô vào thế kỉ XVII, cho đến nay, thơ Haiku đã trải qua chặng đường dài sáu thế kỉ vận động, phát triển. Tuy nhiên, so với nền thơ ca đời Đường - Trung Quốc, thơ Haiku nói chung, thơ Basho nói riêng được biết tới ở nước ta khá muộn màng. Bởi vì, văn học Văn học Nhật Bản mới đến được với chúng ta trong khoảng một thế kỷ nay (từ những năm đầu thế kỷ XX đến bây giờ), còn việc nghiên cứu và giảng dạy nền văn học này mới hơn 50 năm, mà đặc biệt là vào những thập niên cuối thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI. 4.1.1. Lịch sử nghiên cứu về thơ Haiku ở Việt Nam Lịch sử nghiên cứu về thơ Haiku ở Việt Nam đang dừng lại ở một mức độ khiêm tốn với lượng sách ít ỏi và một số gương mặt các nhà nghiên cứu, dịch giả tiêu biểu như: Phan Nhật Chiêu, Vĩnh Sính , Thanh Châu, Đoàn Lê Giang, Hữu Ngọc, Lê Thiện Dũng, Nguyễn Thị Mai Liên . Nhưng những công trình của các tác giả đã cung cấp cho ta một cái nhìn tương đối toàn diện về thơ Haiku trên cả hai mặt nội dung và bút pháp nghệ thuật. Quy mô nghiên cứu thơ Haiku bao gồm cả ba hình thức: dịch thuật, viết sách và viết báo. Hai công trình đáng chú ý nhất mang tính chuyên sâu về thơ Haiku là hai cuốn sách Ba nghìn thế giới thơm của Nhật Chiêu (Nxb Văn nghệ, 2007) và Haiku, Hoa thời gian của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung (Nxb Giáo dục, 7 1. 1 2007). Ba nghìn thế giới thơm của Nhật Chiêu tập hợp gần như đầy đủ các bài báo, tạp chí mà ông đã từng công bố liên quan đến thơ Haikuthơ Nhật Bản. Còn Haiku, Hoa thời gian của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung là một tài liệu quý báu dành cho giáo viên, học sinh THPT và những ai yêu thể thơ độc đáo này. Cuốn sách được chia làm ba phần với ba nội dung chính: Vài định hướng tiếp cận thơ Haiku trong chương trình THPT, Hương sắc Haiku - những nẻo đường góp nhặt và Dạo bước vườn thơ. Bên cạnh nội dung khá phong phú, cách thức trình bày của cuốn sách Haiku, Hoa thời gian rất sinh động với nhiều hình ảnh minh họa. Ngoài hai công trình nói trên, nội dung nghiên cứu thơ Haiku còn được đề cập tới trong những giáo trình về văn học Nhật Bản, các cuốn sách giới thiệu văn hóa văn học Nhật như: Văn học Nhật Bản, từ khởi thủy đến 1868, Nhật Chiêu, Nxb Giáo dục năm 2003; Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nhật Chiêu, Nxb Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh năm 1997; Câu chuyện văn chương phương Đông, Nhật Chiêu, Nxb Giáo dục năm 2002; Xuôi dòng văn học Nhật Bản, Nguyễn Thị Mai Liên, Nxb Đại học sư phạm năm 2003; Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: tuyệt cú, haiku và lục bát của Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Văn học so sánh, nghiên cứu và triển vọng, Nxb SPHN năm 2005; Dạo chơi vườn văn Nhật Bản, Hữu Ngọc, Nxb Giáo dục năm 1992; Hoa anh đào và điện tử, Hữu Ngọc, NXB văn hóa năm 1998 . Thêm vào đó, có khoảng hơn 20 bài viết đăng trên báo, tạp chí, tuy không chuyên sâu nhưng cũng cung cấp cho người đọc một số hiểu biết cơ bản về thơ Haiku . Tiêu biểu là các bài viết: Cảm nhận về thơ Haiku (Ngô Văn Phú-Tác phẩm mới, số 4/1992), Một số đặc điểm của thơ Haiku Nhật Bản (Hà Văn Lưỡng-Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4/2001), Thế giới trong thơ Haiku (Hà Văn Minh - Báo Xuân Điện Bàn, 2000) . Ngoài ra, trên mạng internet ta cũng thấy có đăng tải nhiều bài viết về thơ Haiku. Đáng chú ý là loạt bài Haiku một chút lịch sử của Nguyễn 8 1. 1 Nam Trân, một nhà nghiên cứu văn học đang sống và làm việc tại Tokyo - Nhật Bản trên trang web www.erct.com. Cùng với việc giới thiệu thơ Haiku, một số nhà nghiên cứu đã dịch các công trình, cuốn sách về thơ Haiku ở nước ngoài. Đại diện cho hướng đi này là Lê Thiện Dũng với bản dịch tiếng Việt Hài cú nhập môn, của Haroldg Henderson, Thanh Châu với bản dịch tiếng Việt Thiền trong hội họa (một cách cảm nghiệm thơ Haiku thông qua hội họa) của Chimyo Horioka, Siewart W.Holmes. 4.1.2. Lịch sử nghiên cứu thơ Haiku của Matsuo Basho ở Việt Nam Quá trình nghiên cứu thơ Haiku luôn gắn liền với việc khám phá di sản tinh thần của Matsuo Basho. Bởi lẽ, Basho chính là người góp phần đưa thơ Haiku từ một thứ thơ tiêu khiển, hài hước lên hàng thơ nghệ thuật, đậm chất Thiền, in dấu ấn linh hồn Nhật Bản. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thơ Haiku của Basho đi theo ba hướng chủ yếu sau: Hướng một là dịch thơ Basho kèm theo lời giới thiệu khái quát con người cuộc đời, sự nghiệp Basho để lại. Hướng đi này được hai tác giả Vĩnh Sính, Hàn Thủy Giang tiếp cận trên cùng một tập thơ nổi tiếng của Matsuo Basho là Lối lên miền Oku (nguyên văn tiếng Nhật Bản là Oku no hosomichi). Tuy một vài bản dịch thơ của hai dịch giả còn chỗ đáng bàn, nhưng ta không thể phủ nhận cả hai là những công trình hiếm hoi mang tính toàn vẹn, đem đến cho người đọc cái nhìn khá đầy đủ về Basho trong một tác phẩm văn xuôi pha thơ đứng vào hàng kiệt tác. Hướng hai là viết sách, viết các đề tài luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học liên quan đến thơ Haiku của Basho. Tiêu biểuthể kể đến cuốn sách Bashothơ Haiku của Nhật Chiêu (NXB Văn học, 1994); luận văn thạc sĩ Chất Sabi trong tác phẩm "Lối lên miền Oku" của Matsuo Basho của Bùi Thị Mai Anh trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Hà Nội năm 2002; báo cáo khoa học Cảm thức mùa trong Haiku của sinh viên Lê Thanh 9 1. 1 Huyền K53 khoa Ngữ văn Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005. Đây là ba công trình giá trị nghiên cứu về thơ Haiku của Matsuo Basho giúp ích rất nhiều cho người viết trong quá trình triển khai đề tài. Dù vậy, so với những gì mà Basho để lại cho chúng ta, thì sự tìm hiểu của những công trình này chỉ mới dừng ở một số khía cạnh nhất định. Và vì thế mà những vần thơ của Bashô vẫn là một đối tượng thú vị để ta tiếp cận, khám phá. Hướng ba cũng là hướng phổ biến nhất là những bài báo ngắn gọn, cô đọng về thơ Haiku của Basho được đăng rải rác trên các báo, trang web mạng. Theo lượng tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, từ năm 1990 trở lại đây, có khoảng bảy bài viết về Basho được đăng trên các báo, tạp chí văn học, văn hóa như: Matsuo Basho - nhà thơ lớn của thể thơ Haiku (Nguyễn Tuấn Khanh, tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 3 năm 1995); Dấu ấn Thiền tông trong thơ Matsuo Basho (Đỗ Thái Thuận, Tạp chí Văn hóa năm 1997); Basho và hài cú đạo (Nhật Chiêu, Kiến thức ngày nay, số tháng 10 năm 1999); Basho và Huyền Quang, sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương giao về cảm thức thẩm mỹ (Lê Từ Hiển, Tạp chí nghiên cứu Văn học số tháng 7 năm 2005); Sự biểu hiện của "tĩnh" và "động" trong thơ Trần Nhân Tông và thơ Haiku của M.Basho (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số tháng 1 năm 2006); Thơ Matsuo Basho trong chương trình giáo dục phổ thông (Đào Thị Thu Hằng, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 năm 2006) . Điều đáng ghi nhận là các bài viết trên đã có sự đối sánh nét tương đồng và khác biệt của thơ Haiku Basho với thơ Thiền của một số tác giả văn học Việt Nam trung đại. Ngoài ra, viết về Matsuo Basho còn có một số lượng khá lớn các bài báo tồn tại trên những trang web mạng. Tuy nhiên, do chưa khẳng định được tính chính xác, khoa học của các tài liệu này nên chúng tôi chỉ dùng để tham khảo chứ không đưa vào lịch sử vấn đề. 10 1. 1 . dạng trong thế giới biểu tượng thơ Haiku của Basho. Từ đó đi đến khẳng định: Có một thế giới biểu tượng sống trong thơ Haiku của Basho và những vần thơ của. hình thành thế giới biểu tượng trong thơ Haiku của Matsuo Basho. - Chương 2: Một thế giới biểu tượng phong phú, đa dạng trong thơ Haiku của Matsuo Basho -

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Xin xem chi tiết 6 bảng biểu trong phụ lục 2, phần phụ lục) - Thế giới biểu tượng trong thơ haiku của matsuo basho
in xem chi tiết 6 bảng biểu trong phụ lục 2, phần phụ lục) (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w